Công tác nghiên cứu và dự báo

Một phần của tài liệu Tình hình tiêu thụ các mặt hàng chủ yếu trong giai đoạn 2005-2007 (Trang 47)

2.2.1.1 Môi trường vĩ mô

- Các yếu tố thuộc kinh tế: Đây là căn cứ đầu tiên được sử dụng để tiến hành công tác hoạch định chiến lược ở công ty. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam trên 8%, đó là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các doanh nghiệp. Bởi tăng trưởng kinh tế được coi là việc mở rộng sản lượng tiềm năng của một quốc gia trong một giai đoạn nhất định. Nói cách khác tăng trưởng kinh tế là việc mở rộng tiềm năng kinh tế để sản xuất ra nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn nữa để phục vụ cho tiêu dùng trực tiếp và tái sản xuất mở rộng. Khi công ty có được những dự báo tăng trưởng kinh tế, cũng có nghĩa là công ty đã xác định được phương hướng cung ứng hàng hoá hợp lý và có những kế hoạch khả thi. Mặt khác sự tăng truởng kinh tế là một quá trình biến đổi về số lượng, chất lượng và đời

sống của nền kinh tế nhằm thoả mãn nhu cầu của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế đồng nghĩa với nó là thu nhập của người dân tăng cao, kéo theo nhu cầu về tiêu dùng hàng hoá thay đổi. Các nhu cầu ấy không chỉ đơn thuần là nhu cầu về mặt lượng mà còn cả mặt chất. Do vậy việc tìm kiếm những mặt hàng có chất lượng, mẫu mã hàng hoá đa dạng, để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng là điều quan trọng. Nhận biết được tình hình đó công ty đã kết hợp, ký kết với các công ty bạn hàng của mình để đảm bảo hàng hoá được cung cấp thường xuyên và tìm kiếm những mặt hàng mới về chủng loại và chất lượng như liên kết với công ty Phích nước Rạng Đông, để nắm bắt những cơ hội mới mà thị trường mang lại đó là nhu cầu ngày càng tăng lên của khách hàng tiêu dùng. Công ty đã nắm bắt được tốc độ tăng trưởng kinh tế và đã lên kế hoạch đúng và chính xác, do vậy công tác hoạch định chiến lược mang lại hiệu quả mong muốn. Trên thực tế mặc dù công ty có những chú ý đến tăng trưởng kinh tế để chuẩn bị cho công tác hoạch định chiến lược nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở con số trên báo cáo, chưa có sự tìm hiểu con số đích thực về tăng trưởng kinh tế, cho nên công tác hoạch định chiến lược ở công ty chưa được phát triển mạnh mẽ.

Bên cạnh những thuận lợi đó, thì tình hình lạm phát gia tăng, giá nguyên vật liệu tăng cao, tỷ giá hối đoái bấp bênh, lãi suất ngân hàng tăng cao đã tạo ra không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty.

- Chính trị, luật pháp: Nước ta có thể chế chính trị ổn định. Quan điểm của Đảng trong đối nội là xây dựng Việt Nam “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh”, trong đối nội Đảng khẳng định “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt thể chế chính trị, trên cơ sở hoà bình, hợp tác đôi bên cùng có lợi. Việt Nam ngày càng tích cực và chủ động hơn trong các quan hệ kinh tế quốc tế, và đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế lớn, trong đó phải kể đến việc chúng ta đã trở thành thành viên của WTO.

- Các yếu tố công nghệ kỹ thuật: Sự bùng nổ mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin, internet, đã tạo ra những cơ hội và thách thức mới cho doanh nghiệp trong việc áp dụng công nghệ vào quản lý và cách thức bán hàng mới.

