VIỆT NAM
Trong quá trình phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, khi nền kinh tế càng phát triển mạnh thì lượng vốn huy động cho phát triển kinh tế càng tăng lên. Khi nhu cầu huy động vốn tăng cao đến một mức độ nào đó sẽ kéo theo sự phát triển của thị trường vốn. Trong thị trường vốn thì thị thị trường chứng khoán có vai trò quan trọng nhất và sự ra đời của thị trường chứng khoán là một tất yếu khách quan của sự phát triển kinh tế tại mỗi một quốc gia. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, sau khi thực hiện chính sách mở cửa từ năm 1986 làm cho kinh tế liên tục tăng trường và phát triển. Xây dựng và phát triển TTCK là mục tiêu đã được Đảng và Chính phủ Việt Nam định hướng từ những năm đầu thập kỷ 90 (thế kỷ 20) nhằm xác lập một kênh huy động vốn mới cho đầu tư phát triển. Việc nghiên cứu, xây dựng đề án thành lập TTCK đã được nhiều cơ quan Nhà nước, các Viện nghiên cứu phối hợp đề xuất với Chính phủ.
Một trong những bước đi đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam là việc thành lập Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn thuộc Ngân hàng Nhà nước (Quyết định số 207/QĐ- TCCB ngày 6/11/1993 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước) với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo bước đi thích hợp. Theo sự uỷ quyền của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức nghiên cứu về các lĩnh
vực liên quan đến hoạt động của TTCK, đề xuất với Chính phủ về mô hình TTCK Việt Nam, đào tạo kiến thức cơ bản về chứng khoán và TTCK cho một bộ phận nhân lực quản lý và vận hành thị trường trong tương lai; nghiên cứu, khảo sát thực tế một số TTCK trong khu vực và trên thế giới… Tuy nhiên, với tư cách là một tổ chức thuộc NHNN nên phạm vi nghiên cứu, xây dựng đề án và mô hình TTCK khó phát triển trong khi TTCK là một lĩnh vực cần có sự phối hợp, liên kết của nhiều ngành, nhiều tổ chức. sự kiện Ngày 20/07/2000, TTGDCK Tp.HCM đã chính thức khai trương đi vào vận hành, và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 02 loại cổ phiếu niêm yết là SAM và REE với số điểm ban đầu là 100 điểm đã đánh dấu sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam cho đến thời điểm tháng Quy mô hoạt động của TTCK từng bước được mở rộng. Từ chỗ chỉ có 5 loại cổ phiếu và 2 loại trái phiếu Chính phủ với tổng giá trị niêm yết toàn thị trường khoảng 1.000 tỷ đồng đến năm 2003 đã có 23 loại cổ phiếu, 2 loại trái phiếu công ty và gần 100 loại trái phiếu Chính phủ với tổng giá trị niêm yết lên đến hơn 12.500 tỷ đồng. Sự mở rộng của thị trường còn được ghi nhận ở sự tăng lên của các công ty chứng khoán (CTCK), sự xuất hiện của công ty quản lý quỹ đầu tư và ngân hàng giám sát… Bên cạnh đó, TTCK đã góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước theo hướng nhanh hơn và tích cực hơn, đồng thời cũng góp phần tạo sự sôi động hơn cho hoạt động giao dịch các cổ phiếu chưa niêm yết. Tuy nhiên, sự sụt giảm của thị trường chứng khoán từ năm 2002 vẫn tiếp diễn. Vào thời điểm tổng kết năm 2002, người ta đã có ước tính rằng gần 80% nhà đầu tư tham gia Thị trường Chứng khoán (TTCK) bị thua lỗ. Qua năm 2003, hoàn cảnh của số đông nhà đầu tư vẫn không được cải thiện; Vn Index tiếp tục suy giảm trong phần lớn thời gian giao dịch trong năm.
Tuy nhiên đến năm 2004 được đánh giá là thời gian giá cổ phiếu dần hồi phục sau giai đoạn suy giảm trong các năm 2002 và 2003. Giao dịch cổ phiếu trên sàn có xu thế ổn định hơn, các cổ phiếu hầu như không có biến động lớn. Chỉ số VN-Index ở mức 239,29 điểm (ngày 31/12/2004), tăng hơn 72 điểm so với cùng thời điểm này của năm 2003 (166,94 điểm)..Việc giá cổ phiếu tăng mạnh đã làm cho các nhà đầu tư quan tâm hơn đến thị trường chứng khoán. Trên thị trường không chính thức, các hoạt động mua bán cổ phiếu diễn ra hết sức sôi động với hơn 100 loại cổ phiếu được giao dịch khá thường xuyên, tiêu biểu là cổ phiếu của Công ty Sữa Việt Nam, Giống Cây Trồng Miền Nam, Dầu Tường An, Dược Hậu Giang, Bảo Minh.
Bên cạnh đó, với nỗ lực đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và được khích lệ bởi sự tăng trưởng trở lại của thị trường chứng khoán, các đợt đấu giá bán cổ phần ra công chúng đã thu hút sự quan tâm rất lớn của công chúng và giới đầu tư.Các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ cũng đã diễn ra đều đặn với mức độ thành công vượt hẳn so với năm trước.Trên thị trường giao dịch, nghiệp vụ mua bán trái phiếu có kỳ hạn (repo) đã giúp tăng tính thanh khoản cho thị trường trái phiếu và thực sự đem lại lợi ích cho các đối tượng tham gia mua bán trái phiếu. Các đơn vị chiếm thị phần lớn trên thị trường trái phiếu cũng thu được lợi nhuận đáng kể từ nghiệp vụ này, nổi bật là Công ty Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cùng với tốc độ tăng trưởng khá cao của nền kinh tế Việt Nam, tình hình hoạt động kinh doanh của phần lớn các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng đạt những kết quả khả quan, đặc biệt các công ty này đã có những tiến bộ đáng kể trong công tác công bố thông tin.
Năm 2004 cũng chứng kiến sự tham gia mạnh mẽ hơn của các quỹ đầu tư chứng khoán như VEIL, PXP Fund, VF1, giúp cho thị trường hoạt động ổn định hơn. Đến năm 2005 thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Sự tăng trưởng kéo dài đến năm 2006-2007 thì thị trường tăng trưởng quá nóng và có nguy cơ sụp đổ. Sự tăng trưởng nóng này kéo Vnindex có lúc đạt 1167 điểm và HASTC index đạt 495 điểm vào cuối năm 2007. Sự căng quá mức của bóng bóng chứng khoán Việt Nam đã bị xì hơi khi sang năm 2008 chứng khoán giảm liên tục. Thêm vào đó là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho tình hình kinh tế Việt Nam gặp không ít khó khăn, các nhà đầu tư nước ngoài thì rút vốn khỏi thị trường, nhà đầu tư trong nước bị thiếu vốn do hoạt động sản xuất kinh doanh khác bị trì trệ. Tình hình này kéo dài đến hiện nay khi mà VN Index giảm xuống dưới mức 300 điểm. tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của các công ty chứng khoán nói chung và SSI nói riêng.