NỘI DUNG, YÊU CẦU CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay pptx (Trang 33 - 52)

SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ

1.2.1. Nội dung xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan, vừa là quá trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích quốc gia. Sự cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia ngày càng quyết liệt hơn đòi hỏi phải tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hoá và đổi mới công nghệ một cách nhanh chóng. Các phương tiện truyền thông, mạng viễn thông, Internet tạo thuận lợi cho giao lưu văn hoá, đồng thời đang diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt để bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc.

Ở trong nước việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, triển khai thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010 và đến 2020 sẽ tạo ra cho đất nước phát triển mới, những điều kiện vật chất đảm bảo đáp ứng tốt hơn cho sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, phát triển sinh viên. Tuy vậy, sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong những năm qua còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Một trong những

thách thức lớn nhất mà Đảng ta xác định đó là tụt hậu về kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường đã dẫn tới tham ô, lãng phí, quan liêu đến mức trở thành “quốc nạn”.

Thực tế trên đây đã tạo ra sự thay đổi sâu sắc trong đời sống nhân dân, trong đó có tầng lớp sinh viên. Sinh viên là những con người trẻ tuổi, năng động, nhiệt tình, sôi nổi nhưng nhiều khi thiếu bản lĩnh trong cuộc sống. Để cho sinh viên có những định hướng đúng đắn trong các hoạt động xã hội của mình, cần phải giáo dục, bồi dưỡng cho họ những phẩm chất nhân cách, những giá trị đạo đức mới mà nội dung của nó bao gồm:

- Thứ nhất, giáo dục ý thức tự giác, sáng tạo, trong học tập và nghiên cứu khoa

học cho sinh viên theo tinh thần “ Học tập - sáng tạo - hội nhập - phát triển”.

Đất nước đang trong quá trình đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang phát triển một cách mạnh mẽ. Nền kinh tế tri thức đang chứng tỏ vai trò của mình trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, sinh viên thời hội nhập được đặt vào vị trí quan trọng có ý nghĩa quyết định tương lai của nước nhà. Sự kiện Việt Nam gia nhập vào WTO đã mở ra cánh cửa đầy tiềm năng và thách thức lớn cho thế hệ trẻ. Sinh viên Việt Nam thời kỳ hội nhập phải tự trang bị cho mình sự nhạy bén, bản lĩnh và kỹ năng để đáp ứng lại những yêu cầu xã hội đặt ra.

Sinh viên Việt Nam phải nhận thức được rằng học tập và sáng tạo là nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng nhất, học tập không chỉ có nghĩa là học kiến thức mà còn là khám phá tri thức, là nghiên cứu khoa học và sáng tạo công nghệ. Nhưng để việc học tập đạt kết quả tốt, cần phải tự đặt cho mình một cái đích, tự tìm ra cho mình một cách học hiểu quả, luôn khám phá và sáng tạo, biết kết hợp học đi đôi với hành.

Trong nhiều năm qua, thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục nước nhà, các nhà trường đã quan tâm nhiều hơn tới việc học tập của sinh viên, từng bước đổi mới phương pháp giảng dạy, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng giảng đường, phòng thí nghiệm. Đa số sinh viên đã chủ động, tích cực học tập, tham gia nghiên cứu khoa học. Qua số liệu tổng hợp về kết quả giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” của Bộ

Giáo dục và Đào tạo cho thấy số công trình tham gia đoạt giải đã tăng 3,55 lần (năm 2007 so với năm 1998). Năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo trao giải thưởng “sinh viên nghiên cứu khoa học” cho 593 công trình do 1.124 sinh viên thực hiện.

Bảng 1.1:Số liệu tổng hợp kết quả giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học”

của Bộ Giáo dục và Đào tạo

STT Năm Số công trình đoạt giải Giải nhất Giải nhì Giải ba Giải khuyến khích Số trường được khen thưởng 1 1998 167 15 26 36 90 17 2 1999 246 15 44 69 118 27 3 2000 296 20 62 90 124 24 4 2001 375 18 66 96 195 29 5 2002 427 19 75 97 236 30 6 2003 447 16 54 75 302 31 7 2004 476 15 56 76 329 7 8 2005 478 16 46 80 336 20 9 2006 511 14 52 82 363 25 10 2007 593 14 63 98 419 21

Nguồn: Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường Đại học, Học viện và Cao đẳng, Bộ Giáo dục và Đào tạo [69, tr.71].

