Chi phí huy động vốn

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội (Trang 57)

Bảng 2.12 : Chi phí huy động vốn

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Chi phí huy động vốn 2204,49 2459,66 3650,31 Tổng chi phí của ngân hàng 2430,7 2651,8 3971,5

( Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo&PTNT Hà Nội) 2.2.4.1. Lãi suất huy động

Trong chi phí tổng nguồn vốn thì chi phí trả lãi phải trả để có được nguồn vốn huy động là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Đồng thời nó chiếm tỷ trọng lớn nhất và biến động mạnh nhất. Chi phí trả lãi bao gồm trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay và trả lãi phát hành giấy tờ có giá.

Trong năm 2006, chi phí trả lãi là 2204,48 tỷ đồng, năm 2007 là 2459,63 tỷ đồng. Đến năm 2008, chi phí trả lãi tăng mạnh, tăng 1190,65 tỷ đồng so với năm 2007. Sở dĩ trong năm này chi phí trả lãi tăng lên một cách đáng kể là do các NHTM đua nhau tăng lãi suất huy động. Lãi suất huy động trên thị trường của các NHTM tăng lên một cách chóng mặt, nhất là các NHTM nhỏ. Có những thời điểm lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng lên tới 18,5%/năm đã làm cho cuộc đua tăng lãi suất trở nên căng thẳng hơn. Là Chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, nằm trong hệ thống NHTM Việt Nam, NHNo Hà Nội cũng đã có sự điều chỉnh tăng lãi suất huy động kịp thời, tránh hiện tượng người dân đổ xô đi rút tiền tại các NHTM Quốc doanh để gửi tiền tại các NHTM Cổ Phần với lãi suất hấp dẫn hơn. Việc điều chỉnh lãi suất của ngân hàng thực hiện dưới sự chỉ đạo, kiểm soát và định hướng của NHNo Việt Nam nên đã tạo được sự tin tưởng cho người gửi tiền. Do đó, nguồn vốn huy động từ dân cư trong năm qua đạt 5587 tỷ đồng, tăng 120,3% so với năm 2007. Việc tăng lãi suất làm tăng chi chí huy động của ngân hàng, từ đó làm tăng tổng chi phí của ngân hàng. Vì vậy, Chi nhánh phải tính toán sao cho biểu lãi suất mới phù hợp

với điều kiện cụ thể của mình. Chi nhánh thường xuyên theo dõi lãi suất đầu ra và đầu vào như sau:

Bảng 2.13: Lãi suất chênh lệch năm 2006- 2008

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Lãi suất đầu ra bình quân 17,8% 19,4% 25,2% Lãi suất đầu vào bình quân 15,9% 16,7% 23,8%

Chênh lệch lãi suất 1,9% 2,7% 1,4%

( Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp)

Như vậy, chênh lệch lãi suất của Ngân hàng năm 2008 giảm chỉ còn 1,4%. Điều này được giải thích là do lãi suất đầu vào cao dẫn tới lãi suất cho vay tăng theo làm giảm đầu tư của các doanh nghiệp. Trong năm 2008, để thực hiện kiềm chế lạm phát, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ lệ DTBB từ 5% lên 10%, lên 11% nhằm làm giảm lượng cung tiền VND trên thị trường. Điều này đã làm cho các ngân hàng thiếu vốn nay lại càng gặp khó khăn hơn. Các NHTM đồng loạt tăng lãi suất huy động và do vậy lãi suất cho vay cũng tăng cao, gây khó khăn cho các doanh nghiệp vì chí phí lãi suất tăng cao, lợi nhuận thu được sẽ bị giảm xuống. Mức chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra là chỉ tiêu phản ánh lợi tức của ngân hàng. Vì vậy, trong thời gian tới, Ngân hàng cần có mức điểu chỉnh hợp lý giữa lãi suất huy động và cho vay để giảm chi phí huy động vốn, tăng lợi nhuận.

2.2.4.2. Chi phí khác

Đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng rất bé trong công tác huy động vốn như phí giao dịch, lương cho các giao dịch viên, chi phí quảng cáo, tờ rơi, giá trị các giải thưởng của các đợt huy động có khuyến mãi, điện nước, hao mòn TSCĐ,…Những chi phí này chiếm tỷ trọng rất bé trong tổng vốn huy động, chiếm 1%.

