Đầu tư cho nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty Cổ Phần Chứng Khoán Sài Gòn (Trang 82 - 85)

III ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA SSI

1 Kết quả đạt được

1.1.2 Đầu tư cho nguồn nhân lực

Chứng khoán là một lĩnh vực hoạt động tài chính cần có độ chính xác cao. Nhân lực chứng khoán là những nhân lực có chất lượng cao. Để đáp ứng được áp lực làm việc căng thẳng của các công ty chứng khoán khi thị trường chứng khoán sôi động thì cần phải có những con người có trình độ chuyên môn, sức khỏe tốt, năng động và thường là những con người trẻ tuổi được đào tạo chính quy tại các trường đại học nổi tiếng trong và ngoài nước. Cùng với sự Cùng với cơn sốt chứng khoán chưa có điểm dừng thì nhân lực cho thị trường này cũng đang là bài toán nan giải cho cả cơ quan quản lý lẫn các Cty chứng khoán vì quá thiếu. Còn nhớ vào thời điểm năm 2007 lúc này thị trường chứng khoán Việt Nam có khoảng 60 công ty lượng người có chứng chỉ của hành nghề theo yêu cầu của ủy ban chứng khoán nhà nước cũng chưa nhiều không thể đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực của các công ty chứng khoán tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty về nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao. Dù đang đứng ở vị trí "top 5" trong số các công ty chứng khoán (CTCK), hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra thuận lợi, tổng giám đốc một CTCK ngân hàng cổ phần lớn vẫn quyết định ra đi để tìm nơi làm việc mới với các điều kiện đãi ngộ tốt hơn.. Có một xu hướng là rất nhiều nhân viên, thậm chí cả tổng giám đốc từ các CTCK lớn chạy sang các CTCK mới thành lập hoặc tự đứng ra thành lập CTCK để được hưởng các điều kiện về tiền lương, cổ phần tốt hơn hoặc đơn giản là tự mình tìm cơ hội kinh doanh lớn. Tại CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), hầu như các vị trí trưởng phòng chủ chốt đều ra đi. Không chỉ có BSC, các CTCK ngân hàng quốc doanh khác cũng lâm vào tình trạng tương tự. Tại CTCK Ngân hàng Công thương (IBS), gần như toàn bộ các trưởng, phó phòng chủ chốt như môi giới, tư vấn, quản lý danh mục đầu tư, lưu ký

và có cả phó giám đốc đều đã rời công ty này. Hai trưởng phòng then chốt tại đây đã được đề bạt làm phó giám đốc nhưng đã từ chối để sang 2 CTCK mới chỉ để làm chức trưởng phòng. Với nhiều nhân viên đã từng làm ở các công ty chứng khoán thì chức vụ là một chuyện nhưng còn môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ thỏa đáng thì IBS khó có thể đáp ứng được so với các CTCK khác. Trong số các trưởng phòng của IBS đã rời đi, có người đang xúc tiến việc thành lập CTCK mới cùng với một số cổ đông trong đó có những cựu nhân viên IBS. Tại CTCK Ngân hàng Ngoại thương (VCBS), 2 phó giám đốc cũng đã rời khỏi đơn vị này để xúc tiến việc thành lập công ty riêng. Thực ra thì nhân viên của các phải làm nhiều, áp lực, nếu sai sót chỉ là một dấu phẩy hay một số không cũng có thể dẫn đến thiệt hại hàng tỷ đồng. Với áp lực công việc quá lớn như vậy trong khi chế độ lương, thưởng thì lại thấp so với các CTCK khác, chế độ cổ phần lại không có. Nếu không tạo điều kiện cho nhân viên làm việc thì họ cũng không gắn bó với công ty nữa mà tìm cách chuyển sang các công ty khác. Tại một số CTCK cổ phần lương tốt chưa hẳn đã giữ được chân nhân viên và CTCK Bảo Việt (BVSC) là một ví dụ. Nhiều trưởng phòng chủ chốt của BVSC cũng đã rời công ty này để đến các CTCK khác nhỏ hơn, đãi ngộ cũng không hơn so với BVSC. Một nhân viên đã từng làm việc tại đây cho biết lý do rời đi: "Vì tôi muốn một môi trường làm việc tốt hơn và được có nhiều không gian để thể hiện các ý tưởng của mình". Trường hợp được xem là hy hữu về vấn đề lương bổng là tại một CTCK ngân hàng lớn. Tổng giám đốc của CTCK này sau khi được tăng lương từ 1.000 USD lên 2.000 USD đã được một công ty khác mời sang kèm theo các điều kiện cực kỳ hấp dẫn về lương kèm cổ phiếu. Vị tổng giám đốc này sau đó đã đề nghị được tăng lương lên 4.000 USD/tháng và không được đáp ứng nên cũng đã bỏ đi. Hiện tại, vị trí tổng giám đốc đang

Nắm bắt được vai trò của đội ngũ nhân lực chất lượng cao của ngành chứng khoán nói chung và sự phát triển của SSI nói riêng, SSI luôn luôn có

những chính sách hấp dẫn nhằm thu hút những nhân tài về cống hiến cho công ty. SSI luôn luôn cố gắng tạo ra một môi trường làm việc năng động, một chính sách lương thưởng hấp dẫn cho nhân viên của mình và có những chính sách gắn bó trách nhiệm và quyền lợi của nhân viên với công ty thông qua việc ưu tiên mua cổ phiếu để trở thành cổ đông của công ty. Trong thời gian vừa qua SSI đã tuyển được nhân lực chất lượng cao với tuổi đời còn rất trẻ khi 80% độ tuổi của các nhân viên môi giới chứng khoán dưới 28 tuổi, rất nhiều các trưởng, phó phòng hay phó giám đốc các chi nhánh có tuồi đời chỉ 30.

Trong quá trình cạnh tranh nhân lực gay gắt của các công ty chứng khoán nhiều quản lý của các công ty chứng khoán phải thừa nhận rằng: Tìm được nhân lực chất lượng chứng khoán có chất lượng cao còn khó khăn hơn cả điều hành doanh nghiệp. Trong quá trình làm việc tại các công ty chứng khoán cần sự chính xác cao, chỉ sai một dấu phẩy, một con số cũng có thể đưa đến những thiệt hại bạc tỷ. Do vậy không phải ai cũng thích nghi với công ty chứng khoán. Việc thu hút được đủ nhân lực theo yêu cầu của sự phát triển đã là rất khó khi thị trường chứng khoán bùng nổ đặc biệt là trong thời điểm của năm 2006 và năm 2007 thì việc giữ chân người lao động ở lại gắn bó với công ty mình cũng là một bài toán với các nhà quản lý công ty chứng khoán. Tuy nhiên, công ty Cổ Phần Chứng Khoán Sài Gòn với vị thế của mình so với các công ty khác trong thị trường và tiềm lực tài chính khổng lồ của mình cũng như những chính sách thu hút nhân lực hấp dấn, công ty đã thu hút được một số nhân lực cấp cao từ các công ty tài chính, chứng khoán khác. Việc thu hút nhân sự cấp cao này sẽ tạo điều kiện cho

quá trình quản trị của công ty và phát triển của công ty được mạnh mẽ và bền vững hơn.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty Cổ Phần Chứng Khoán Sài Gòn (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w