Những mặt hạn chế còn tồn tại:

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án tại công ty cổ phần xây dựng SHINEC (Trang 70 - 74)

Mặc dù đã đạt được một số thành tựu đáng kể nhưng công ty cũng không thể tránh khỏi những sai sót, những mặt hạn chế còn tồn đọng. Điều này đòi hỏi Ban quản lý dự án nói riêng và toàn công ty nói chung phải tìm cách khắc phục.

Trước hết, về công tác chỉ đạo giữa ban lãnh đạo công ty đối với các cấp dưới

đôi khi còn thiếu kiên quyết, chưa dứt khoát dẫn đến sự chậm trễ trong một số khâu.

Có thể nói còn có sự thụ động trong công tác quản lý. Cấp dưới thì chờ cấp trên phê duyệt. Cấp trên thì lại để lâu, chưa quyết định dứt điểm làm cho dự án bị chậm tiến độ so với kế hoạch.

Một hạn chế lớn nhất đối với công ty cổ phần xây dựng SHINEC nói riêng và của

cả Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam nói chung là tình trạng thiếu vốn gay gắt. Đây chính là vấn đề bất cập tại công ty hiện nay. Trong khi khối lượng dự án

ngày càng tăng đòi hỏi quy mô vốn cũng cần phải tăng theo thì vấn đề thiếu vốn lại xảy ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các quyết định đầu tư của công ty. Điều này có lẽ xuất phát cũng một phần là từ công ty mẹ là Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Vinashin là tập đoàn 100% vốn Nhà nước nên được hưởng khá nhiều ưu đãi. Vừa qua, Vinashin đã được chính phủ cho phép phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu, 10.000 tỷ đồng từ các ngân hàng trong nước và vay 400 triệu USD từ nước ngoài. Thế nhưng việc sử dụng vốn vay đó như thế nào mới là điều quan trọng. Một thực tế là tập đoàn Vinashin đã sử dụng nhiều nguồn vốn vay của mình vào đầu tư sai mục đích như vào cao ốc, khu resort, bất động sản… Việc sử dụng vốn kém hiệu quả đôi khi gây tâm lý e ngại cho các ngân hàng khi quyết định cho các đơn vị thành viên

của tập đoàn vay vốn. Một minh chứng cụ thể là dự án “Đầu tư xây dựng trạm xăng dầu và khu văn phòng phục vụ điều hành Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền” tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Theo đúng kế hoạch thì bắt đầu từ quý III năm 2008 dự án sẽ bắt đầu đi vào giai đoạn triển khai thực hiện. Vậy mà cho đến tận bây giờ, dự án vẫn rơi vào tình trạng bỏ ngỏ, lập ra để đấy, không thể tiếp tục thực hiện được. Lý do chính đó là thiếu vốn. Doanh nghiệp đã gặp phải khó khăn trong vấn đề vay vốn ngân hàng làm cho dự án cứ bị kéo dài và đang trong tình trạng chờ đợi. Công ty cũng đã phải đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục tạm thời như bán một số diện tích đất trong khu công nghiệp này cho một vài chủ đầu tư khác, chấp nhận diện tích đầu tư bị thu hẹp. Thế nhưng biện pháp này cũng không thể cứu vãn được tình thế là mấy. Hiện nay, các thành viên trong Ban quản lý dự án đành phải ngồi chờ việc và hi vọng, một là dự án sẽ mau chóng được giải quyết về vấn đề vốn, hai là chờ dự án, chờ các hợp đồng tiếp theo. Dự án này hiện nay cũng đã tìm ra được giải pháp tối ưu là công ty đã liên kết với một đối tác bên Trung Quốc. Họ sẽ hỗ trợ thêm về vốn để giúp dự án được tiếp tục hoạt động.

Một hiện trạng nữa của công ty, đó là vấn đề quản lý nhân sự. Công ty không linh

hoạt trong việc bố trí, sắp xếp lại nguồn lao động, đặc biệt là sau khi dự án kết thúc.

Một băn khoăn của người lao động là họ sẽ làm gì khi mà dự án đã kết thúc và chưa có dự án mới. Điều đấy đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp tạm thời của một số cán bộ công nhân viên trong công ty. Do vậy, ban lãnh đạo công ty cần có các biện pháp quan tâm hơn nữa tới đời sống của người công nhân, cố gắng tạo việc làm cho họ, có thể bố trí sắp xếp lại công việc cho phù hợp với năng lực từng người.

