3. BẢO TỒN TRÊN THẾ GIỚI
3.3. Phân loại các Khu bảo tồn trên Thế giới
- IUCN đã đề ra việc phân chia các loại hình Khu bảo tồn vào năm 1978, gồm có 10 loại theo mức độ và mục tiêu bảo vệ khác nhau:
+ Khu bảo tồn cho nghiên cứu khoa học (hay Khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt)
+ Vườn Quốc gia
+ Công trình thiên nhiên (hay Thắng cảnh thiên nhiên)
+ Khu dự trữ thiên nhiên (hay Khu bảo tồn động vật hoang dã) + Khu bảo tồn cảnh quan
+ Khu dự trữ tài nguyên
+ Khu bảo tồn nhân chủng học (hay Khu lịch sử) + Khu quản lý đa dạng
+ Khu bảo tồn sinh quyển + Khu di sản thế giới
- Sau hội nghị tại Caracas, Vênêzuela của Hội đồng Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên, IUCN đã rút lại còn 6 loại Khu bảo tồn thiên nhiên:
+ Loại I: Khu bảo tồn nghiêm ngặt/ Khu bảo tồn hoang dã: Bảo vệ và giữ
gìn các quá trình tự nhiên không có sự tác động của con người để có được những mẫu môi trường thiên nhiên nguyên vẹn, nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, quan trắc môi trường, giáo dục vào bảo tồn các nguồn tài nguyên di truyền trong tình trạng biến động và tiến hoá tự nhiên. Có hai loại phụ:
• Loại 1a gồm những Khu bảo tồn được quản lý chủ yếu cho nghiên cứu khoa học và quan trắc
• Loại 1b gồm các Khu bảo tồn được quản lý chủ yếu để bảo tồn những vùng hoang dã còn nguyên vẹn.
+ Loại II: Vườn Quốc gia: Bảo vệ các vùng thiên nhiên phong phú, đẹp
có ý nghĩa quốc gia và quốc tế về khoa học, giáo dục và giải trí. Các Khu bảo tồn này thường có diện tích rộng, ít chịu sự tác động của các hoạt động của con người và ở đó không cho phép khai thác các tài nguyên.
+ Loại III: Công trình thiên nhiên quốc gia/các thắng cảnh tự nhiên: Chủ
yếu bảo tồn các cảnh quan thiên nhiên đặc biệt của quốc gia. Các Khu bảo tồn này thường có diện tích không lớn.
+ Loại IV: Khu bảo tồn các sinh cảnh/Khu quản lý các loài: Chủ yếu bảo
tồn các điều kiện thiên nhiên cần thiết để bảo vệ một số loài có ý nghĩa quốc gia, một nhóm loài, các quần xã sinh vật hay các đặc trưng vật lý của môi trường mà ở đấy các đặc trưng này cần được bảo vệ một cách đặc biệt để tồn tại được lâu dài
+ Loại V: Khu bảo tồn cảnh quan đất liền hay cảnh quan biển: Chủ yếu
bảo tồn các cảnh quan thiên nhiên đẹp có ý nghĩa quốc gia, đặc trưng cho sự tác động một cách nhịp nhàng của các hoạt động của con người và thiên nhiên, có thể sử dụng cho giải trí và du lịch. Đây là những cảnh vật văn hoá/thiên nhiên đẹp đẽ có giá trị cao và là nơi mà việc sử dụng đất đai theo truyền thống còn được lưu giữ.
+ Loại VI: Khu bảo tồn quản lý tài nguyên thiên nhiên: Đây là loại Khu
bảo tồn mới được đề xuất, bao gồm những vùng được quản lý với mục tiêu bảo tồn lâu dài Đa dạng sinh học đồng thời sử dụng một cách bền vững các HST và tài nguyên thiên nhiên nhằm đảm bảo nhu cầu của các cộng đồng dân cư. Các Khu bảo tồn này thường có diện tích tương đối rộng và các HST còn ít bị biến đổi, và ở đây việc sử dụng tài nguyên theo cách truyền thống và bền vững được khuyến khích.
Số loại Khu bảo tồn cũng không đồng đều ở các nước. Loại V được dùng rộng rãi ở Châu Âu, còn ở Nam Hoa Kỳ nửa số Khu bảo tồn lại thuộc loại II. Ở Châu Úc loại I và II chiếm đến 4% diện tích tự nhiên, nhưng vẫn còn nhiều HST điển hình của vùng này vẫn chưa được đưa vào hệ thống các Khu bảo tồn.
Tuy IUCN đã phân ra 6 loại Khu bảo tồn như trên, nhưng không phải tất cả các nước đã theo cách phân loại trên để xây dựng hệ thống Khu bảo tồn của nước mình. Một số nước có cách phân loại riêng, có thể nhiều loại hơn hay ít loại hơn. Tên gọi các Khu bảo tồn trên thế giới cũng rất khác nhau và đến nay đã có đến 1388 thuật ngữ khác nhau được sử dụng để chỉ những Khu bảo tồn.