Phục hồi nơi cư trú của sinh vật

Một phần của tài liệu ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 123 - 125)

3. BẢO TỒN HỆ SINH THÁI

3.3. Phục hồi nơi cư trú của sinh vật

Một trong những nhiệm vụ của bảo tồn là phải khôi phục lại môi trường sống đã bị huỷ hoại hay bị suy thoái của các quần xã sinh vật. Quá trình này được gọi là sinh thái học phục hồi, tức là một quá trình biến đổi có chủ định tại một địa điểm để xây dựng một hệ sinh tháicó tính lịch sử (tồn tại trong thời gian lâu dài) và tính bản địa (phù hợp với các điều kiện tự nhiên của khu vực). Mục đích của quá trình là xây dựng nên một hệ sinh thái nhân tạo “bắt chước” cấu trúc, chức năng và các đặc trưng của một hệ sinh tháitự nhiên.

Các hệ sinh thái có thể bị huỷ hoại bởi các hiện tượng tự nhiên hoặc do hoạt động của con người. Với những hệ sinh tháibị phá huỷ hay bị suy thoái do các yếu tố tự nhiên thì có thể có khả năng phục hồi cao, có thể thiết lập được một quần xã ổn định sau một quá trình diễn thế. Với những hệ sinh tháibị tác động bởi con người một cách quá mức thì khả năng phục hồi là rất nhỏ bởi các tác động của con người đã làm mất đi hoàn toàn nguồn sinh vật để tái lập lại một hệ sinh thái.

Có 4 cách tiếp cận để đi tới phục hồi các quần xã sinh vật và hệ sinh thái: - Không hành động vì sự phục hồi quá tốn kém, hoặc những nỗ lực phục hồi trước đây đã thất bại, hay kinh nghiệm cho thấy hệ sinh tháicó thể tự phục hồi.

- Khôi phục lại thành phần loài và cấu trúc nguyên thủy của khu vực bằng biện pháp tái nhập loài một cách tích cực, ví dụ như gieo trồng các loại cây nguyên thủy.

- Cải tạo và phục hồi một số chức năng và một số loài cây nguyên thủy của hệ sinh thái.

- Thay thế hệ sinh tháiđã bị phá huỷ bằng một hệ sinh tháikhác cho năng suất cao hơn.

Công tác phục hồi sẽ đóng một vai trò ngày một quan trọng trong việc bảo tồn các quần xã sinh vật trong quá trình phát triển hiện nay của loài người, bởi do quá trình khai thác và tác động của con người đã làm huỷ hoại rất nhiều các hệ sinh tháivà các quần xã sinh vật. Thêm vào đó, những hệ sinh thái bị suy thoái mà con người vẫn đang khai thác ngày cho năng suất ngày một ít đi và mất dần giá trị kinh tế. Con người và các chính phủ cũng mong muốn phục hồi lại các hệ sinh tháiban đầu cho năng suất cao hơn. Do đó, tầm quan trọng của công tác phục hồi trong quá trình bảo tồn các hệ sinh thái ngày càng được thể hiện rõ.

PHẦN IV. KHU BẢO TỒN

CHƯƠNG I. KHÁI NIỆM VỀ KHU BẢO TỒN

Một phần của tài liệu ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w