- Các yếu tố tự nhiên: Việt Nam có một vị trí địa lý thuận lợi: Đường biển dài, nhiều eo biển đẹp tạo điều kiện phát triển hệ thống giao thông đường biển, nằm trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, lại là cửa ngõ của khu vực Đông Nam Á, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ…

- Các yếu tố văn hoá xã hội: Thói quen và nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng truyền thống không thay đổi lớn, thích dùng những mặt hàng của nước ngoài sản xuất, thích sử dụng những hàng hoá gia rẻ mà chất lượng vẫn đảm bảo…

2.2.1.2 Môi trường ngành

- Mối đe doạ từ các đối thủ mới: Ngày càng nhiều doanh nghiệp muốn tham gia vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ, các siêu thị thi nhau mọc lên. Đặc biệt khi chúng ta đã gia nhập WTO thì sẽ có nhiều hơn nữa các doanh nghiệp thương mại tham gia thị trường, với tiềm lực to lớn về tài chính, chủng loại hàng hoá đa dạng, chất lượng tốt, giá cả lại phải chăng, trình độ quản lý tốt…

- Yếu tố cạnh tranh : Trong những năm vừa qua, đối với mặt hàng tiêu biểu của công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường bởi sự tín nhiệm của người tiêu dùng về chất lượng , giá cả cũng như dịch vụ hậu mãi sau bán hàng. Có đựoc kết qủa như vậy là do nỗ lực tìm kiếmcơ hội kinh doanh, nghiên cứu thị trường của tập thể cán bộ công nhân viên công ty. Yếu tố khách hàng luôn được coi trọng thể hiện ngay ở những sản phẩm mà công ty kinh doanh, đó là những sản phẩm rất thông dụng với cuộc sống hàng ngày và là những sản phẩm đã được khách hàng biết đến và sử dụng thường xuyên, đó chính là một tronh những ưu thế chính của công ty. Số lượng sản phẩm

công ty tiêu thụ năm 2007 đã tăng khá cao so với năm 2006 cả về số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hoá…Công ty là đại lý cho nhiều hãng sản phẩm tiêu dùng khác nhau như dây điện Trần Phú, bóng đèn Rạng Đông…Để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng về chất lượng và chủng loại hàng hoá, công ty cần phải không ngừng tìm kiếm những nguồn hàng có chất lượng cao cũng như chú ý hơn nữa tới các nghiệp vụ bán hàng như marketing, quảng cáo, giá cả…đây sẽ là một trong những yếu tố cạnh tranh cao của doanh nghiệp. Nhận rõ điều đó ban giám đốc cũng như các phòng ban kinh doanh đã từng bước liên kết với các công ty dịch vụ trong nước và hợp tác nhập khẩu từ nước ngoài những mặt hàng cần thiết đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng, chỉ đạo sát sao và có biện pháp giúp đỡ các cửa hàng thuận lợi trong việc bán hàng.

Giá cả là một trong những vũ khí cạnh tranh quan trọng của công ty trong việc cạnh tranh với những mặt hàng cùng chủng loại của các đối thủ khác. Chính vì vậy công ty thường xuyên điều chỉnh giá cho linh hoạt, điều đó đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và tăng tính cạnh tranh cho công ty. Ngoài ra không thể không kể đến chất lượng hàng hoá dịch vụ và cung cách phục vụ khách hàng cũng là những yếu tố cạnh tranh giúp cho công ty đứng vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

- Yếu tố khách hàng: Khách hàng của công ty phần lớn là khách hàng truyền thống, với số lượng lớn có quan hệ làm ăn lâu dài với công ty. Có được như vậy là do công ty kinh doanh với quy mô lớn, đa dạng hoá các mặt hàng với nhiều chủng loại và chất lượng hàng hoá cao, được khách hàng biết đến từ trước đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Hàng năm công ty giao dịch với hàng trăm công ty bao gồm cả đơn vị sản xuất, các đơn vị bán buôn và bán lẻ trên thị trường. Đây là một lực lượng khách hàng khá lớn thuận lợi cho việc kinh doanh của công ty.

- Yếu tố nhà cung cấp: Là một doanh nghiệp thương mại công ty hiểu được rằng yếu tố nhà cung cấp là rất quan trọng, chính vì vậy trong nhiều năm qua công

ty đã thiết lập và mở rộng quan hệ bạn hàng với những nhà cung cấp với rất nhiều các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn Hà Nội, cũng như các địa phưong lân cận khác. Có thể kể đến những bạn hàng quen thuộc như là: Công ty cáp điện Trần Phú, công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông, Điện cơ Thống Nhất, kim khí Thăng Long, Povina, công ty Sena…Với mạng lưói cung ứng và quan hệ bạn hàng rộng đã giúp công ty ổn định nguồn hàng và đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh.

