II. Các giải pháp tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Hưng Yên.
1. Nâng cao khả năng cạnh tranh của môi trường đầu tư Hưng Yên.
nhận dự án của năm 2010.
II. Các giải pháp tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Hưng Yên.
1. Nâng cao khả năng cạnh tranh của môi trường đầu tư Hưng Yên. Yên.
Môi trường đầu tư có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình ra quyết định đầu tư hay tiếp tục đầu tư ở một quốc gia hoặc địa phương nào đó. Nếu địa phương nào có môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng thì sẽ có nhiều nhà đầu tư đến và có ý định đầu tư dài hơn. Hoàn thiện môi trường đầu tư không chỉ tập chung vào vấn đề hoàn thiện chính sách đầu tư nước ngoài mà còn tập trung vào hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, cải cách thủ tục hành chính và các chính sách gián tiếp khác liên quan đến hoạt động FDI, đảm bảo dối sử nganh bằng giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Nội dung chính của giải pháp này bao gồm:
- Hoàn thiện về chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài: Thường xuyên phải rà soát các chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài để đảm bảo tính thống nhất không bị chồng chéo trong việc ưu đãi đầu tư nhằm phát hiện những vấn đề gây cản trở đến hoạt động đầu tư nước ngoài, bao gồm từ quá trình thành lập, hoạt động sản xuất kinh doanh cho đến giải thể doanh nghiệp, để từ đó có sự bổ sung, điều chỉnh cho hoàn thiện và phù hợp, vừa khuyến khích đầu tư vừa đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
- Nâng cấp và Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh để đáp ứng tốt cho các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư được tiến hành thuận lợi. Hiện nay cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh Hưng Yên nhìn chung chưa mạnh, Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tang của các khu công nghiệp còn chậm lên việc bố trí mặt bằng cho các dự án còn khó khăn, chưa có sẵn quĩ nhà xưởng cho các doanh nghiệp FDI có quy mô vừa và nhỏ thuê. Từ thực tế các doanh nghiệp FDI trên địa bàn Hưng Yên chủ yếu là có qui mô vừa và nhỏ, vì vậy yêu cầu cần thiết đặt ra là việc xây dựng một diện tích nhà xưởng đồng bộ, đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp FDI. Việc ngành đầu tư xây dựng nhà xưởng để kinh doanh, sản xuất nó vừa mở rộng qui mô hoạt động kinh doanh, chuyên môn hóa cho nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vừa giảm chi phí ban đầu cho các doanh nghiệp FDI và họ có thể giảm có thể tổ chức sản xuất kinh doanh ngay.
Hiện tại Hưng Yên có 6 KCN đã được quy hoạch nhưng mới chỉ có 3 khu có chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là KCN Phố Nối A, Phố Nối B, Thăng long II. Trong thời gian tới tỉnh cần có nhiều chính sách nhằm thu hút các nhà đầu tư có năng lực về xây dựng cơ sở hạ tầng. Muốn làm được điều này, trước hết tỉnh cần tạo điều kiện để giải phóng mặt bằng đảm bảo giải phóng mặt bằng nhanh đồng thời, phát huy và tận dụng mọi nguồn lực sẵn có của tỉnh nhằm xây dựng mới đi đôi với cải tạo toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị , trong khu và ngoài khu như hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư cơ sở hạ tầng KCN.
- Cần Có thêm nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp FDI.
Một dự án, khâu quan trọng là việc tiến hành triển khai dự án. Trong quá trình triển khai dự án họ có thể gặp những rắc rối trong giai đoạn sau khi cấp phép như các thủ tục có liên quan đến dự án, chính sách đát đai, giải
phóng mặt bằng…. Do vậy tỉnh cần thực hiện những chính hỗ trợ đối với các nhà dầu tư nước ngoài về các vấn đề khó khăn đó. Trên thực tế đây là khó khăn chung của các doanh nghiệp. Việc chủ động tìm hiểu những khó khăn và giải quyết kịp thời những vướng mắc sẽ tạo ấn tượng tốt, góp phần thu hút và giữ chân các nhà đầu tư.
Cần thêm nhiều chính sách ưu đãi về giá thuê đất, thuế, thông tin, quảng cáo và giới thiệu sản phẩm trên báo trí, các phương tiện thông tin đại chúng…
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Đây là một trong các giải pháp hữu hiệu để tăng cạnh tranh và hấp dẫn đối với hoạt động thu hút FDI của Hưng Yên. Trong thời gian tới tỉnh cần quan tâm đầu tư, nâng cao chất lượng hệ thống chất lượng giáo dục đào tạo đặc biệt đối với hệ thống đào tạo nghề, tăng cường đầu tư đối với các cơ sở dạy nghề, khuyến khích các thành phần kinh tế mở các trường đào tạo nghề cho người lao động, nhất lao động ở vùng nông thôn bị lấy đất cho việc xây dựng các KCN nhằm tạo ra nguồn lao động có chất lượng phù hợp với yêu càu của các doanh nghiệp FDI. Việc nâng cao chất lượng nguồn nguồn nhân lực của tỉnh còn là điều kiện quan trọng cho phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần tạo ra động lực vững chắc cho quá trình tăng trưởng và phát triển.
Tuy nhiên để đào tạo nghề phù hợp với các ngành nghề công nghệ cao, thiết bị tiên tiến yêu cầu về vốn rất cao nếu chỉ dựa vào nguồn vốn Trung ương và tỉnh thì sẽ không thực hiện được bởi mặc dù nguồn vốn của Hưng Yên có sự tăng trưởng đáng kể nhưng vẫn còn eo hẹp, nguồn vốn của Trung ương trong thời gian tới đang ưu tiên cho đầu tư các cơ sở đào tạo nghề ở vùng núi. Vậy phải xác định rõ quan điểm chủ đạo là tranh thủ tất cả các nguồn lực tập chung đào tạo nghề có tính chất chiến lược lâu dài.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nguời dân thấy rõ ý nghĩa và vai trò của đào tạo nghề trong công cuộc CNH-HĐH, khuyến khích học nghề trong nhân dân, đặc biệt trong thanh niên.