- Công tác sản xuất kinh doanh:
3.1.2 Phương hướng hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh
Công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động, phải được hoàn thiện dựa trên xu hướng phát triển về nhu cầu của khách hàng, sự phát triển của công nghệ và những phương thức phục vụ khách hàng cũng như những định hướng phát triển thương mại của ngành thương mại, của nhà nước, điều này được thể hiện cụ thể ở những điểm dưới đây:
- Về xu hướng phát triển nhu cầu của khách hàng
Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta tăng trưởng mạnh cùng với xu hướng hội nhập khu vực và toàn cầu ngày càng mạnh mẽ, thu nhập của người tiêu dùng ngày càng tăng kéo theo đó là sự phát triển nhu cầu ngày càng đa dạng theo xu hướng từ nhu cầu cơ bản lên nhu cầu bậc cao.
Những tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã, nhãn hiệu thương mại và đặc biệt là cung cách dịch vụ cho khách hàng thuận tiện, nhanh chóng trở nên có ưu thế,nó thay thế cho các tiêu chuẩn ở tầm thấp trước đây như độ bền sản phẩm, giá rẻ…
Ngày nay những người tiêu dùng đã dần tiếp cận trực tiếp với nhà sản xuất, một xu hướng tiêu dùng mới đang hình thành đó là nhu cầu tiêu dùng hiện nay hình thành có chọn lọc, tập trung, người tiêu dùng ngày càng chú ý tới nhãn hiệu hàng hoá, muốn sử dụng những hàng hoá có chất lượng cao nhãn hiệu quốc tế, từ đó đã hình thành nhu cầu ngày càng đa dạng ở mọi khu vực thị trường.
Người tiêu dùng ngày càng trở nên khó tính hơn, và họ cũng có sự cân nhắc đắn đo nhiều hơn khi lựa chọn những sản phẩm để đảm bảo về mặt nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Vì vậy việc tăng cường công tác quản lý chất lượng tổng thể của sản phẩm theo các tiêu chuẩn ISO ( chứng nhận về quy trình quản lý chất lượng tổng thể của sản phẩm của doanh nghiệp), đây sẽ là bằng chứng để người tiêu dung tin tưởng vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển công nghệ thông tin và internet đã hình thành một phương thức mua bán, phục vụ mới mà ở đó khách hàng trực tiếp thu được những thông tin kỹ lưỡng về sản phẩm dịch vụ mà họ quan tâm.
Là một doanh nghiệp thương mại thì yếu tố dịch chuyển nhu cầu tiêu dùng, hình thành nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng mới luôn tiềm ẩn những tác động tới việc hoạch định chiến lược kinh doanh. Do đó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có một quá trình nghiên cứu, nắm bắt và thay đổi phương thức phục vụ cũng như hoạch định chiến lược của mình cho phù hợp, đáp ứng tốt nhất yêu cầu mới. Đây là một trong những yếu tố đánh giá mức độ thích ứng và sự linh hoạt trong công tác hoạch định chiến lược của doanh nghiệp, để có những vị thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh.
Theo những nghiên cứu mới nhất hiện nay về xu hướng tiêu dùng ở Việt Nam cũng cho thấy, người tiêu dùng ngày càng chú ý tới nhãn hiệu hàng hoá nhưng lại ít chung thuỷ với một nhãn hiệu nào đó. Và khi các nước có khủng hoảng kinh tế, thì người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang tiêu dùng những mặt hàng giá rẻ hơn trong cùng chủng loại hàng hóa. Do đó sẽ là khôn ngoan nếu doanh nghiệp tạo ra nhiều nhãn hiệu hàng hoá để thu hút nhiều người mua, cần phải có một chiến lược quảng cáo và phân phối sản phẩm mang tính đồng bộ cao. Sau thời kỳ quảng cáo và khuyến mại thì uy tín của doanh nghiệp phải được khẳng điịnh đồng thời tạo lập được kênh phân phối sản phẩm, khi mà người tiêu dùng đã
được dùng thử sản phẩm thì chiến lược thu hút người mua bằng chất lượng sản phẩm cần được tăng cường.
- Về sự phát triển của khoa học công nghệ và phương thức phục vụ khách hàng
Công nghệ được xem như là thành quả tổng hợp của 4 yếu tố: thiết bị, con người, tổ chức và thông tin. Trong đó, thiết bị là một thành tố cốt lõi và con người là nhân tố giữ vai trò quyết định, một sự thay đổi về công nghệ tác động đến doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh khác nhau và không tách rời yếu tố con người.
Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng và đổi mới công nghệp. Khả năng duy trì vị thế độc tôn về công nghệ ngày càng trở nên khó khăn nên doanh nghiệp cần phải tìm kiếm thêm các công cụ cạnh tranh khác, đó là phương thức phục vụ khách hàng.