Để chuẩn bị cho tương lai, để thích ứng với thị trường lao động đòi hỏi chất lượng cao, nhiều sinh viên một lúc còn học hai trường, phấn đấu học thêm ngoại ngữ, tin học và các môn bổ trợ khác. Theo một điều tra của Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục cho thấy 70% sinh viên học thêm ngoại ngữ, 30% sinh viên học thêm tin học và 25% sinh viên học thêm các môn khác. [21, tr.23]. Sinh viên đã có ý thức tham gia từng bước chủ động tham gia góp phần đổi mới quá trình đào tạo, từ phương pháp học thụ động

chuyển dần sang phương pháp chủ động tiếp nhận, tổng hợp và phân tích thông tin theo hệ thống: nhiều sinh viên đã tự giác tự học tập, tự nghiên cứu.

Bên cạnh những ưu điểm, tiến bộ nêu trên, hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên còn bộc lộ nhiều vấn đề.

Trước hết, chúng ta có thể nhận thấy số lượng sinh viên tự học, tự nghiên cứu, chủ động, tích cực tham gia nghiên cứu khoa học có tăng nhưng còn nhỏ và phân bố không đồng đều giữa các trường; hoạt động này chủ yếu tập trung vào các sinh viên học giỏi, một bộ phận học khá và thường tập trung vào những năm cuối đại học, gắn với việc làm khoá luận tốt nghiệp.

Về phương pháp tự học, có đến 50,4% sinh viên chưa có phương pháp học cụ thể. Khảo sát tình hình sinh viên năm 2008 cho thấy có tới 75,2% sinh viên cho rằng “chất lượng học tập và rèn luyện của sinh viên gần đây thấp” là đúng. Trong đó nguyên nhân hàng đầu là do “bản thân sinh viên chưa tích cực” (69,9%), “Phương pháp học tập chưa tốt” (32,8%), “phương pháp đào tạo chưa phù hợp”. (28,6%) [23, tr.45].

Chất lượng nghiên cứu khoa học còn nhiều bất cập trên cả bốn tiêu chí: phương pháp nghiên cứu; nội dung nghiên cứu; hiệu quả kinh tế xã hội; giáo dục và cách trình bày công trình. Thời gian nghiên cứu không mang tính liên tục, xác lập đề tài thiếu vững chắc, không ít đề tài chung chung, thiếu tính sáng tạo. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đối với thực tiễn đời sống và việc nâng cao chất lượng đào tạo chưa cao, bệnh hình thức, sao chép, trong nghiên cứu còn nhiều.

Từ những vấn đề như trên, chúng tôi nhận thấy cần phải giáo dục ý thức tự giác, sáng tạo trong học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên theo tinh thần “ Học tập - sáng tạo - hội nhập - phát triển” mà Đại hội đại biểu Toàn quốc Hội Sinh viên việt Nam lần thứ VIII (tháng 2 năm 2009) đã đề ra. Sinh viên Việt Nam là những con người thông minh, can đảm, dám đương đầu với mọi thử thách của cuộc sống, và đặc biệt có năng lực tư duy sáng tạo không thua kém bạn bè trên thế giới. Nhưng điều đáng quý là năng lực tư duy sáng tạo của sinh viên Việt Nam luôn được thể hiện những đóng góp về tri thức và sức lực vì sự độc lập của tổ quốc, sự phồn vinh của đất nước. Để tiếp tục phát huy tính tự giác và năng lực tư duy sáng tạo của sinh viên Việt Nam trong hội nhập

quốc tế. Theo chúng tôi, mỗi sinh viên Việt Nam cần phải xác định được các yêu cầu sau:

Một là, sinh viên phải thấy rõ được vai trò tự học, tự rèn luyện là một trong những

yếu tố quyết định đến kết quả học tập của mình.

