- Quan niệm về giá trị cuộc sống của sinh viên hiện nay
2.2.2. Tạo lập môi trường giáo dục thân thiện, môi trường kinh tế xã hội trong sạch, lành mạnh có tác động tích cực đến xây dựng đạo đức mới cho sinh
trong sạch, lành mạnh có tác động tích cực đến xây dựng đạo đức mới cho sinh viên
Bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang là cơ hội và cũng là thách thức lớn cho đất nước ta trong tiến trình hội nhập quốc tế. Thực tế hơn 20 năm đổi mới đã chứng minh, đường lối đổi mới hoàn toàn đúng đắn của Đảng, đất nước tiếp tục ổn định, thế và lực tăng lên không ngừng, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đưa nước ta sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 là điều kiện để sinh viên rèn luyện, thể hiện tài năng, sức trẻ, cống hiến cho đất nước.
Trước yêu cầu cao của công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế đòi hỏi chúng ta phải tạo lập được môi trường giáo dục thân thiện, môi trường kinh tế - xã hội trong sạch, lành mạnh có tác động tích cực đến xây dựng đạo đức mới cho sinh viên.
Theo quan điểm mác - xít, xét trên ý nghĩa xã hội thì con người nói chung, sinh viên nói riêng vẫn là một sản phẩm của hoàn cảnh “hoàn cảnh tạo ra con người”. Cho dù về chủ quan, bản thân sinh viên có ý thức tự lập, vươn lên vượt qua khỏi những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, nhưng suy cho cùng họ vẫn không thể thoát ly khỏi hoàn
cảnh khách quan, khỏi môi trường kinh tế - xã mà họ đã sinh ra và lớn lên. Triết học Mác khẳng định rằng, con người vừa là chủ thể tích cực cải tạo và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời con người cũng là sản phẩm của chính sự vận động và phát triển ấy. Con người cải tạo hoàn cảnh thông qua hoạt động thực tiễn của họ và nếu như con người do hoàn cảnh tạo nên thì cũng cần tạo ra hoàn cảnh thích hợp cho con người phát triển. Hoàn cảnh môi trường xã hội là điều kiện chủ yếu để hình thành nhân cách, đạo đức của con người. Hoàn cảnh xã hội càng phức tạp bao nhiêu, thì sự hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức của con người cũng phong phú bấy nhiêu. Chính vì vậy, phải tạo ra hoàn cảnh (môi trường xã hội) lành mạnh mang “tính người” thì nhân cách và đạo đức của con người mới phát triển đúng hướng. Trái lại con người sẽ mất đi chính mình, khi môi trường xã hội phi nhân tính, con người bị tha hoá, xa lạ với bản chất của chính mình. Sinh viên là tầng lớp xã hội đặc thù, do đó phải xây dựng môi trường giáo dục thân thiện để tạo ra hoàn cảnh có “tính người”.
Tạo lập môi trường giáo dục thân thiện là làm lành mạnh hoá nền giáo dục, ở nơi đó người học được đặt vào vị trí trung tâm. Người học đóng vai trò chủ thể tích cực, chủ động và tự chuẩn bị khả năng tự học, tự rèn luyện. Với phương pháp dạy học chủ động, tích cực, chúng ta đã tạo ra những sinh viên chủ động, sáng tạo, sớm thích ứng với môi trường xung quanh, hoà nhập được với thế giới bên ngoài, với sinh viên các nước. Hiện nay, Đảng và Nhà nước đang quan tâm tới mọi mặt tới đời sống sinh viên, các dự án xây 10.000 nghìn chỗ ở cho sinh viên, xây dựng các trường lớp đạt chuẩn tạo ra môi trường học tập lành mạnh. Trong thư của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gửi nhân ngày khai giảng năm học mới 2008 - 2009 đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác giáo dục, đào tạo: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Trong các hoạt động xã hội, sinh viên hiện nay được tham gia các hoạt động văn hoá tinh thần, có phương pháp học tập khoa học và trưởng thành dần với kỹ năng sống. Bên cạnh đó, thì người thầy, cô vẫn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học, quyết định quá trình tự học và tự rèn luyện của sinh viên. Vì vậy, phải làm lành mạnh hoá mối
quan hệ giữa thầy và trò, mang tinh thần “tôn sư trọng đạo”, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá và nền kinh tế thị trường.
