Xác định nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược

Một phần của tài liệu Tình hình tiêu thụ các mặt hàng chủ yếu trong giai đoạn 2005-2007 (Trang 31 - 33)

Xác định nhiệm vụ kinh doanh và mục tiêu chiến lược là bước đi logic tiếp theo của quá trình quản trị chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh mà xác định nhiệm vụ mục tiêu và ngược lại. Nhiệm vụ kinh doanh và mục tiêu định hướng cho việc nghiên cứu tiếp theo, ở mức độ chi tiết và sâu hơn, ảnh hưởng của môi trường đến hoạt động của doanh nghiệp.

Nhiệm vụ kinh doanh của một doanh nghiệp hay còn gọi là nhiệm vụ chủ yếu, sứ mệnh của doanh nghiệp là cơ sở để giải thích cho lý do tồn tại của doanh nghiệp. Đó là một sự trình bày về các nguyên tắc kinh doanh. Mục đích, triết lý và các niềm tin hoặc sứ mệnh của doanh nghiệp từ đó xác định lĩnh vực kinh doanh, mặt hàng kinh doanh chủ yếu, thị trường mục tiêu nhóm khách hàng trọng điểm. Đó là mệnh đề cố định về mụch đích của doanh nghiệp, phân biệt doanh nghiệp với các hãng tương tự khác. Nói một cách ngắn gọn, xác định nhiệm vụ kinh doanh là trả lời cho câu hỏi “ công việc kinh doanh của doanh nghiệp là gì? ”.

Việc xác định nhiệm vụ kinh doanh không chỉ là công việc của các nhà quản trị ở các doanh nghiệp mới khởi nghiệp. Mặc dù các nhà kinh doanh khi khởi nghiệp tin rằng họ sẽ được thị trường chấp nhận, vì cung cấp cho người tiêu dùng một hay một số sản phẩm hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng cần. Xác định nhiệm vụ kinh doanh là công việc thường xuyên và cần thiết ở mọi doanh nghiệp, bởi vì việc xem xét lại những ý tưởng và niềm tin trong kinh doanh là điều hết sức

cần thiết. Mặc dù những ý tưởng và niềm tin ban đầu rất đúng đắn và tốt đẹp. Vì vậy bắt đầu một thời kỳ chiến lược, việc xem xét và xác định lại nhiệm vụ kinh doanh lại được đặt ra với ban quản trị cấp cao trong các doanh nghiệp.

Nội dung của nhiệm vụ kinh doanh bao gồm những nội dung định hướng và thể hiênj quan điểm kinh doanh, trên cơ sở đó để thiết lập các mục tiêu cụ thể. Nhiệm vụ kinh doanh được xác định tốt sẽ định rõ mục đích kinh doanh, khách hàng, sản phẩm và thị trường. Theo Vern Mcginnis thì nội dung của một bản báo cáo nhiệm vụ kinh doanh thường phải nêu được những điều sau:

+ Xác định rõ tổ chức là gì? và tổ chức đó mong muốn trở nên như thế nào? + Được giới hạn đủ để loại bỏ một số công việc kinh doanh và cũng đủ lớn cho phép triển khai sự sáng tạo.

+ Phân biệt tổ chức này với tổ chức khác

+ Phục vụ với vai trò cơ cấu để đánh giá các hoạt động hiện tại và tương lai. + Nêu ra đủ và rõ ràng để các thành viên trong tổ chức đều có thể hiểu được.

Xác định đúng đắn nhiệm vụ kinh doanh có ý nghĩa rất lớn đối với việc định hướng khách hàng. Các doanh nghiệp thương mại cần phải thay việc có sẵn các nhà cung cấp hay nguồn hàng rồi sau đó mới cố đi tìm thị trường, khách hàng để tiêu thụ bằng việc chú trọng đến việc tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng của khách hàng rồi mới xác định mặt hàng kinh doanh phù hợp với nhu cầu đó.

Mục tiêu là những kết quả và trạng thái mà doanh nghiệp mong muốn đạt tới ttrong tương lai. Mục tiêu là cái đích mà dianh nghiệp muốn đạt đến sau mỗi kỳ nhất định. Tuy nhiên nếu chỉ là cái doanh nghiệp muốn đạt được thì đó chưa phải là một mục tiêu được xác định đúng. Một mục tiêu tốt phải là sự kết hợp của cái mà doanh nghiệp muốn với cái doanh nghiệp cần và cái mà doanh nghiệp có thể đạt được. Một mục tiêu đúng phải đạt được sáu yêu cầu sau đây: cụ thể, linh hoạt, định lượng, khả thi, nhất quán và chấp nhận được.

Một doanh nghiệp thương mại có mục tiêu tổng quát là lợi nhuận, cung ứng hàng hoá và dịch vụ, nâng cao trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn phát triển cũng như trong thời kỳ chiến lược, doanh nghiệp sẽ xác định cho mình những mục tiêu cụ thể khác nhau. Về mặt thời gian các mục tiêu được chia thành các mục tiêu dài hạn và các mục tiêu ngắn hạn. Độ dài thời gian để coi mục tiêu là ngắn hạn hay dài hạn không cố định mà phụ thuộc chu kỳ ra quyết định. Mục tiêu được coi là dài hạn nếu thời gian cần thiết để đạt được nó lớn hơn một chu kỳ ra quyết định ( thường là một năm).

Các mục tiêu chiến lược là các mục tiêu dài hạn do tính chất dài hạn của các kế hoạch chiến lược. Hay nói đúng hơn các mục tiêu dài hạn biểu thị các kết quả mong đợi cảu việc theo đổi một chiến lược nào đó, còn chiến lược biểu thị những biện pháp để thực hiện mục tiêu dài hạn đó. Trong quá trình xây dựng chiến lược, các mục tieu dài hạn có thể do ban quản trị cấp cao đề ra một cách tập trưng thống nhất ( phuơng pháp đi từ trên xuống) hoặc có thể dựa vào các mục tiêu bộ phận do các nhà quản trị cấp thấp hơn xây dựng cho bộ phận mình, từ đó mà hình thành nên các mục tiêu chung ( phương pháp từ dưới lên).

Một phần của tài liệu Tình hình tiêu thụ các mặt hàng chủ yếu trong giai đoạn 2005-2007 (Trang 31 - 33)