Tính tích cực tự giác của con người chỉ được hình thành dựa trên cơ sở nhận thức thế giới tự nhiên, xã hội và ngay chính bản thân mình. Ở trình độ nhận thức kinh nghiệm, việc tự giáo dục, tự rèn luyện mang tính tự phát, khi nhận thức con người vươn tới trình độ nhận thức lý luận khoa học thì tính tự giác được nâng lên. Tự học, tự rèn luyện, là quá trình tự thân vận động, là quá trình hướng nội, là sự chiến thắng chính bản thân mình, nó thể hiện tính tích cực của ý thức khi bản thân ý thức trở thành nguyên nhân tác động. Tự học, tự rèn luyện của sinh viên trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi phải có ý chí, nghị lực và quyết tâm rất cao, phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo.

Để học tập tốt và vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao của tri thức một cách chủ động, vững chắc, chúng ta hãy thực hiện theo lời khuyên của Bác Hồ: Học ở trong nhà trường, học trong sách vở, học trong nhân dân.

Hai là, sinh viên xác định được mục tiêu học tập của mình và từ đó tìm ra được phương pháp học tập thích hợp.

Để việc học tập có kết quả cao, trước tiên mỗi sinh viên cần xác định rõ mục tiêu cho việc học tập của mình trên giảng đường đại học. Mục tiêu sẽ là cái đích mà ta luôn hướng tới, mục tiêu càng cao thì động lực càng phải lớn để chúng ta đạt được nó. Khi đã có mục tiêu thì mỗi sinh viên cần tạo cho mình một phương pháp học tập đúng đắn phù hợp, làm sao để phương pháp mang lại kết quả tốt nhất.

Ba là, Sinh viên phải tạo lập cho mình năng lực tư duy sáng tạo, đây là điều kiện cần thiết, hành trang để bước vào đời.

Năng lực tư duy sáng tạo trở thành một trong những điều kiện cần thiết của mỗi sinh viên Việt Nam, làm cho khả năng tiếp thu tri thức và vận dụng tri thức trong cuộc sống một cách nhanh chóng, chính xác. Chính năng lực tư duy đã tạo nên bản lĩnh trí tuệ của sinh viên Việt Nam trong nền kinh tế tri thức và khả năng tiếp nhận, xử lý các thông tin của quá trình toàn cầu hoá. Năng lực tư duy sáng tạo của sinh viên Việt Nam

luôn được thể hiện ở những đóng góp về tri thức và sức lực vì sự độc lập của Tổ quốc hay sự phồn vinh của đất nước.

Bốn là,sinh viên phải xây dựng được kế hoạch học tập hợp lý, khoa học, sáng tạo.

Kết quả học tập của sinh viên còn phụ thuộc vào việc lập kế hoạch và việc tổ chức việc học tập của mình. Để đưa ra một kế hoạch phù hợp và có tính khoa học, sinh viên cần phải lưu ý đến các vấn đề như môn học, tâm sinh lý, sức khoẻ. Đặc biệt, trong xây dựng kế hoạch học tập sinh viên cần phải chủ động thời gian tự học, tự tìm tòi để nâng cao trình độ.

Xã hội ngày càng phát triển, học tập, sáng tạo, không chỉ dừng lại ở chỗ khám phá những điều mới mẻ mà sinh viên còn phải biết chắt lọc những giá trị văn hoá, những tri thức thật sự có ích cho cuộc sống. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế thì sự tương tác đa chiều ảnh hưởng tới tất cả các quốc gia trên thế giới. Điều đó tất yếu mỗi quốc gia, dân tộc và mỗi con người, đặc biệt là sinh viên, thế hệ trẻ năng động, có tri thức phải biết phát huy năng lực tư duy sáng tạo để chắt lọc những giá trị tinh tuý trong kho tàng tri thức nhân loại nhằm phục vụ cho mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

- Thứ hai, giáo dục tinh thần tập thể, nêu cao chủ nghĩa tập thể cho sinh viên, tinh

thần phục vụ nhân dân,

Quá trình học tập, rèn luyện ở bậc đại học, cao đẳng không chỉ là quá trình giáo dục, đào tạo cho sinh viên có phẩm chất, năng lực tham gia vào quá trình sản xuất của xã hội, mà còn chuẩn bị cho họ khả năng bước vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: chính trị, văn hoá, gia đình, giao tiếp, giải trí…Để có thể xứng đáng là người kế tục các thế hệ đi trước, mà còn là tương lai của đất nước, của dân tộc, đòi hỏi sinh viên phải được giáo dục tinh thần phục vụ nhân dân, nêu cao chủ nghĩa tập thể.

