Xây dựng các Khu bảo tồn

Một phần của tài liệu ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 120 - 123)

3. BẢO TỒN HỆ SINH THÁI

3.1. Xây dựng các Khu bảo tồn

Có nhiều cách để thành lập khác Khu bảo tồn, song có 2 phương thức được sử dụng phổ biến nhất đó là : 1- thông quan Nhà nước (thường ở cấp trung ương, hoặc ở cấp khu vực hay địa phương), 2- thông qua các tổ chức bảo tồn hay cá nhân. Ngoài ra, các Khu bảo tồn còn được hình thành bởi các cộng đồng truyền thống bởi họ muốn giữ gìn lối sống của họ.

Phân hạng hiện thời của IUCN về các Khu bảo tồn và mục tiêu quản lý như sau

- I . Khu bảo vệ nghiêm ngặt (Strict protection)

+ Khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt (Strict Nature Reserve) + Khu hoang dã

- II. Bảo tồn các hệ sinh tháivà giải trí - III. Bảo tồn các đặc điểm tự nhiên - IV. Bảo tồn qua quản lý chủ động

- V. Bảo tồn cảnh quan trên đất liền, biển và giải trí. - VI. Sử dụng bền vững các hệ sinh thái tự nhiên.

3.1.1. Các Khu bảo tồn hiện có

Khu bảo tồn đầu tiên được chính thức hình thành vào ngày 1 tháng 3 năm 1872 khi tổng thống Mỹ khi đó là Ulysses Grant chỉ định 80.000ha ở vùng đông bắc Wyoming làm Vườn Quốc gia Yellowstone.

Kể từ đó tới nay, rất nhiều các Khu bảo tồn thiên nhiên, cả về động vật hoang dã và toàn bộ cảnh quan được thành lập trên khắp các nước trên thế giới.

Theo danh sách của Liên hợp quốcvề các Khu bảo tồn (UNEP, WCMC – 2003), hiện nay trên toàn thế giới có 102.102 khu bảo vệ, với diện tích trên 18,8 triệu km2, chiếm 12,65% diện tích bề mặt trái đất. Trong số 191 quốc gia có Khu bảo tồn, thì có 36 quốc gia có Khu bảo tồn chiếm 10-20% diện tích đất đai và 24 nước có trên 20% diện tích là cho các Khu bảo tồn.

3.1.2. Hiện trạng các Khu bảo tồn và các mối đe doạ tới các Khu bảo tồn

Hiệu quả mang lại từ các Khu bảo tồn là không thể phủ nhận, tuy nhiên các Khu bảo tồn trên thế giới vẫn còn nhiều hạn chế sau:

- Hầu hết các Khu bảo tồn có kích thước nhỏ, khó để duy trì sự sống cho các loài động vật có xương sống có kích thước lớn. Giải pháp đưa ra là thành lập hành lang giữa các Khu bảo tồn nhưng thực tế là có rất ít các Khu bảo tồn có hành lang liên kết với các Khu bảo tồn khác.

- Các Khu bảo tồn chưa có tính đại diện cao cho các thảm thực vật đặc trưng hay các loài đặc trưng.

- Thực tế nhiều Khu bảo tồn có hoạt động rất ít hoặc hầu như không hoạt động.

- Mạng lưới các Khu bảo tồn trên thế giới còn mỏng (theo tiêu chuẩn của IUCN, mỗi quốc gia phải có 10% diện tích tự nhiên được bảo tồn, nhưng số quốc gia có Khu bảo tồn còn ít). Thêm vào đó, diện tích dành cho các Khu bảo tồn biển còn rất thấp (0,5% diện tích đại dương).

- Mạng lưới Khu bảo tồn còn mang tính chất “tĩnh”, không đáp ứng được với những sự thay đổi về vùng phân bố của các loài do sự thay đổi khí hậu toàn cầu.

Do sự quản lý các Khu bảo tồn còn chưa hiệu quả, nên thực tế cho thấy các Khu bảo tồn trên thế giới đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng. Theo những nghiên cứu khảo sát của IUCN, thì những mối đe doạ với các Khu bảo tồn ở Nam Mỹ là lớn nhất, ở Châu Âu là ít nhất. Vấn đề về các loài thực vật ngoại lai xâm lấn nghiêm trọng nhất ở Châu Úc ( gồm Autralia, New Zealand ) và các đảo ở Thái Bình Dương. Trong khi việc khai thác bất hợp lý các loài hoang dại, cháy rừng và canh tác nông nghiệp là những mối đe doạ nghiêm trọng nhất đối với các nước châu Phi, châu Á và Nam Mỹ. Những vấn đề lớn nhất đối với các Khu bảo tồn ở các quốc gia phát triển chủ yếu liên quan tới các hoạt động khai thác tài nguyên, các dự án thủy lợi.

Do nguồn kinh phí hạn hẹp nên cần thiết phải thiết lập các ưu tiên cho việc bảo vệ. Có thể dung 3 tiêu chí sau để lập ra các ưu tiên cho bảo tồn loài:

- Tính đặc biệt: Một quần xã được ưu tiên bảo vệ cao hơn nếu ở đó là nơi sinh sống chủ yếu của nhiều loài đặc hữu quý hiếm so với các quần xã chỉ gồm các loài phổ biến. Một loài thường có giá trị bảo tồn nhiều hơn nếu loài đó có tính độc nhất về phân loại học, tức là loài duy nhất của giống hay họ, so với loài là thành viên của một giống (họ) có nhiều loài.

- Tính nguy cấp: một loài có nguy cơ tuyệt chủng sẽ được quan tâm nhiều hơn so với loài không bị đe doạ tuyệt chủng. Những quần xã sinh vật đang có nguy cơ bị tiêu diệt cũng cần được ưu tiên bảo vệ.

- Tính hữu dụng: loài có giá trị kinh tế hoặc tiềm năng đối với con người sẽ được ưu tiên bảo vệ nhiều hơn.

Từ những ưu tiên trên, có thể có những cách tiếp cận khác nhau để xây dựng khu bảo vệ.

- Cách tiếp cận về loài: Có thể thành lập các Khu bảo tồn để bảo vệ những loài độc nhất vô nhị, loài đặc hữu của một nước. Nhiều khu Vườn Quốc gia được thành lập với mục đích là bảo vệ môi trường sống của một loài duy nhất, loài này thường là những loài có thứ bậc cao theo xếp hạng ưu tiên trên.

Uỷ ban về sự sinh tồn của các loài thuộc IUCN tập hợp trên 2000 nhà khoa học thuộc 80 nhóm chuyên gia khác nhau, đã đánh giá và khuyến nghị bảo tồn cho các loài thú, chim, động vật không xương, các loài bò sát, cá và thực vật dựa trên các tiêu chí trên.

- Cách tiếp cận về quần xã hay hệ sinh thái: Một số nhà sinh thái học cho rằng nên tập trung cho bảo tồn quần xã hay hệ sinh tháihơn là tập trung bảo vệ loài. Họ cho rằng, bảo tồn các quần xã hay hệ sinh tháicó thể bảo tồn được nhiều loài hơn.

Việc thành lập các Khu bảo tồn mới cần đảm bảo được là có càng nhiều đại diện của các loại quần xã sinh vật càng tốt. Định ra được những khu vực nào trên thế giới đã được bảo tồn một cách thoả đáng và những khu vực nào cần khẩn trương bảo tồn là một công việc cấp bách hiện nay.

Một phần của tài liệu ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 120 - 123)