- Quan niệm về giá trị cuộc sống của sinh viên hiện nay
2.2.1. Xây dựng ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện trong tu dưỡng đạo đức của sinh viên ngăn chặn những tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường,
sinh viên. ngăn chặn những tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường, những phức tạp của quá trình toàn cầu hoá
Giáo dục đạo đức là một quá trình có hai mặt, một mặt là do tác động từ bên ngoài vào đối tượng được giáo dục; mặt khác quan trọng, có ý nghĩa quyết định hơn là quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách sinh viên theo nguyên lý: vận động là quá trình tự vận động. Quá trình giáo dục đạo đức là góp phần chuyển những quan niệm đạo đức từ tự phát sang tự giác, nhằm hình thành ở họ ý thức, tình cảm và năng lực thực hiện các yêu cầu của xã hội về hành vi của con người trong các mối quan hệ xã hội.
Giáo dục đạo đức cho sinh viên đòi hỏi chúng ta phải xây dựng hình thành cho họ ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức. Đây là quá trình vừa để nâng cao các giá trị
đạo đức truyền thống vừa tạo ra các giá trị đạo đức mới, đồng thời góp phần khắc phục những quan niệm đạo đức lạc hậu, chống lại những hiện tượng tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường và những biến đổi phức tạp của quá trình toàn cầu hoá. Xây dựng ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức cho sinh viên là một giải pháp cực kỳ quan trọng, cần thiết để cho sinh viên có sự nhận thức, định hướng đúng đắn trong các hoạt động của mình trong cuộc sống. Góp phần xây dựng đạo đức mới trong sinh viên, từ đó làm cho mỗi sinh viên nhận thức về cuộc sống đúng đắn hơn, có quan hệ xã hội lành mạnh hơn và khả năng loại bỏ những tiêu cực của cơ chế thị trường và biến đổi phức tạp của quá trình toàn cầu hoá.
Để phát huy được ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện trong tu dưỡng đạo đức của sinh viên trong cơ chế thị trường và bối cảnh toàn cầu hoá trước mắt cần phải giải quyết tốt các vấn đề cơ bản sau đây:
Thứ nhất, phải nhận diện và khắc phục triệt để tác động tiêu cực từ mặt trái của
kinh tế thị trường và toàn cầu hoá với đời sống đạo đức sinh viên. Xuất phát từ đặc thù của sinh viên, đây là tầng lớp trẻ, năng động, ham hiểu biết, thích tiếp thu những cái mới. Nhưng lại là tầng lớp kinh nghiệm sống còn ít, hành động nhiều lúc còn bồng bột thiếu suy nghĩ, nên dễ bị những tiêu cực của kinh tế thị trường và toàn cầu hoá tác động. Cho nên xây dựng ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện trong tu dưỡng đạo đức của sinh viên được hình thành dựa trên sự hiểu biết về cơ chế thị trường (cả tiêu cực và tích cực) và biến đổi phức tạp của quá trình toàn cầu hoá. Có như vậy, ý thức tự giác, tự rèn luyện đạo đức của sinh viên mới có hiệu quả cao, có tác dụng định hướng mọi hoạt động của sinh viên một cách mạnh mẽ. Trên thực tế, đã xuất hiện một bộ phận sinh viên sống thiếu lý tưởng, không tích cực, tự giác trong học tập, thích đua đòi, sống ích kỷ cá nhân, ngại tham gia các phong trào tập thể, coi đồng tiền là thước đo cao nhất trong cuộc sống, sống thực dụng và bàng quan với cuộc sống xung quanh. Vì vậy, ngay từ khi bước vào giảng đường đại học, mỗi sinh viên cần được giáo dục một lượng tri thức về cơ chế thị trường, về bối cảnh toàn cầu hoá đang tác động tới đất nước ta như thế nào. Các trường đại học, cao đẳng cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy: lấy người học làm trung tâm, tăng cường phát vấn tạo nên sự liên hệ ngược giữa người dạy và người học.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho sinh viên có cơ hội bày tỏ ý kiến quan điểm của mình, tự khẳng định mình trong cuộc sống. Để làm được việc này cần phải giáo dục cho sinh viên về tính khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tạo ra cho sinh viên có một thế giới quan khoa học đủ tri thức đánh giá được sự tác động của cơ chế thị trường và quá trình toàn cầu hoá. Mặt khác, tiến hành giáo dục cho sinh viên về đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hệ thống các nguyên tắc, chuẩn mực của đạo đức mới nhằm hình thành ở họ ý thức đạo đức mới một cách hoàn thiện.
Thứ hai, để nâng cao tính tích cực, tự giác của sinh viên cần phải giáo dục tinh
thần “chiến thắng ngay chính bản thân mình”, đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn và phức tạp. Tại lớp chỉnh Đảng Trung ương khoá 2 (tháng 3/1953), Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:
Phải thấy kẻ địch trong mình ta nó mạnh lắm. Đế quốc bên ngoài có thể dùng súng, dùng đạn để đánh được. Kẻ địch trong người không thể dùng lựu đạn để đánh được. Kẻ địch trong người không thể mà ném vào được; nó vô hình, vô ảnh, không dàn ra thành trận, luôn luôn lẩn lút trong mình ta. Nó không thấy, khó biết, nên khó tránh. Những đã biết việc phải thì kiên quyết làm. Làm không phải là chuyện dễ. Nó khó như trèo núi, rất gay go và có khi nguy hiểm là đằng khác [58, tr.59 - 60]
Biểu hiện cao nhất của tính tự giác là luôn tích cực, chủ động tự kiểm tra, tự nhận thức, tự đánh giá tư tưởng và hành vi của mình. Nếu không tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên thì rất dễ bị ngã gục trước những cám dỗ của kinh tế thị trường và tâm lý sùng ngoại.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, tự đánh giá được bản thân mình càng trở nên cần thiết, đó vừa là phẩm chất đạo đức vừa là biện pháp căn bản để sinh viên rèn luyện bản thân, tránh xa được các cám dỗ của cuộc đời. Hơn hai ngàn năm trước, Xô - crát từng nói: “Con người hãy nhận thức chính bản thân mình”, phải chăng cũng yêu cầu như vậy.
Thứ ba, phẩm chất đạo đức của sinh viên không phải là cái có sẵn “tiên thiên”,
mà được hình thành, phát triển thông qua quá trình học tập và hoạt động xã hội. Chỉ có trong quá trình học tập và hoạt động xã hội thì những mặt tích cực và còn những mặt hạn chế về đạo đức của sinh viên mới được bộc lộ. Các quan niệm, các phạm trù đạo đức chỉ được củng cố và phát triển trong sinh viên do sự ý thức rèn luyện hàng ngày, tu dưỡng rèn luyện đạo đức cũng giống như: “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.
Đạo đức mới là đạo đức hành động, đòi hỏi sinh viên phải hoà mình vào cuộc sống, nâng cao ý thức tự học và tự rèn luyện. Sinh viên phải tham gia vào các phong trào thi đua, phong trào hoạt động xã hội, thực sự dấn thân vào công việc phải “nhảy xuống nước” để biết bơi qua nó, làm cho sinh viên tự hoàn thiện phẩm chất đạo đức và năng lực của bản thân mình.