Giáo dục tinh thần phục vụ nhân dân cho sinh viên là: chúng ta giáo dục trách nhiệm của sinh viên trước cộng đồng, trước mọi người, với tinh thần: “ Đâu cần sinh viên có, đâu khó có sinh viên”. Thể hiện tính tích cực của sinh viên trong các hoạt động mang tính chất chính trị - xã hội do Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức. Rất nhiều sinh viên đã tích cực tham gia vào các hoạt động: chiến dịch sinh viên tình nguyện, các

hoạt động đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động tình nguyện khắc phục hậu quả thiên tai, hiến máu nhân đạo. Thực tế đã cho thấy, trong hoạt động lao động sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội, mức độ sẵn sàng tham gia của sinh viên là 63,1%, hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng là 71,1%, hoạt động bảo vệ tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội chiếm 63,3%, hoạt động cải cách hành chính 40,3%, hoạt động trong hội nhập kinh tế quốc dân 53,1% [23, tr.41].

Hình ảnh những sinh viên tình nguyện toả về mọi miền đất nước, về với nhân dân “cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với nhân dân”. Nó có sức lan toả cực kỳ lớn trong cộng đồng xã hội, đồng thời cũng tác động trở lại định hướng giá trị, lối sống của sinh viên: sống vì mọi người, vì cộng đồng, vì sự phát triển xã hội. Sinh viên đã không lãnh đạm, thờ ơ với cuộc sống, ngược lại họ sẵn sàng cống hiến, hy sinh lợi ích cá nhân vì cộng động và đất nước. Kết quả của phong trào sinh viên tình nguyện với các hoạt động phong phú: Các hoạt động tình nguyện tại chỗ đã duy trì 568 đội an ninh xung kích, câu lạc bộ phong chống tệ nạn xã hội với 50,867 lượt sinh viên tham; các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, chung sức cùng cộng đồng, đã có 683.000 đơn vị máu do sinh viên tình nguyện hiến, tổ chức rất nhiều đợt tình nguyện chăm sóc các thương, bệnh binh tại trung tâm điều dưỡng; chiến dịch sinh viên tình nguyện hè đã có 3 triệu lượt sinh viên tham gia, thành lập 25.000 đội hình chuyên trách với sự tham gia của 400.000 sinh viên tình nguyện; chương trình tiếp sức mùa thi đã thu hút 135.201 sinh viên tham gia, tư vấn hỗ trợ 1,7 triệu lượt thí sinh, giới thiệu 976.307 chỗ trọ giá rẻ hoặc miễn phí. Có nhiều sinh viên tình nguyện đã ngã xuống khi còn đang làm nhiệm vụ: sinh viên Nguyễn Văn Ưng - Trường Cao đẳng kỹ thuật Vinh; Sinh viên Nguyễn Anh Tuấn - Trường Đại học sư phạm Hà Nội; sinh viên Bùi Khôi Nguyên - Trường Đại học Cần Thơ; sinh viên Mai Thị Lan Hương - Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội; sinh viên Nguyễn Thị Thanh Lệ - Học viện Báo chí và Tuyên truyền v.v.. Sự hy sinh của những sinh viên tình nguyện sẽ mãi mãi là tấm gương sáng về thế hệ sinh viên năng động, trách nhiệm vì cộng đồng, vì nhân dân mà phục vụ, vì sự phồn vinh của đất nước.

Bên cạnh những sinh viên tích cực, vẫn còn một bộ phận sinh viên chưa sẵn sàng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay pptx (Trang 33 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)