Để làm trong sạch và lành mạnh hoá môi trường kinh tế - xã hội làm cơ sở để giáo dục đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay, chúng ta cần phải chú ý tới các vấn đề sau:
Thứ nhất, tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Thành tựu của hơn 20 năm đổi mới đã khẳng định đường lối mới của đất nước ta do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo hoàn toàn đúng đắn. Để giữ vững thành quả của công cuộc đổi mới, tạo điều kiện cho đất nước tiếp tục phát triển chúng ta cần phải kiên trì mục tiêu chủ nghĩa xã hội trong nền kinh tế thị trường. Đó là con đường duy nhất đúng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, nhằm đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, thực hiện thành công mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Mặc dù chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội hiện thực đang đứng trước những thử thách của lịch sử, phong trào cộng sản đang gặp phải những khó khăn nhất định, chủ nghĩa tạm thời nắm ưu thế về kinh tế, khoa học - công nghệ và chi phối quá trình toàn cầu hóa.v.v..những điều đó không có nghĩa là chủ nghĩa Mác - Lênin đã hết vai trò lịch sử. Đó vẫn là thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho việc nhận thức và cải tạo thế giới. “Tất cả các dân tộc sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội, đó là điều không tránh khỏi” [45, tr.16] và “Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội” [12, t.14]. Với nhận thức này Đảng ta vẫn khẳng định: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đường và cái đích mà chúng ta hướng tới. Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng:
Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân lao động làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi mọi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng,
đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới [17, tr.68]
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo để có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc. Đây chính cơ sở kinh tế - xã hội để chúng ta xây dựng đạo đức mới, đạo đức xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển cao của nền kinh tế đã góp phần nâng cao đời sống vật chất của người dân, mà còn nâng cao đời sống tinh thần của mọi người. Mặt bằng trình độ dân trí được nâng cao lên, mức độ, điền kiện hưởng thụ văn hoá tinh thần của nhân dân được nâng lên đáng kể. Chính nền kinh tế đã tạo điềù kiện to lớn cho chúng ta xây dựng nền văn hoá mới, phát huy được những giá trị đạo đức nhân văn đi sâu vào đời sống mọi người. Phải khách quan thừa nhận rằng, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã tạo ra những tiền đề và điều kiện để khắc phục những suy thoái về đạo đức lối sống, mặt khác còn là điều kiện thuận lợi cho chúng ta đẩy mạnh giáo dục đạo đức mới trong sự phát triển của con người Việt Nam nói chung và cho sinh viên Việt Nam nói riêng.
Đảng và Nhà nước ta xác định: đặt con người làm trung tâm của sự phát triển, có chiến lược phát triển con người toàn diện. Do đó, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là quá trình phát triển hài hoà giữa kinh tế và văn hóa xã hội, mà ở đhoáon người vừa là mục tiêu, vừa là động lực. Sự phát triển kinh tế luôn phải đồng hành với sự phát triển toàn diện con người, điều đó có nghĩa là phát triển kinh tế phải hướng tới mục tiêu đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người và chính con người lại tạo ra quá trình phát triển tiếp theo của nền kinh tế. Dưới chủ nghĩa xã hội không có một nền kinh tế tự thân, kinh tế vì kinh tế một cách đơn thuần. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng chính sách cũng như suốt quá trình phát triển.
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” là chúng ta đang thực hiện chủ nghĩa nhân đạo trong quá trình xây dựng đất nước. Ở đó, mọi quyền con người được bảo đảm, vị thế con người được khẳng định, con người được phát triển toàn diện. Từ đó, các nguyên tắc chuẩn mực đạo đức mới được hình thành và phát triển, đảm bảo sự phát triển nhân cách của con người phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực của một xã hội tiến bộ.
Từ những thực tế trên, chúng ta có thể khẳng định xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là điều kiện để đẩy mạnh giáo dục và xây dựng đạo đức mới cho nhân dân. Mặt khác, chính những nguyên tắc, chuẩn mực của đạo đức mới làm hạn chế sự phát triển của những tiêu cực của nền kinh tế thị trường, góp phần hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam nói chung và tầng lớp sinh viên nói riêng.
Thứ hai, xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thực hiện tốt chính sách xã hội, đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu
Nền kinh tế thị trường đã phát triển mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển, ở nước đó hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh và mọi việc đều được xử lý theo pháp luật. Hệ thống pháp luật này đảm bảo cho các nhà chức trách, quản lý, tổ chức sản xuất, kinh doanh và cả người lao động có được một hành lang pháp lý bảo vệ, đồng thời ngăn chặn các hoạt động phi pháp.
