Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Một phần của tài liệu Tình hình tiêu thụ các mặt hàng chủ yếu trong giai đoạn 2005-2007 (Trang 43)

2.1.2.1 Chức năng của công ty

Công ty là một doanh nghiệp thương mại, một tế bào kinh tế nó có chức năng chung là kinh doanh trên các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, ngành nghề chính cụ thể.

Chức năng chuyên môn kỹ thuật: Doanh nghiệp thực hiện việc lưu thông hàng hoá và tiếp tục thực hiện sản xuất trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá. Doanh nghiệp tổ chức quá trình vận động hàng hoá từ sản xuất đến tiêu dùng, vừa mang

tính chuyên môn hoá vừa mang tính sản xuất như bao gói, phân loại chọn lọc chỉnh lý hàng hoá, biến mặt hàng của sản xuất thành mặt hàng của tiêu dùng.

Chức năng thương mại: doanh nghiệp thực hiện giá trị hàng hoá bằng cách mua-bán. Công ty đã mua hàng hoá từ nhà sản xuất, hoặc nhập khẩu rồi sau đó bán lại cho người tiêu dùng. Thông qua chức năng này hàng hoá được thực hiện cả giá trị và giá trị sử dụng.

Chức năng tài chính: Nguồn tài chính công ty tác động đến toàn bộ hoạt động kinh doanh, nó thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo cho công ty có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường.

Chức năng quản trị: Chức năng này đảm bảo cho các hoạt động của công ty ăn khớp được với nhau và không đi chệch các mục tiêu đã định.

Để đáp ứng nhu cầu của xã hội công ty đã được nhà nước phân công chuyên kinh doanh các lĩnh vực sau:

Hàng tạp phẩm, dụng cụ gia đình, các hàng hoá trang trí nội thất, hàng rượu bia nước giải khát.

Hàng bảo hộ lao động, vật tư thiết bị bảo hộ lao động Kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng trên.

Liên doanh, liên kết, gia công chế biến mặt hàng phục vụ tiêu dùng.

Đây là những mặt hàng tương đối thiết yếu, gắn bó với cuộc sống gia đình, vì vậy nó chiếm được thị trường tương dối lớn và tình hình tiêu thụ khá tốt, được khách hàng biết đến rất nhiều. Do đó công ty ngày càng phát triển tốt hơn, tiêu thụ được nhiều hàng hoá hơn.

2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty

Công ty được nhà nước giao vốn kinh doanh do vậy việc quản lý sử dụng vốn kinh doanh phải tuân theo chế độ chính sách của nhà nước. Tuy nhiên công ty cũng phải linh động theo cơ chế thị trường, để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh và bảo toàn được vốn do nhà nước cấp.

mua bán, liên doanh, đầu tư với các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước, đồng thời chủ động điều phối các hoạt động kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc công ty, bằng cách thường xuyên chỉ đạo kiểm tra đôn đốc các đơn vị hoàn thành những nhiệm vụ để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.

Đối với cẩp trên , công ty công ty phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ như nộp đủ các khoản thuế , báo cáo chính xác tình hình tài chính cũng như tình hình kinh doanh của công ty ,bên cạnh đó, công ty phải bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn mình hoạt động.

2.1.3 Cơ cấu tổ chứ bộ máy quản lý của công ty

Cơ cấu tổ chức của công ty được tổ chức theo nguyên tắc lãnh đạo trực tuyến chức năng, nhân viên của các phòng ban đều phải chịu sự lãnh đạo của các trưởng phòng và ban giám đốc.

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

Qua sơ đồ 2.1 ta thấy đứng đầu bộ máy quản lý của công ty là giám đốc công ty. Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ thủ

Phòng nghiệp vụ kinh doanh GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng kế toán- tài vụ Phòng tiêu thụ Phòng tổ chức-hành chính Trạm bách hoá Cửa hàng số 1 Cát Linh Cửa hàng số 2 Cát Linh Phòng nghiệp vụ Trạm bảo hộ lao động

trưởng và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của công ty và với cẩp trên về mọi mặt hoạt động của công ty. Giám đốc là người đại diện quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước pháp luật.

Giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc. Một phó giám đốc chuyên phụ trách nghành hàng bảo hộ lao động. Một phó giám đốc chuyên phụ trách trực tiếp nghành hàng tạp phẩm. các phó giám đốc được uỷ quyền giải quyết các công việc khi giám đốc đi vắng.

Phòng tổ chức hành chính: chịu trách nhiệm các vấn đề về tổ chức hành chính, tuyển dụng sắp xếp nhân sự và thực hiện các chính sách chế độ đối với người lao động làm công tác hành chính lưu trữ. Phòng tổ chức hành chính thực hiện xây dựng kế hoạch quản lý công tác tổ chức , lao động, tiền lương, định mức lao động, bảo hiểm xã hội...,xây dựng quy chế công ty, quản lý công tác đào tạo, nâng bậc lươnng cho công nhân viên,theo dõi ký kết hợp đồng lao động, quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, giải quyết thủ tục tuyển dụng, thôi việc và quản lý công tác thi đua khen thưởng kỷ luật.

Phòng kế toán-kế hoạch: Gồm bộ phận kế toán và thống kê có nhiệm vụ tổ chức hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, bảo đảm cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin cho quản lý, cho ra các quy định kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh của công ty. Quản lý việc huy động và sử dụng vốn của công ty, hoàn thành nghĩa vụ của công ty đói với ngân sách nhà nước. Phòng kế toán lập kế hoach tài chính và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đó theo tháng, quý, năm và đồng thời cung cấp những chỉ tiêu kinh tế cần thiết cho giám đốc tạo điều kiện kiểm tra chỉ đạo hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thực hiện hạch toán kế toán theo quy định của nhà nước và điều lệ công ty, lập báo cáo kế toán phản ánh kết quả kinh doanh của công ty theo quý, năm.

Bên dưới bao gồm 5 bộ phận chính: cửa hàng số 1, cửa hàng số 2, trạm bách hoá, phòng nghiệp vụ, trạm bảo hộ lao động. Các bộ phận này trực tiếp hoạt động

kinh doanh có nhiệm vụ chủ động tổ chức thu mua, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ hàng hoá nhằm thực hiện kế hoạch của công ty.

Các bộ phạn kinh doanh được bán buôn bán lẻ tất cả các mặt hàng kinh doanh của công ty, được chủ động tạo nguồn hàng và tiêu thụ hàng, chủ động quyết định giá mua và giá bán hàng hoá. Trưởng bộ phận kinh doanh được giám đốc uỷ quyền và ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá và phải chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về hoạt động kinh doanh của mình. Các bộ phận kinh doanh phải có trách nhiệm quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn của công ty cũng như phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nứơc, cũng như đối với công ty.

2.2 Thực trạng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động

Trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh, công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động cũng đã áp dụng theo các bước chủ yếu trong quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh như sau:

2.2.1 Công tác nghiên cứu và dự báo2.2.1.1 Môi trường vĩ mô 2.2.1.1 Môi trường vĩ mô (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các yếu tố thuộc kinh tế: Đây là căn cứ đầu tiên được sử dụng để tiến hành công tác hoạch định chiến lược ở công ty. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam trên 8%, đó là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các doanh nghiệp. Bởi tăng trưởng kinh tế được coi là việc mở rộng sản lượng tiềm năng của một quốc gia trong một giai đoạn nhất định. Nói cách khác tăng trưởng kinh tế là việc mở rộng tiềm năng kinh tế để sản xuất ra nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn nữa để phục vụ cho tiêu dùng trực tiếp và tái sản xuất mở rộng. Khi công ty có được những dự báo tăng trưởng kinh tế, cũng có nghĩa là công ty đã xác định được phương hướng cung ứng hàng hoá hợp lý và có những kế hoạch khả thi. Mặt khác sự tăng truởng kinh tế là một quá trình biến đổi về số lượng, chất lượng và đời