2.3. Đánh giá hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trải qua 20 năm xây dựng và trưởng thành, vượt qua bao khó khăn và thử thách đến nay Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội đã có những bước tiến vững chắc với sự phát triển toàn diện trên các mặt hoạt động, xứng đáng với danh hiệu lá cờ đầu

của toàn hệ thống Agribank. Nhận thức được tầm quan trọng của vốn đối với phát triển kinh tế, Ngân hàng luôn xác định tăng cường huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng và là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của mình. Do đó, công tác huy động vốn của Ngân hàng trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng kể.

- Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh không ngừng tăng trưởng qua các năm. Nguồn vốn huy động lớn tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng, từ đó, tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.

- Các hình thức huy động vốn đa dạng hơn, hấp dẫn hơn đối với khách hàng. Hiện nay, bên cạnh các hình thức huy động truyền thống Chi nhánh đã áp dụng thêm nhiều hình thức mới như tiết kiệm bậc thang; tiết kiệm VND bảo đảm giá trị theo vàng; tiết kiệm trúng thưởng VND, USD; tiết kiệm mừng ngày thành lập; tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, rút gốc linh hoạt; huy động tiết kiệm lãi suất luôn tăng, tự điều chỉnh tăng lãi suất; kỳ phiếu dự thưởng mừng xuân Ký Sửu. Từ đây, khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn khi gửi tiền tại Ngân hàng, lợi ích của khách hàng tăng lên đồng nghĩa với việc Ngân hàng là địa chỉ tin cậy để họ quyết định gửi vốn của mình vào.

- Cơ cấu vốn huy động ngày càng hợp lý. Vốn huy động từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, cung cấp một lượng vốn dồi dào để Ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ tiện ích. Vốn tiền gửi ngắn hạn với chi phí thấp trong năm qua đã có sự tăng trưởng vượt bậc, chiếm 44,4% trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn dài hạn ( trên 24 tháng) mặc dù chưa chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn nhưng đạt được tốc độ tăng trưởng khá bền vững. Tạo cơ sở cho Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn ngày càng cao của nền kinh tế, tránh rủi ro thanh khoản. Bên cạnh đó, việc phát hành các GTCG ngày càng thu hút được sự quan tâm của mọi khách hàng, tạo điều kiện cho Chi nhánh chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sử dụng nguồn vốn.

- NHNo&PTNT Việt Nam là NHTM Quốc doanh có hệ thống mạng lưới rộng khắp cả nước, ở nông thôn cũng như thành thị. Đây chính là thế mạnh của NHNo Việt Nam trong công tác huy động vốn. Hiện nay, bên cạnh việc mở rộng, phát triển

chi nhánh, các phòng giao dịch tại các khu dân cư Chi nhánh đã đưa ra hình thức “ Giao dịch gửi, rút tiền nhiều nơi ”. Điều này đã tạo ra sự tiện lợi và thuận lợi hơn cho khách hàng khi thực hiện các giao dịch tại bất kỳ một Chi nhánh, Phòng giao dịch nào của hệ thống NHNo Việt Nam, tạo điều kiện để Chi nhánh NHNo Hà Nội nói riêng và các chi nhánh NHNo khác huy động vốn được nhiều hơn.

- Với tình hình thị trường diễn biến phức tạp trong thời gian qua, công tác huy động vốn đã được thực hiện một cách có hiệu quả từ việc theo dõi sát sao sự biến động lãi suất trên thị trường cùng với sự chỉ đạo kịp thời của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam để đưa ra mức lãi suất hợp lý nhằm tăng cường thu hút tiền gửi nhàn rỗi trong dân cư.