Công tác hoạch định chiến lược của doanh nghiệp chịu tác động của những nhân tố công nghệ và phương thức phục vụ trên hai mặt: Một là nó đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng và hai là nó được sử dụng như một công cụ để vượt qua các đối thủ cạnh tranh.
- Các định hướng phát triển thương mại
Trên cơ sở những định hướng tổ chức lưu thông hàng hoá trong thời được bộ thương mại xây dựng trên quan điểm : Phát triển thương nghiệp nhiều thành phần, trong đó thương nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc xuất nhập khẩu và bán buôn những mặt hàng trọng điểm, mở rộng và phát triển thị trường ngoài nước trên cơ sở nhận thức các quy luật khách quan. Mục tiêu chung của định hướng này là tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý và hành lang, chính sách, bộ máy và cơ chế vận hành của hệ thống quản lý thương nghiệp. Tiếp tục xây dựng thị trường thống nhất, đảm bảo lưu thông hàng hoá thông suốt cân đối cung cầu hàng hóa. Các nội dung cụ thể như sau:
- Mở rộng và củng cố các kênh lưu thông hàng hoá, một mặt củng cố và hoàn thiện các kênh lưu thông hiện có theo hướng ổn định, để hàng hoá vận động trên kênh có hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. Mặt khác, hình thành các kênh lưu thông mới, đặc biệt là kênh tiêu thụ sản phẩm tiêu dùng và kênh phân phối vật tư, hàng công nghiệp tiêu dùng. Để ngày càng nhiều kênh phân phối, nối sản xuất với tiêu dùng, thị trương nông thôn với thị trường thành thị, thị trường trong nước với thị trường nước ngoài.
- Xây dựng và củng cố mô hình tổ chức lưu thông hàng hoá trên phạm vi cả nước, với mô hình tổ chức chuyên doanh hoạt động tronh lĩnh vực thương mại thuần tuý hoặc vừa sản xuất, vừa lưu thông hàng hoá trên phạm vi cả nước hoặc khu vực, kinh doanh theo mặt hàng, theo nhóm hàng, vừa bán buôn vừa bán lẻ…
- Tổ chức các chủ thể kinh doanh thương mại trên phạm vi địa phương, thị trường các đô thị lớn gồm các tổng công ty, công ty thương mại tổng hợp là các doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa có trên 50% sở hữu nhà nước, vừa xuất khẩu vừa kinh doanh nội địa, vừa phục vụ thị trường tại chỗ, vừa thực hiện chức năng trung tâm phát luồng và trung tâm hội tụ về hàng hoá đối với thị trường vùng, miền và cả nước, các công ty chuyên doanh trực thuộc và các tổng công ty trên.
- Thị trường thành phố, thị xã thuộc tỉnh gồm các công ty thương mại tổng hợp và công ty nông sản thực phẩm và vật tư nông nghiệp, các đơn vị trực thuộc các thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế.
Tóm lại để hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp thì việc nắm bắt, dự báo và tìm hiểu những định hướng phát triển của thị trường và các chính sách của nhà nước là khâu không thể thiếu và là khâu vô cùng quan trọng trong công tác hoạch định chiến lược kinh doanh.
3.1.3 Mục tiêu đặt ra cho công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động
Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh, để tiếp tục tồn tại và phát triển trong môi trường toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, đặc biệt khi chúng ta đã trở thành viên của WTO, thì đòi hỏi đối với công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cũng phải cao hơn. Công tác hoạch định chiến lược phải cho ra đời đựoc những sản phẩm là những chiến lược mang tính linh hoạt, khả thi và hiệu quả kinh doanh cao. Để làm được điều đó, thì mục tiêu đặt ra cho công tác hoạch là:
-Các báo cáo chiến lược của công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động phải mang tính toàn diện, tính đến tất cả các yếu tố về đặc điểm môi trường, khả năng nội tại, các cơ hội và thách thức khách quan cũng như chủ quan, để đảm bảo cho các mục tiêu về chiến lược có thể bao quát hết các cơ hội, loại trừ được các nguy cơ có thể đến từ môi trường, tận dụng được các điểm mạnh, các nguồn lực có giá trị, phát huy được các lợi thế cạnh tranh, cũng như hạn chế được các nhược điểm của công ty. Các báo cáo hoạch dịnh chiến lược phải xem xét môi trường trên toàn bộ các cấp độ của nó từ các yếu tố môi trường kinh doanh quốc tế, môi trường vĩ mô, các lực lượng cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh cho tới các yếu tố nội bộ doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là phải phân tích toàn bộ các yếu tố của môi trường bời các tác động của môi trường là vô hạn, trong khi nguồn lực của công ty là có hạn. Vấn đề chính là phải lựa chọn các yếu tố có khả năng tác động lớn nhất và khả năng để các tác động đó xảy ra đối với công ty để tiến hành phân tích và hoạch định.
