Bảo tồn loà iở Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 76 - 78)

2. BẢO TỒN LOÀI

2.4. Bảo tồn loà iở Việt Nam

Theo danh sách đỏ của IUCN 2004, Việt Nam có 289 loài động vật và thực vật bị đe dọa toàn cầu. Sách đỏ Việt Nam cũng đa liệt kê 1.056 động vật và thực vật bị đe dọa ở mức quốc gia. So sánh với số liệu thống kê của lần biên soạn sách đỏ Việt Nam lần đầu tiên (Phần Động vật 1992, phần thực vật 1994), vào thời điểm hiện tại số lượng loài được các nhà khoa học đề xuất đưa vào sách cần được bảo vệ của Việt Nam tăng lên đáng kể: 1065 loài so với 721 loài. Điều này chứng tỏ một thực tế là xu hướng quần thể của rất nhiều loài động thực vật tại Việt Nam đang suy giảm, ngày càng có nhiều loài phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Rất nhiều loài hiện chỉ còn tồn tại trong các quần thể có số lượng rất nhỏ và bị chia cắt.

Bảng 2.10. Số lượng các loài của Việt Nam bị đe dọa toàn cầu (chỉ tính các loài CR, VU và EN) và cấp quốc gia

IUCN, 1996, 1998 Sách đỏ 1992, 1996 IUCN Sách đỏ Thú 38 78 41 94 Chim 47 83 41 76 Bò sát 12 43 24 39 Lưỡng cư 1 11 15 14 Cá 3 75 23 89 ĐVKXS 0 75 0 105 Thực vật bậc cao 125 337 145 605 Nấm 7 16 Tảo 12 18 Tổng 226 721 289 1.065

[Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam 2005, Phần Đa dạng sinh học].

Theo IUCN, số loài bị đe dọa toàn cầu ở Việt Nam không chỉ tăng về số lượng từ 229 lên 289 loài, mà còn tăng về mức độ đe dọa. Nếu trong danh lục năm 1996 liệt kê 25 loài động vật của Việt Nam ở mức nguy cấp (EN) thì đến năm 2004, con số này đa lên đến 46 loài (Bảng 11).

Trong số những loài mới bị xếp hạng này có những loài như Bò rừng (Bos

javanicus), Sói đỏ (Cuon alpinus), Voọc vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) và

Voọc vá chân đen (Pygathrix nigripes). Quần thể của hấu hết các loài bị đe dọa toàn cầu tại Việt Nam đều bị đánh giá là đang có chiều hướng suy giảm.

Nhiều loài được đánh giá bị đe dọa không cao lắm trên quy mô toàn cầu nhưng lại bị đe dọa ở mức rất cao ở Việt Nam. Ví dụ như Hạc cổ trắng (Ciconia

episcopus) không có tên trong IUCN 2004, nhưng lại là loài sẽ nguy cấp (VU) ở

Việt Nam do mất sinh cảnh và thức ăn bị ô nhiễm.

Mặc dù đã tham gia vào nhiều công ước quốc tế về đa dạng sinh học và đã có nhiều bộ luật liên quan tới công tác bảo tồn như luật bảo vệ môi trường, luật bảo vệ rừng và mới đây là luật đa dạng sinh học; nhưng hiện trạng bảo vệ đa

dạng sinh học, nhất là bảo tồn các loài sinh vật quý hiếm ở Việt Nam vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Một số trung tâm cứu hộ động vật đã được xây dựng như ở Cúc Phương, một số Khu bảo tồn loài cũng được thiết lập như các công viên Thủ Lệ, Bách Thảo ở Hà Nội và Thảo Cầm Viên ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng hoạt động của các tổ chức này còn yếu do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về tài chính.

PHẦN III. ĐA DẠNG HỆ SINH THÁI CHƯƠNG I : HỆ SINH THÁI

Một phần của tài liệu ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w