- Chi nhánh đã thực hiện chương trình hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán giao dịch trong hoạt động ngân hàng và tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc tế ( mạng Swift). Thực hiện quy trình giao dịch một cửa với khách hàng. Áp dụng hệ thống phần mềm IPCAS trong quản lý thanh toán và kế toán ngân hàng.Từ đây, việc thực hiện giao dịch nhận và chi trả tiền gửi, hoạt động thanh toán, dịch vụ chuyển tiền của khách hàng được thực hiện nhanh chóng và chính xác. Trong thời gian qua, Ngân hàng phát triển có hiệu quả các sản phẩm dịch vụ như thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, chuyển tiền nhanh trực tuyến Westion Union, chuyển tiền kiều hối, thanh toán song biên, kết nối mạng Swift trực tuyến với Vietcombank,… đã tạo tâm lý thoải mái và tin tưởng cho khách hàng khi giao dịch tại Ngân hàng.

Đặc biệt, trong năm 2008, Agribank đã hoàn thành kết nối trực tuyến toàn bộ 2200 chi nhánh và phòng giao dịch trong toàn quốc mở ra thời kỳ mới cho việc ứng dụng và triển khai các dịch vụ, tiện ích tiên tiến, tạo ưu thế cạnh tranh tuyệt đối trên thị trường trong nước.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ đã nâng cao, đáp ứng yêu cầu thực hiện áp dụng Công nghệ tin học trong hoạt động ngân hàng. Phong cách giao dịch của cán bộ nhân viên trong Chi nhánh ngày càng đổi mới, văn minh và lịch sự đã tạo được uy tín trong giao dịch và quan hệ với khách hàng.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

- Quy mô vốn có sự tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng của các thành phần kinh tế bất ổn định. Nguồn vốn huy động từ dân có tốc độ tăng trưởng biến động mạnh nhất: nếu như năm 2006 tăng 22,5% so với năm 2005 thì lại giảm mạnh vào năm 2007 là 39,2% so với năm 2006 và đặc biệt là tốc độ tăng trưởng ngoạn mục vào năm 2008, tăng 120,3% so với năm 2007. Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng cũng có nhiều biến động tăng giảm thất thường, gây khó khăn cho việc hoạch định các kế hoạch, chính sách đầu tư dài hạn.

Tiền gửi của các Tổ chức kinh tế tuy chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, gần 40% nhưng chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp nhằm mục tiêu thanh toán. Điều này cho thấy tính không ổn định của nguồn vốn huy động của Chi nhánh.

- Cơ cấu vốn huy động

 Về loại tiền

Vốn huy động ngoại tệ của Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng không ổn định, và vẫn chiếm tỷ trọng bé trong tổng nguồn vốn và có xu hướng ngày càng giảm xuống trong khi nhu cầu sử dụng ngoại tệ ngày càng tăng. Bên cạnh đó, từ trước đến nay, Chi nhánh cũng chỉ mới áp dụng các hình thức huy động tiền gửi USD, EUR nên vẫn chưa đa dạng được các loại ngoại tệ đáp ứng hoạt động thanh toán quốc tế, thanh toán biện mậu,…

 Về kỳ hạn

Tỷ trọng vốn ngắn hạn của Chi nhánh ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Trong khi xu hướng sử dụng vốn của Ngân hàng là đầu tư vào các dự án trung và dài hạn chiếm trên 50%. Vốn ngắn hạn dư thừa còn vốn huy động trung và dài hạn vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn kinh doanh dài hạn của ngân hàng. Việc chuyển hóa kỳ hạn của nguồn, sử dụng các nguồn có kỳ hạn ngắn để cho vay với kỳ hạn dài hơn còn hạn chế vì để làm điều này ngân hàng có thể phải đối mặt với

rủi ro thanh khoản. Như vậy, công tác huy động vốn chưa thực sự gắn liền với việc sử dụng vốn.

- Các hình thức huy động vốn tuy đa dạng nhưng chưa tạo ra được các sản phẩm có tính riêng biệt, mang nặng tính truyền thống. Hầu hết các sản phẩm tiền gửi mà Ngân hàng đang áp dụng đều có mặt tại các NHTM khác, thậm chí với cùng kỳ hạn nhưng khung lãi suất ở các NHTM Cổ phần vẫn cao hơn NHNo&PTNT Hà Nội.

- Chi phí huy động vốn của Ngân hàng tăng dần qua các năm, mức chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra ngày càng bị thu hẹp đã làm giảm lợi nhuận thu được của Ngân hàng.

- Hoạt động marketing, tuyên truyền quảng bá hình ảnh và các sản phẩm mới cùng các chương trình khuyến mãi đã được thực hiện nhưng tính rộng rãi của nó chưa cao.

