Các cấp độ bảo tồn loài

Một phần của tài liệu ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 73 - 74)

2. BẢO TỒN LOÀI

2.2. Các cấp độ bảo tồn loài

Nhằm nêu bật tình trạng đáng chú ý của một loài cho mục đích bảo tồn , tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã xây dựng 5 cấp độ bảo tồn:

* Đã tuyệt chủng: là những loài (hay những đơn vị phân loại khác như

phân loài hay chi) không còn thấy tồn tại trong tự nhiên nữa. Những cuộc tìm kiếm tại những nơi trước đây được coi là quê hương sinh sống cũng như những nơi phân bố khác đều không phát hiện được chúng

* Đang nguy cấp (đang có nguy cơ tuyệt chủng): là những loài có nhiều

khả năng bị tuyệt chủng trong tương lai không xa. Trong số này có cả những loài có số lượng cá thể bị giảm xuống tới mức loài khó có thể tiếp tục tồn tại nếu như các nhân tố đe doạ cứ tiếp diễn.

* Dễ bị tổn thương (có thể bị đe doạ tuyệt chủng): là những loài có thể bị

tuyệt chủng trong tương lai gần vì các quần thể của chúng đang bị thu hẹp kích thước tại khắp mọi nơi thuộc vùng phân bố của loài. Khả năng tồn tại lâu dài của những loài này là không chắc chắn.

* Hiếm: là những loài có số lượng cá thể ít, thường là do có vùng phân bố

trong giới hẹp hoặc là do mật độ quần thể thấp. Mặc dù những loài này chưa phải đối mặt với những nguy hiểm tức thời song số lượng cá thể nhỏ khiến chúng dễ trở thành những loài có nguy cơ tuyệt chủng.

* Loài chưa được hiểu biết đầy đủ: là những loài có thể thuộc một trong

các cấp độ bảo tồn nêu trên nhưng do chưa được hiểu biết đầy đủ nên chưa xếp được vào một cấp độ cụ thể nào.

Trong các cấp trên thì các loài thuộc từ cấp 2 đến cấp 4 được coi là những loài đang bị đe doạ tuyệt chủng. Những cấp này có vai trò quan trọng ở cấp quốc gia và quốc tế trong việc hướng sự chú ý vào những loài đang được quan tâm đặc biệt và trong việc xác định những loài đang bị đe doạ tuyệt chủng cần được

bảo vệ thông qua các cam kết quốc tế như công ước CITES chẳng hạn. Trung tâm quan trắc và bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WCMC) đã sử dụng các cấp độ trên để đánh giá và mô tả những mối đe doạ đối với khoảng 60.000 loài thực vật và 2.000 loài động vật trong cuốn sách đỏ do trung tâm này xuất bản.

Một phần của tài liệu ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w