Cơ cấu vốn theo đối tượng

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội (Trang 44 - 47)

Bảng 2.6: Cơ cấu vốn theo đối tượng huy động của NHNo Hà Nội giai đoạn 2006- 2008 (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền 06/05 % Số tiền 07/06 % Số tiền 08/07 % Tiền gửi từ dân cư 3632,0 +22,5 2536,1 -30,2 5587,7 +120,3 Tỷ trọng 28,3% 18,3% 36,5% Tiền gửi từ TCTD 1873,8 +364,5 1601,2 -14,6 1144,6 -28,5

Tỷ trọng 14,6% 11,6% 7,4% Tiền gửi từ TCKT 3854,0 -22,9 5240,9 +36,0 6063,3 +15,7 Tỷ trọng 30% 37,9% 39,6% Tiền gửi từ TCTC 3485,5 +7,8 4442,8 +27,5 2526,5 -43,1 Tỷ trọng 27,1% 32,2% 16,5% Tổng NV huy động 12845,3 13821,0 15322,1

( Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo&PTNT Hà Nội)

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn theo đối tượng

a. Tiền gửi từ dân cư

Huy động vốn từ dân cư là hình thức huy động vốn truyền thống và chủ yếu của các NHTM. Tuy các khoản tiền gửi từ dân cư có thể là nhỏ lẻ nhưng nếu ngân hàng thu hút được số lượng khách hàng đông đảo thì tổng vốn huy động từ dân cư sẽ trở nên lớn đáng kể.

Từ bảng số liệu cho thấy: năm 2006, nguồn vốn huy động từ dân cư của Chi nhánh là 3632 tỷ, chiếm 28,3% trên tổng nguồn vốn, tăng 22,5% so với năm 2005. Năm 2007, tuy Chi nhánh đã thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi và các hình thức khuyến mãi, dự thưởng nhưng do sự cạnh tranh của các NHTM Cổ phần mới thành lập trên địa bàn Hà Nội, nguồn tiền này có xu hướng sụt giảm, giảm 1096 tỷ

đồng so với năm 2006, tương ứng với 30,2%. Đến năm 2008, nguồn vốn huy động từ dân cư có sự tăng trưởng vượt bậc là 5587,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 36,5% trên tổng nguồn vốn và tăng 120,3% so với năm 2007. Có được điều này là nhờ Chi nhánh đã áp dụng các hình thức huy động vốn với nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp,…với những hình thức trả lãi linh hoạt, phù hợp với nhu cầu của các tầng lớp dân cư. Bên cạnh đó, việc áp dụng Công nghệ tin học trong hoạt động Ngân hàng và thái độ phục vụ nhiệt tình, chu đáo của các giao dịch viên đã tạo sự thoải mái và tiện lợi cho khách hàng khi đến ngân hàng.

b. Tiền gửi từ Tổ chức Tín dụng

Từ biểu đồ ta thấy, khoản tiền gửi từ TCTD trong ba năm qua đều chiếm một tỷ trọng rất bé và có xu hướng giảm cả về tỷ trọng lẫn tốc độ tăng trưởng. Nếu như năm 2006, nguồn tiền này là 1873,8 tỷ, chiếm tỷ trọng là 14,5% trong tổng nguồn vốn thì đến năm 2007 giảm xuống còn 1601,2 tỷ đồng, giảm 14,6% và chiếm tỷ trọng trên tổng nguồn vốn huy động là 11,6%. Sang năm 2008, vốn loại này tiếp tục giảm xuống còn 1144,6 tỷ đồng, giảm 28,55% so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 7,4% so với tổng nguồn vốn huy động.

c. Tiền gửi từ các Tổ chức Kinh tế

Các doanh nghiệp gửi khoản tiền này vào ngân hàng với mục tiêu chủ yếu là thanh toán và sinh lời khoản vốn tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng đến của doanh nghiệp. Nguồn này có đặc điểm là chi phí thấp, quy mô lớn. Do đó, tiết kiệm được chi phí cho ngân hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh trong cho vay và đầu tư.

Biểu đồ 2.2 cho thấy qua ba năm, nguồn tiền gửi từ TCKT luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn. Năm 2006, tiền gửi từ các TCKT giảm 22,9% so với năm 2005, tương ứng giảm 1144,9 tỷ đồng, chiếm 30% trên tổng nguồn huy động. Đến năm 2007, vốn từ TCKT đã có sự tăng trưởng cao, đạt 5240,9 tỷ đồng tương ứng với mức tăng là 36% so với năm 2006. Tỷ trọng của nó cũng tăng lên, chiếm 37,9% trong tổng nguồn vốn huy động. Nguồn tiền gửi từ TCKT tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2008 nhờ thực hiện các biện pháp tiếp cận, phân tích và đưa ra các

tiện ích cho các doanh nghiệp khi gửi tiền tại ngân hàng. Mức tăng trưởng là 15,7% tương ứng với tăng 822 tỷ đồng, chiếm 36,9% trong tổng nguồn vốn của năm 2008.

d. Tiền gửi từ các TCTC

Đây là khoản tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại ngân hàng nhằm mục tiêu thanh toán, chi trả, lưu thông tiền tệ và cung cấp thêm vốn. Dễ thấy qua biểu đồ, tình hình nguồn vốn từ các TCTC thường chiếm tỷ trọng khá cao nhưng không được ổn định. Năm 2006 đạt 3485,5 tỷ đồng, tăng 7,8% so với năm 2005, chiếm 27,1% trong tổng nguồn. Năm 2007, mức tăng trưởng đạt 27,5% tương ứng với tăng 957,4 tỷ đồng. Tỷ trọng nguồn vốn này trong năm đạt 32,2% trong tổng nguồn huy động. Nhưng đến năm 2008, nguồn tiền từ TCTC sụt giảm đáng kể 43,1%, tương ứng giảm 1916,4 tỷ đồng. Theo đó, tỷ trọng của nó trên tổng nguồn sụt giảm mạnh, chỉ đạt 16,5%.

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w