Nguồn hàng có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình tiêu thụ hàng hoá, vì nếu nguồn hàng phong phú và đầy đủ sẽ đáp ứng được nhu cầu của thị trường một cách kịp thời và ổn định, khi đó uy tín của công ty sẽ được nâng lên, đựơc khách yêu mến và tin tưởng tiêu dùng sản phẩm hàng hoá do công ty cung cấp, từ đó nâng cao doanh số bán hàng và tăng lợi nhuận cho công ty. Ngược lại hàng hoá không đầy đủ, không đảm bảo được chất lượng và mẫu mã chủng loại hàng hoá thì thị phần của công ty chắc chắn sẽ ngày càng giảm, các hoạt động kinh doanh bị gián đoạn sẽ đánh mất khách hàng của mình. Khi đó công ty có thể rơi vào tình cảnh vô cùng khó khăn, trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì công ty có thể rơi vào nguy cơ phá sản hoặc thâu tóm.

- Tính khốc liệt cạnh tranh giữa các đối thủ: Công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động là một doanh nghiệp mới chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, không còn sự bao bọc của nhà nước nữa, công ty phải chủ động và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Hoạt động trong nền kinh tế thị trường thì doanh nghiệp phải tuân theo và chịu sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan trong đó có quy luật cạnh tranh. Để tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp phải đứng vững trong cạnh tranh, không có khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không tồn tại. Các đối thủ cạnh tranh của công ty là các doanh nghiệp tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh, các công ty nhà nước chuyển đổi sang công ty cổ phần cũng kinh

doanh những mặt hàng mà công ty đang kinh doanh. Các đối thủ cạnh tranh của công ty là rất mạnh, có phần trội hơn hẳn công ty, mà chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, do những doanh nghiệp này đã có thời gian dài để thích ứng với kinh tế thị trường, cơ chế gọn nhẹ, chế độ kế toán cũng như có phần thông thoáng hơn, không chịu sức ép về các chỉ tiêu kế hoạch từ trên, cơ chế giá cả của họ rất linh hoạt.

2.2.1.3 Môi trường bên trong doanh nghiệp - Công tác tài chính- kế toán- quản lý vốn:

Khi công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, bị ảnh hưởng về cơ chế vay vốn ngân hàng, công ty gặp khó khăn ngay từ đầu, phải thế chấp tài sản và định mức vay bi hạn chế so với trước khi cổ phần hoá.

Công ty tìm mọi biện pháp để tháo gỡ khó khăn nhằm đảm bảo kịp thời yêu cầu công tác kinh doanh. Hoạt động hiệu quả, đồng vốn ngày càng được nâng cao, bình quân thu được mỗi tháng tiền lãi từ vay vốn là: 88.252.175đ/tháng so với vốn lưu động tự có của công ty thì khoảng 7,8 tỷ VNĐ.

Các khoản vốn vay ngân hàng công ty đều đảm bảo thanh toán đúng khế ước vay, không để món vay nào bị nợ quá hạn, giữ vững được chữ tín và là bạn hàng tin cậy của ngân hàng. Đây là vấn đề quan trọng đối với đơn vị kinh doanh luôn thiếu vốn, đầu tư quay vòng liên tục, nếu không được ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi thì kinh doanh của công ty gặp khó khăn gấp bội.

Năm 2006, toàn công ty phải vay 76,7 tỷ đồng so vơi năm 2005 có giảm chi bằng 87,7%. Chứng tỏ năm 2006, nhiều dơn vị đã dụng vốn nhà nước, nhưng đảm bảo bảo thu hồi vốn tốt hơn, vòng quay đồng vố hiệu quả hơn.

Công tác quản lý vốn: không để xảy ra thất thoát, nợ khó đòi. Tuy nhiên, vẫn còn một vài nghiệp vụ vẫn còn để hàng tồn kho ứ đọng lâu dài chưa khắc phục dứt điểm. Công tác theo dõi, kiểm tra xử lý khách nợ mua hàng còn phải chấn chỉnh để quản lý tiền hàng đựợc chặt chẽ, an toàn vốn.