- Công tác hoạch định chiến lược phải mang tính hệ thống để đảm bảo tính thống nhất, lôgic của các mục tiêu và chiến lược của công ty. Tính hệ thống không chỉ thể hiện ở phương pháp, nội dung hoạch định chiến lược mà còn ở khía cạnh tổ chức. Về phương pháp, công ty cần lựa chọn một mô hình phân tích phù hợp với
đặc điểm hoạt động của công ty, với việc vận dụng một cách linh hoạt cả phương pháp định tính và định lượng. Về nội dung, các phân tích cần xem xét các yếu tố môi trường trên các giác độ như đặc điểm nổi bật, các tác động của chúng đối với chiến lược của công ty, các cơ hội và thách thức mà công ty có thể đối mặt, điểm mạnh, điểm yếu, các yếu tố tạo nên gía trị cho công ty trong mối quan hệ hữu cơ gắn bó, ràng buộc lẫn nhau. Tập trung xác định rõ các định hướng cơ bản cho một giai đoạn không quá dài, nhưng cũng không quá ngắn với các phương pháp định tính là chủ yếu và một số các định hướng mang tính chất định lượng cụ thể để xây dựng mục tiêu cần đạt tới như doanh thu, cơ cấu lao động. Về tổ chức, công tác hoạch định chiến lược cần xây dựng thành một hệ thống từ khâu thu thập thông tin, xử lý cho tới khâu phân tích và báo cáo các quy trình hoạt động một cách khoa học, sự hợp tác chặt chẽ giữa các thành viên trong công ty cũng như giữa công ty với các tổ chức có liên quan trong việc cung cấp thông tin chiến lược, đóng góp ý kiến hoàn thiện về nội dung và phương pháp phân tích.
- Các phân tích chiến lược phải mang tính cụ thể. Tính cụ thể của các phân tích chiến lược phải được thể hiện bằng các xu hướng, các số liệu minh hoạ cho các đặc điểm, tác động, nguyên nhân và nội dung của các yếu tố môi trường đã được lựa chọn để phân tích. Chỉ ra cụ thể các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của công ty là gì? Cái gì tạo nên lợi thế cạnh tranh cho công ty? Công ty cần làm những gì để tận dụng các cơ hội, khai thác tốt các nguồn lực có giá trị, phát huy điểm mạnh, loại trừ được các nguy cơ, khắc phục điểm yếu.
- Đồng thời các phân tích chiến lược cũng phải mang tính hiệu quả. Tất cả các yếu tố trên đối với công tác hoạch định chiến lược suy cho cùng đều nhằm đảm bảo tính hiệu quả của nó đối với công tác quản lý chiến lược nói chung và công tác hoạch định chiến lược nói riêng. Vì tất cả các hoạt động kể cả công tác hoạch định chiến lược, đều có chung một động cơ duy nhất là nhằm tạo ra giá trị cho công ty. Tính hiệu quả của công tác hoạch định chiến lược còn thể hiện ở việc
phản ánh chân thực nhất tình hình môi trường kinh doanh của công ty, bảo đảm cho các mục tiêu và chiến lược đề ra mang tính cụ thể, nhất quán và khả thi, phù hợp với đặc điểm môi trường, khả năng của công ty trong khi chi phí về thời gian và tiền bạc cho hoạt động hoạch định chiến lược có hạn.
- Không ngừng củng cố hệ thống thông tin tổng hợp và phát triển nguồn cung cấp thông tin một cách hợp lý, để tạo cơ sở cho việc tìm kiếm thông tin phục vụ công tác hoạch định chiến lược. Hệ thống thông tin này phải bao gồm các nhóm thông tin, thể hiện các đặc điểm của môi trường vĩ mô, môi trường cạnh tranh và hoàn cảnh nội bộ của công ty.
Đối với các thông tin về môi trường chung phải thể hiện mức độ phát triển kinh tế, đặc điểm xã hội, chính trị, lịch sử, địa lý của các quốc gia, vùng lãnh thổ phân theo khu vực thị trường như các thông tin về diện tích, dân số, tốc độ phát triển dân số, mật độ dân số, hệ thống giáo dục, thu nhập quốc dân, thu nhập quốc dân tính theo đâu người, tình hình kinh doanh ngoại thương, tổ chức bộ máy Nhà nước.
Các thông tin về môi trường cạnh tranh phải thể hiện các đặc điểm của các đối thủ cạnh tranh hiện tại của công ty như có cấu cơ sở vật chất kỹ thuật, thị phần, sự phát triển của các sản phẩm thay thế có thể đe doạ sản phẩm của công ty. Các thông tin khách hàng phải phản ánh đúng cơ cấu kinh doanh, sở thích của từng nhóm khách hàng đối với sản phẩm - dịch vụ, đánh giá của khách hàng về sản phẩm - dịch vụ hiện tại của công ty.
3.2 Các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động