sống của nền kinh tế nhằm thoả mãn nhu cầu của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế đồng nghĩa với nó là thu nhập của người dân tăng cao, kéo theo nhu cầu về tiêu dùng hàng hoá thay đổi. Các nhu cầu ấy không chỉ đơn thuần là nhu cầu về mặt lượng mà còn cả mặt chất. Do vậy việc tìm kiếm những mặt hàng có chất lượng, mẫu mã hàng hoá đa dạng, để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng là điều quan trọng. Nhận biết được tình hình đó công ty đã kết hợp, ký kết với các công ty bạn hàng của mình để đảm bảo hàng hoá được cung cấp thường xuyên và tìm kiếm những mặt hàng mới về chủng loại và chất lượng như liên kết với công ty Phích nước Rạng Đông, để nắm bắt những cơ hội mới mà thị trường mang lại đó là nhu cầu ngày càng tăng lên của khách hàng tiêu dùng. Công ty đã nắm bắt được tốc độ tăng trưởng kinh tế và đã lên kế hoạch đúng và chính xác, do vậy công tác hoạch định chiến lược mang lại hiệu quả mong muốn. Trên thực tế mặc dù công ty có những chú ý đến tăng trưởng kinh tế để chuẩn bị cho công tác hoạch định chiến lược nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở con số trên báo cáo, chưa có sự tìm hiểu con số đích thực về tăng trưởng kinh tế, cho nên công tác hoạch định chiến lược ở công ty chưa được phát triển mạnh mẽ.

Bên cạnh những thuận lợi đó, thì tình hình lạm phát gia tăng, giá nguyên vật liệu tăng cao, tỷ giá hối đoái bấp bênh, lãi suất ngân hàng tăng cao đã tạo ra không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty.

- Chính trị, luật pháp: Nước ta có thể chế chính trị ổn định. Quan điểm của Đảng trong đối nội là xây dựng Việt Nam “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh”, trong đối nội Đảng khẳng định “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt thể chế chính trị, trên cơ sở hoà bình, hợp tác đôi bên cùng có lợi. Việt Nam ngày càng tích cực và chủ động hơn trong các quan hệ kinh tế quốc tế, và đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế lớn, trong đó phải kể đến việc chúng ta đã trở thành thành viên của WTO.

- Các yếu tố công nghệ kỹ thuật: Sự bùng nổ mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin, internet, đã tạo ra những cơ hội và thách thức mới cho doanh nghiệp trong việc áp dụng công nghệ vào quản lý và cách thức bán hàng mới.

- Các yếu tố tự nhiên: Việt Nam có một vị trí địa lý thuận lợi: Đường biển dài, nhiều eo biển đẹp tạo điều kiện phát triển hệ thống giao thông đường biển, nằm trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, lại là cửa ngõ của khu vực Đông Nam Á, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ…

- Các yếu tố văn hoá xã hội: Thói quen và nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng truyền thống không thay đổi lớn, thích dùng những mặt hàng của nước ngoài sản xuất, thích sử dụng những hàng hoá gia rẻ mà chất lượng vẫn đảm bảo…

2.2.1.2 Môi trường ngành

- Mối đe doạ từ các đối thủ mới: Ngày càng nhiều doanh nghiệp muốn tham gia vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ, các siêu thị thi nhau mọc lên. Đặc biệt khi chúng ta đã gia nhập WTO thì sẽ có nhiều hơn nữa các doanh nghiệp thương mại tham gia thị trường, với tiềm lực to lớn về tài chính, chủng loại hàng hoá đa dạng, chất lượng tốt, giá cả lại phải chăng, trình độ quản lý tốt…

