Kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội (Trang 41 - 43)

Từ cuối năm 2007 và sau hai tháng đầu năm 2008, nền kinh tế Việt Nam đã phải đối mặt với nguy cơ lạm phát tăng cao. Thêm vào đó là sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp nhà tại Mỹ lan rộng thành khủng khoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu tiếp tục đẩy tình trạng nợ xấu, vỡ nợ leo thang khiến số lượng ngân hàng ở Mỹ và ở nhiều nền kinh tế khác bị đóng cửa ngày càng tăng.

Sự biến động về giá cả của các mặt hàng thiết yếu tăng như xăng dầu, giá vàng, tỷ giá ngoại tệ, nguyên vật liệu xây dựng. Lạm phát tăng mạnh, thâm hụt cán cân thương mại cũng đạt mức kỷ lục (hơn 14% GDP), đặc biệt những thăng trầm phức tạp của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản “ đóng băng” đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tiền tệ và sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Các ngân hàng gặp khó khăn về khả năng thanh khoản, tăng cường huy động vốn, và cuộc đua lãi suất bắt đầu.

Tuy nhiên, các chính sách kinh tế của Nhà nước và cơ chế ngành Ngân hàng đã điều chỉnh kịp thời tạo điều kiện cho hệ thống ngành ngân hàng nói chung và NHNo Hà Nội nói riêng vượt qua được những khó khăn đó và đạt được kết quả kinh doanh toàn diện.

Bảng 2.4: Kết quả tài chính của NHNo Hà Nội giai đoạn 2006- 2008

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Tổng thu nhập 2553 2881,8 4240,6

Tổng chi 2377 2651,9 3971,5

Lợi nhuận trước thuế 176 229,9 269,1

( Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo&PTNT Hà Nội)

Qua các năm hoạt động, tổng thu và tổng chi của Chi nhánh đều tăng qua các năm: tổng thu nhập năm 2007 tăng 12,9% so với năm 2006, năm 2008 tăng 47,1% so với năm 2007; Tổng chi năm 2007 tăng 11,6% so với năm 2006, năm 2008 tăng 49,8%. Điều này có thể nhận thấy rõ khi mà cả nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng của chi nhánh đều tăng qua các năm cùng với việc tăng nguồn thu từ các dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, năm 2008 là năm có biến động bất thường về lãi suất. Đó là một thời gian dài từ quý 2 đến đầu quý 3, khi mà dưới ảnh hưởng của lạm phát căng thẳng thanh khoản và lãi suất leo thang. Phần lớn các nhà băng phải gồng mình với chi phí huy động vốn cao. Từ dưới 10%/năm, lãi suất huy động VND vọt lên trên 19%/năm. Và ở đỉnh điểm, lãi suất cho vay tối đa bị chốt ở trần 21%/năm. Trừ các chi phí liên quan, chênh lệch lãi suất để tạo lợi nhuận bị bóp nghẹt. Do đó làm tăng chi phí chung của ngân hàng.

Mặc dù vậy, lợi nhuận của ngân hàng vẫn tăng qua các năm với lợi nhuận trước thuế trong năm 2007 là 229,9 tỷ đồng, năm 2008 là 269,1 tỷ đồng. Việc lợi nhuận tăng đều qua các năm thể hiện hướng phát triển đúng đắn và sự điều hành đúng đắn, linh hoạt kịp thời của Ban giám đốc Ngân hàng và sự chỉ đạo sát sao của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam.

Sau ba năm thực hiện Đề án phát triển hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006- 2010, mặc dù gặp nhiều khó khăn trước biến động phức tạp của nền kinh tế, sự cạnh

tranh ngày càng gay gắt của các NHTM nhưng với sự đoàn kết nhất trí của cấp ủy Đảng, Ban lãnh đạo cùng sự cố gắng của tập thể cán bộ nhân viên, sự chỉ đạo kịp thời của NHNo&PTNT Việt Nam đã giúp Chi nhánh vượt qua khó khăn hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh, góp phần vào sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Thủ đô.

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w