2.3.2.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân khách quan

- Trong hai năm vừa qua, đặc biệt là trong năm 2008, nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp do lạm phát tăng cao và tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ thế giới kéo theo sự suy thoái của nền kinh tế trong nước. Hệ thống ngân hàng nói riêng và thị trường tài chính nói chung đều phải đối mặt với những khó khăn thách thức chưa từng có trong hai mươi năm đổi mới.

- Hoạt động của các TCTD không chỉ tuân theo quy định của Luật NHNN và Luật các tổ chức tín dụng mà còn bị chi phối bởi Bộ luật dân sự và các văn bản liên quan khác. Tuy nhiên, hệ thống cơ chế, chính sách này chưa được chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế như hiện nay, gây ra sự chồng chéo trong quá trình thực hiện.

- Ngành ngân hàng trong những năm gần đây đang có sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của hệ thống các NHTM Cổ phần trong nước và nước ngoài, của các tổ chức tài chính, các Tổ chức tín dụng đã ảnh hưởng không nhỏ tới thị phần của Ngân hàng. Sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt hơn ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, các sản phẩm dịch vụ tiện ích và đặc biệt là việc nâng lãi suất

huy động vốn nội tệ, ngoại tệ của các NHTM Cổ phần đã tạo thêm nhiều áp lực trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

- Tâm lý của người dân chưa quen với việc sử dụng các dịch vụ công nghệ ngân hàng hiện đại tại ngân hàng như: thẻ tín dụng, thẻ ATM, tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt,... Điều này cho thấy hiểu biết của người dân về các hoạt động và dịch vụ ngân hàng còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, các siêu thị, cửa hàng hiện nay vẫn chưa lắp đặt hệ thống thanh toán qua tài khoản và thẻ tín dụng. Do đó, người dân chưa thấy được tiện ích của dịch vụ, và hiển nhiên họ vẫn giữ thói quen thanh toán dùng tiền mặt trong cuộc sống hàng ngày.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Chính sách lãi suất chưa linh hoạt

NHNo&PTNT Việt Nam là một trong 4 Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất ở Việt Nam. Với ưu thế về mạng lưới rộng khắp trong cả nước, ở nông thôn cũng như thành thị và uy tín lâu năm thị trường tài chính nên NHNo luôn áp dụng các chính sách lãi suất thấp hơn ngân hàng khác. Tuy nhiên, gần đây, sự ra đời của hàng loạt NHTM CP đã làm cho cạnh tranh trên địa bàn ngày càng gay gắt. Do đó, để giảm cạnh tranh về lãi suất của NHTM lớn, 4 NHTM nhà nước đã cùng thống nhất mặt bằng lãi suất huy động tiết kiệm và thường áp dụng mức lãi suất giống nhau, chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng là không đáng kể. Thực tế cho thấy, các NHTM Cổ phần có lãi suất huy động cao hơn so với khối NHTM Quốc doanh. Trong thời qua, khi mà các NHTM Cổ phần bước vào cuộc đua tăng lãi suất từ những tháng cuối năm 2007 thì đến tháng 3/2008 NHTM Quốc doanh mới bước vào cuộc đua tăng lãi suất. Tình trạng người dân đua nhau rút tiền gửi tiết kiệm rút tiền từ NHTM quốc doanh sang gửi NHTM Cổ phần để hưởng mức lãi suất cao hơn, hấp dẫn hơn đã gây khó khăn cho việc quản lý vốn, tăng chi phí ngân hàng và xã hội,…Tình trạng bội chi tiền mặt của một số chi nhánh NHTM nhà nước diễn ra liên tục từ sau Tết nguyên đán. Do đó, các NHTM Quốc doanh cũng đã thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất để giữ vốn. Nhìn chung, lãi suất huy động của NHTMCP vẫn cao hơn NHNo. Vì vậy, ngân hàng cần phải thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt vừa đảm bảo phù hợp với mục tiêu

ngân hàng vừa phù hợp với thị trường chứ không phải là áp dụng lãi suất cứng nhắc và chậm theo kịp với diễn biến thị trường như trong thời gian vừa qua.

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w