- Yếu tố cạnh tranh : Trong những năm vừa qua, đối với mặt hàng tiêu biểu của công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường bởi sự tín nhiệm của người tiêu dùng về chất lượng , giá cả cũng như dịch vụ hậu mãi sau bán hàng. Có đựoc kết qủa như vậy là do nỗ lực tìm kiếmcơ hội kinh doanh, nghiên cứu thị trường của tập thể cán bộ công nhân viên công ty. Yếu tố khách hàng luôn được coi trọng thể hiện ngay ở những sản phẩm mà công ty kinh doanh, đó là những sản phẩm rất thông dụng với cuộc sống hàng ngày và là những sản phẩm đã được khách hàng biết đến và sử dụng thường xuyên, đó chính là một tronh những ưu thế chính của công ty. Số lượng sản phẩm

công ty tiêu thụ năm 2007 đã tăng khá cao so với năm 2006 cả về số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hoá…Công ty là đại lý cho nhiều hãng sản phẩm tiêu dùng khác nhau như dây điện Trần Phú, bóng đèn Rạng Đông…Để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng về chất lượng và chủng loại hàng hoá, công ty cần phải không ngừng tìm kiếm những nguồn hàng có chất lượng cao cũng như chú ý hơn nữa tới các nghiệp vụ bán hàng như marketing, quảng cáo, giá cả…đây sẽ là một trong những yếu tố cạnh tranh cao của doanh nghiệp. Nhận rõ điều đó ban giám đốc cũng như các phòng ban kinh doanh đã từng bước liên kết với các công ty dịch vụ trong nước và hợp tác nhập khẩu từ nước ngoài những mặt hàng cần thiết đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng, chỉ đạo sát sao và có biện pháp giúp đỡ các cửa hàng thuận lợi trong việc bán hàng.

Giá cả là một trong những vũ khí cạnh tranh quan trọng của công ty trong việc cạnh tranh với những mặt hàng cùng chủng loại của các đối thủ khác. Chính vì vậy công ty thường xuyên điều chỉnh giá cho linh hoạt, điều đó đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và tăng tính cạnh tranh cho công ty. Ngoài ra không thể không kể đến chất lượng hàng hoá dịch vụ và cung cách phục vụ khách hàng cũng là những yếu tố cạnh tranh giúp cho công ty đứng vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

- Yếu tố khách hàng: Khách hàng của công ty phần lớn là khách hàng truyền thống, với số lượng lớn có quan hệ làm ăn lâu dài với công ty. Có được như vậy là do công ty kinh doanh với quy mô lớn, đa dạng hoá các mặt hàng với nhiều chủng loại và chất lượng hàng hoá cao, được khách hàng biết đến từ trước đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Hàng năm công ty giao dịch với hàng trăm công ty bao gồm cả đơn vị sản xuất, các đơn vị bán buôn và bán lẻ trên thị trường. Đây là một lực lượng khách hàng khá lớn thuận lợi cho việc kinh doanh của công ty.

- Yếu tố nhà cung cấp: Là một doanh nghiệp thương mại công ty hiểu được rằng yếu tố nhà cung cấp là rất quan trọng, chính vì vậy trong nhiều năm qua công

ty đã thiết lập và mở rộng quan hệ bạn hàng với những nhà cung cấp với rất nhiều các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn Hà Nội, cũng như các địa phưong lân cận khác. Có thể kể đến những bạn hàng quen thuộc như là: Công ty cáp điện Trần Phú, công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông, Điện cơ Thống Nhất, kim khí Thăng Long, Povina, công ty Sena…Với mạng lưói cung ứng và quan hệ bạn hàng rộng đã giúp công ty ổn định nguồn hàng và đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh.

Nguồn hàng có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình tiêu thụ hàng hoá, vì nếu nguồn hàng phong phú và đầy đủ sẽ đáp ứng được nhu cầu của thị trường một

Một phần của tài liệu Tình hình tiêu thụ các mặt hàng chủ yếu trong giai đoạn 2005-2007 (Trang 43)