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, sự chuyển đổi nhanh của nền kinh tế làm cho pháp luật phát triển không kịp và chưa đồng bộ. Do chưa có hệ thống pháp luật đồng bộ, thiếu chặt chẽ và chưa nghiêm minh, là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng lừa đảo, cướp giật, tham nhũng, hối lộ, buôn lậu, trốn thuế, hàng giả… làm giàu bất chính và những biểu hiện tiêu cực của đời sống sinh viên.
Trong bất cứ xã hội nào thì đạo đức và pháp luật luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau, cả hai đều thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người. Sự khác nhau giữa pháp luật và đạo đức là ở các hình thức biểu hiện. Sự điều chỉnh pháp luật thể
hiện ý chí của nhà nước, còn đạo đức biểu hiện ý chí của xã hội. Pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các nhân và xã hội bằng các điều luật mang tính cưỡng bức. Còn đạo đức điều chỉnh các hoạt động của con người trong quan hệ xã hội chủ yếu bằng các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức dựa trên dư luận xã hội, sự cắn rứt lương tâm, danh dự. Sự khác biệt và thống nhất giữa đạo đức và pháp luật là cơ sở của tác động qua lại, bổ trợ cho nhau. Cho nên, hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật sẽ góp phần nâng cao vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội, trong đó có hoàn thiện đạo đức của sinh viên.
Ở Việt Nam hiện nay, sự thống nhất của pháp luật và đạo đức được dựa trên cơ sở kinh tế của nó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo Hồ Chí Minh, pháp luật thực sự dân chủ, vì nó bảo vệ quyền dân chủ tự do rộng rãi cho nhân dân lao động. Để bảo vệ quyền tự do của mỗi người, để thực hiện nhiệm vụ đó, nhà nước thực sự của dân, chăm lo lợi ích của nhân dân. Đây chính là cơ sở để khẳng định pháp luật và đạo đức thể hiện lợi ích và ý chí của nhân dân lao động. Tất cả sự điều chỉnh của pháp luật và đạo đức đối với hành vi của con người trong các quan hệ xã hội, tất cả đều hướng tới mục tiêu cao đẹp làm cho xã hội phát triển lành mạnh, con người được tự do và phát triển toàn diện. Cho nên, hệ thống pháp luật ở Việt Nam phải là hệ thống pháp luật dân chủ, tiến bộ, hướng tới các giá trị nhân văn. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm giáo dục pháp luật cho thế hệ trẻ, đặc biệt là tầng lớp sinh viên, để họ nhận thức được các quy định của pháp luật và tích cực đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm pháp luật.
Bên cạnh xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ thì Đảng và Nhà nước cần phải có một hệ thống chính sách xã hội đảm bảo sự phân phối về vật chất và tinh thần của con người trên cơ sở bình đẳng, bảo đảm lợi ích chung cho xã hội. Chính sách xã hội thể hiện bản chất nhân đạo, tiến bộ của một chế độ xã hội, phụ thuộc vào tính chất ưu việt của giai cấp cầm quyền. Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân là giai cấp nắm vai trò lãnh đạo, là giai cấp đứng vào vị trí trung tâm của dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân, dựa trên sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân để thực hiện sứ mệnh lịch sử
được cả dân tộc giao phó. Đó chính là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đảm bảo: “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển” [17, tr.26]. Đối tượng trong chính sách xã hội của Nhà nước ta luôn quan tâm chú ý đó là tầng lớp sinh viên, như: chính sách cho sinh viên vay vốn để hỗ trợ học tập, chính sách hỗ trợ và miễn giảm học phí cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên gia đình chính sách…đã làm rõ bản nhân đạo, hướng tới mục tiêu: ai ai cũng được học hành.
Thực hiện tốt chính sách xã hội là cầu nối giữa kinh tế và đạo đức. Kinh tế không tác động trực tiếp đến đạo đức mà luôn thông qua một khâu trung gian, đó là các chính sách kinh tế - xã hội. Muốn thực hiện tốt các chính sách xã hội, thì điều đầu tiên là phải phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động. Chính kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện tốt chính sách xã hội, ngược lại chính sách xã hội lại tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, đặc biệt là nguồn nhân lực, trong đó sinh viên chính là nguồn nhân lực chất lượng cao. Tại Đại hội X, Đảng ta khẳng định: “Thực hiện tốt các chính sách xã hội trên