Sử dụng linh hoạt lãi suất huy động vốn

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội (Trang 72)

Lãi suất huy động là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới quy mô vốn huy động. Do đó, việc xây dựng lãi suất huy động cạnh tranh là một biện pháp hữu hiệu để tăng cường huy động vốn của Ngân hàng.

Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội được NHNo&PTNT Việt Nam cho phép chủ động điều chỉnh lãi suất huy động vốn nhưng phải chấp nhận mức phí điều chuyển chung của toàn hệ thống Agribank. Do đó, Chi nhánh phải tính tổng hòa các loại nguồn vốn sao cho vừa thu hút được các loại nguồn vốn vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Để xây dựng lãi suất linh hoạt, phù hợp với thị trường và phản ánh đúng cung cầu trên thị trường vốn thì Ngân hàng cần dự báo xu hướng biến động của lãi suất dựa vào ảnh hưởng của các nhân tố như: tỷ lệ lạm phát, độ an toàn và uy tín của ngân hàng, chính sách tài chính tiền tệ mà Chính phủ đang thực hiện,…Đồng thời, lãi suất huy động cần phải được xây dựng trên cơ sở lãi suất đầu ra, đảm bảo bù đắp chi phí, bù đắp rủi ro và giữ mức chệnh lệch lãi suất đầu ra – lãi suất đầu vào đảm bảo kinh doanh có lãi.

Bên cạnh việc xây dựng các mức lãi suất khác nhau về kỳ hạn, quy mô, loại tiền thì Ngân hàng cũng cần áp dụng lãi suất linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng. Chẳng hạn, đối với những khách hàng lớn, thường xuyên, hay đối tác giao dịch lâu dài với Ngân hàng thì Ngân hàng nên có nhiều ưu đãi hơn so với các khách hàng khác như: áp dụng mức lãi suất tiền gửi cao hơn, giảm hoặc miễn phí dịch vụ, tặng quà vào các dịp lễ, ngày thành lập doanh nghiệp,..

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w