Thực hiện báo cáo tài chính công khai hàng quý, năm kịp thời và đã rút kinh nghiệm để làm tốt hơn đảm bảo chính xác, rõ ràng.

- Công tác sản xuất kinh doanh:

Trong những năm gần đây cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế đất nước. Công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động đã có được những chiến lược kinh doanh phù hợp, tạo ra chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và dần tiếp cận tới thị trường nước ngoài. Công tác thực hiện chiến lược của công ty đã được thực hiện trên những vấn đề sau:

+ Các đơn vị có sự lựa chọn đầu tư phát triển nguồn hàng phù hợp với nhu cầu tiêu dùng, không để hàng tồn, ứ đọng, chậm luân chuyển, phần lớn các đơn vị đã xây dựng, tổ chức cho mình được ít nhất một mặt hàng chiến lược đảm bảo sự ổn định và phát triển của đơn vị.

Đến nay một số mặt hàng mới khai thác, đã dần trở thành mặt hàng chính của đơn vị, thay thế bổ xung cho một số mặt hàng truyền thống lâu nay dần bị teo lại, đó là: gỗ ép, quạt điện và một số mặt hàng nhập khẩu trực tiếp.

Công tác thị trường ngày càng được quan tâm chú trọng đầu tư. Do đó các mặt hàng chính kinh doanh đã có thị trường, có đầu ra tương đối ổn định. Đặc biệt hàng cung cấp bảo hộ lao động đã bám sát từng nhà máy, xí nghiệp để dành được quyền cung ứng hàng lâu dài, liên tục đó là nơi sống còn của mình. Dưới đây là sự cụ thể hoá về công tác kinh doanh của doanh nghiệp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tình hình tiêu thụ:

Biểu 2.1: Tình hình tiêu thụ hàng hoá theo các mặt hàng chủ yếu trong giai đoạn 2005-2007

Đơn vị:tỷ đồng Chỉ tiêu 200 5 200 6 200 7 So sánh 2006/2005 So sánh 2006/2007 Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Bóng RĐ 70 78 98 8 11.4 20 25.6 Phích RĐ 60 67 78 7 11.6 11 16.4 Dây điện 200 210 240 10 5 30 14.2 Ruợu 50 54 58 4 8 4 7.4 Các mặt hàng khác 55 58 88 3 5.4 8 13.3 Tổng 435 466 524 32 7.3 73 15.6

(Nguồn: phòng kinh doanh)

Qua biểu 1 ta thấy tốc độ phát triển doanh thu các mặt hàng chủ yếu của công ty trong những năm này là khá cao,các sản phẩm chủ yếu của công ty tăng lên đều đặn, đặc biệt là tốc độ tăng năm 2007 với 2006 là khá lớn, cụ thể tổng doanh thu tăng lên 73 tỷ đồng tương ứng với 15.6%. Các mặt hàng có tốc độ tăng doanh thu khá sát nhau, đều tăng so với năm trước khoảng từ 9% -14%. Nguyên nhân này chủ yếu do công ty dã thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra. Trong giai đoạn 2005 – 2007 công ty đã sử dụng tốt các nguồn lực của mình ,với chiến lược tăng trưởng, công ty đã đã tận dụng tốt điều kiện của thị trường, đã đưa ra nhiều biện pháp để tăng trưởng hàng bán ra của mình, và cụ thể vào năm 2005 công ty đã chuyển sang cổ phần hoá không còn sự hỗ trợ 100% từ nhà nước như trước đây nữa, kể từ đây công ty đã trở thành một đơn vị kinh doanh độc lập, tự chịu trách nhiệm với những khoản lãi, lỗ của mình. Điều đó đã tạo ra động lực to lớn cho toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty tích cực hăng say làm việc, tìm ra những hướng đi để tồn tại

Một phần của tài liệu Tình hình tiêu thụ các mặt hàng chủ yếu trong giai đoạn 2005-2007 (Trang 47)