Bảo tồn nguồn gen trong trang trại

Một phần của tài liệu ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 34 - 35)

2. CÁC BIỆNPHÁP BẢO TỒN NGUỒN GEN

2.1. Bảo tồn nguồn gen trong trang trại

Là hình thức bảo tồn ĐDSH, cây trồng, gia súc trong trang trại. Đây là phương pháp được tồn tại từ rất lâu đời, vai trò bảo tồn nguồn gen chủ yếu là do nhân dân địa phương bảo vệ và khai thác sử dụng.

Phương pháp này có ưu điểm là các giống địa phương có tính ổn định cao, có khả năng thích nghi với môi trường tốt hơn giống cải tiến.

Ở nước ta hiện này có hàng nghìn giống cây trồng địa phương, có đặc tính nông sinh học quý đang tồn tại trong các trang trại của nông dân như: 400 giống lúa mùa địa phương ở các tỉnh phía nam, có khả năng chống chịu chua, phèn, nước mặn, nước sâu và khô hạn, nổi tiếng như giống lúa Một Bụi; các giống lúa chịu mặn ở các tỉnh phía Bắc: Cườm, Bầu, Chiêm Đá mà chưa giống mới nào có thể thay thế được; Các loại cây có giá trị: hồi, quế… được gây trồng từ hàng trăm năm nay tại địa phương và vẫn được bảo vệ nguyên vẹn và phát triển rộng rãi. Trong lâm nghiệp một số loài cây có giá trị như Quế, hồi, dẻ Cao Bằng… đã được nhân dân địa phương gây trồng tại chỗ từ hàng trăm năm nay và nguồn tài nguyên di truyền không chỉ được bảo vệ nguyên vẹn mà còn được phát triển rộng rãi ra các địa phương khác.

Các giống mới cải tiến vì cần đầu tư cao và đắt đỏ chỉ thích hợp cho các vùng có điều kiện thâm canh hoặc giao lưu hàng hóa tốt. Do nhiều nguyên nhân, như điều kiện sinh thái, đất đai và phong tục tập quán nhiều giống thuộc nhiều loài cây có giá trị kinh tế nhất là đối với nền kinh tế địa phương khó có thể thay

thế bằng giống mới cải tiến. Ví dụ như các cây lương thực phụ, các loài rau, cây ăn quả địa phương như vải thiều Thanh Hà, nhãn lồng Hưng Yên, bưởi Đon Hùng, quýt Bắc Giang…Những loài cây này có thể đã là những cây được nhân dân gieo trồng, nhưng cũng có thể là những loài mọc tự nhiên nhưng được cả cộng đồng bảo vệ, khai thác sử dụng.

Một phần của tài liệu ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 34 - 35)