Bên cạnh đó, trong quá trình quản lý dự án, mặc dù trình độ chuyên môn của các thành viên trong Ban là tương đối cao. Các thành viên đều được đào tạo qua các trường lớp về nghiệp vụ, hiểu sâu về chuyên môn của mình. Nhưng một hạn chế vẫn

còn tồn tại, đó là kỹ năng làm việc nhóm của Ban vẫn chưa được cao, sự liên kết giữa các thành viên còn lỏng lẻo, chưa đi đến thống nhất. Tình trạng mỗi một thành

vẫn còn diễn ra. Chính vì vậy, đôi khi công tác quản lý không thể đưa đến một quyết định chung hoặc sẽ tốn nhiều thời gian để thống nhất tất cả ý kiến của mọi người. Ngoài ra công ty vẫn còn tồn đọng một số hạn chế khác trong quá trình quản lý dự án. Ví dụ như ở công tác lập dự án, mặc dù đã thuê hẳn tổ chức tư vấn để thực hiện

nhưng vẫn không thể lường hết được những rủi ro, bất trắc có thể xảy ra. Việc dự đoán những vấn đề phát sinh đó quả không phải là điều dễ dàng chút nào.

Công tác thẩm định phê duyệt dự án mặc dù tuân theo đúng những văn bản pháp

luật hiện hành nhưng quá trình này vẫn diễn ra không linh hoạt. Việc thẩm định đôi

khi còn cứng nhắc, chưa có sự cập nhật thông tin cụ thể cho từng trường hợp mà áp dụng theo những tiêu chuẩn có sẵn. Kết quả thẩm định đôi lúc còn mang tính chủ quan, chưa đảm bảo tính khách quan và khoa học.

Việc xin giấy phép xây dựng của Sở Xây dựng còn tốn nhiều thời gian do các thủ

tục pháp lý còn rườm rà, gây ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án. Không chỉ mất

khá nhiều thời gian và chi phí cho việc xin giấy phép xây dựng mà công ty còn phải chờ các văn bản thẩm định hồ sơ thiết kế của Sở Xây dựng.

Công tác chuẩn bị cũng như thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng cũng là một

vấn đề khó khăn đối với công ty. Các dự án của công ty được xây dựng trên những

khu đất rộng lớn, đòi hỏi phải có sự khảo sát tốt về địa chất cũng như cần san lấp đối với các địa hình gồ ghề, phức tạp. Đặc biệt đối với những khu đất có nhiều hộ dân sinh sống, việc di dời và đền bù cho các hộ dân này không phải là vấn đề dễ dàng, giải quyết một sớm một chiều được. Đôi khi công ty cũng phải nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương sở tại để giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, xung đột giữa đơn vị thực hiện giải phóng mặt bằng với dân cư không chịu di dời. Ví dụ như tại khu đất Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, một số hộ dân vẫn cảm thấy không thỏa đáng trong việc đền bù, họ cảm thấy khó khăn khi tìm kế sinh nhai sau khi diện tích đất bị thu hồi cho Ban quản lý dự án. Vì tại đây, đa phần họ sống bằng nghề nông nên khi bị thu hồi đất, họ không biết phải tiếp tục làm gì để kiếm sống. Do đó, công ty cần phải quan tâm hơn nữa tới tâm tư nguyện vọng của người dân để giúp họ giải quyết thỏa đáng các vấn đề liên quan đến đền bù và di dời. Có như vậy, công tác giải

phóng mặt bằng mới diễn ra nhanh hơn được. Việc chậm trễ trong khâu này cũng ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện của toàn bộ dự án. Do dự án là một xâu chuỗi các hoạt động có liên quan đến nhau. Kết quả của công việc này có thể kéo theo sự thay đổi của các công việc khác và làm thay đổi toàn bộ tiến trình thi công.

Trong công tác đấu thầu, tuy công ty đã tổ chức tốt việc chia ra gói thầu nhỏ để thuận lợi hơn trong việc quản lý nhưng vẫn còn một số bất cập tồn tại làm ảnh hưởng tới chất lượng dự án. Đó là khả năng đáp ứng yêu cầu của một số đơn vị dự thầu còn

kém, làm kéo dài thời gian thực hiện với chi phí tăng lên. Điều đó dĩ nhiên sẽ ảnh

hưởng chung tới các gói thầu khác và việc hoàn thành dự án cũng bị ảnh hưởng về thời gian và chi phí.

Quá trình quản lý rủi ro của công ty vẫn diễn ra theo hình thức tự bảo hiểm là chính. Công ty vẫn chưa có một phương pháp khoa học hiện đại nào có thể giúp tìm

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SHINEC.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án tại công ty cổ phần xây dựng SHINEC (Trang 70 - 74)