Tình hình thế giới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Hưng Yên (Trang 61 - 63)

I. Phương hướng và mục tiêu thu hút FDI vào tỉnh Hưng Yên 1 Cơ sở để xác định mục tiêu thu hút.

1.2. Tình hình thế giới.

* Bối cảnh quốc tế hiện nay có một số điểm thuận lợi đối với quá trình phát triển và thu hút FDI của Việt Nam như sau:

Tình hình chính trị bất ổn, nạn khủng bố xảy ra ở một số quốc gi trong khu vực như Thái Lan, philipin, Indonesia… đã làm cho các nhà đầu tư nước ngoài không yên tâm mà chuyển hướng sang các nước có tình hình chính trị ổn định hơn. Trong khi đó Việt Nam là nước được đánh giá là nước có tình hình chính trị ổn định nhất trong khu vực.

Xu hướng phân công lao động quốc tế và toàn cầu hóa nền kinh tế đang gia tăng mạnh cùng với sự phát triểnnhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin đã thuc đẩy sự hình thành và ra đời nền kinh tế tri thức, tạo nên sự chuyển dịch mạnh trong cơ cấu kinh tế quốc tế và gia tăng mạnh các dòng chuyển vốn trên thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ hiện đại vào các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

Trong nhiều năm trở lại đây Châu Á – Thái Bình Dương vẫn là khu vực tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, năng động nhẩt trên thế giới. Trong đó Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước có tốc độ tăng trưởng cao, điều này đã góp nhiều vào tăng trưởng của các quốc gia Châu Á do quan hệ thương mại chặt chẽ của khu vực này. Chính vì vậy các nước phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng có thêm nhiều cơ hội trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Giai đoạn từ 2005-2008 giá cả các mặt hàng trên thế giới tăng cao như: nguyên liệu sản xuất, dầu, thép…chính điều này cũng làm ảnh hưởng đến động thái đầu tư của các nước trên thế giới.

Từ năm 2006, Chính phủ các nước đã đề ra hàng Loạt những chiến lược khuyến khích đầu tư ra nước ngoài. Tại Singapore, Chính phủ đã thực hện hàng loạt các chính sách mở rộng thị trường quốc tế cho các công ty tư nhân. Tại Trung Quốc, Chính phủ thực hiện chiến lược hướng ra toàn cầu để thúc đẩy sự bùng nổ đầu tư ra nước ngoài. Tại Ấn Độ, Tổng thống đã khuyến khích các công ty Ân Độ đầu tư ra thị trường toàn cầu. Ngoài ra IFM và UNCTAD có một số đánh giá về đầu tư: trong những năm tới chiều hướng đầu tư quốc tế có chiều hướng tích cực mặc dù có nhiều nhân tố bất ổn; môi trường kinh doanh sẽ được cải thiện tốt hơn, xu hướng liên kết khu vực được thực hiện , những thây đổi công nghệ và lực lượng lao động có kỹ năng tiếp tục diễn ra nhanh chóng và môi trường cạnh tranh toàn cầu ngày càng mạnh khiến các công ty không ngừng tìm kiếm những địa bàn có chi phí thấp để đầu tư phát triển sản xuất.Như vậy từ những dấu hiệu trên đây cho thấy những nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng có thêm hàng loạt các cơ hội thu hút đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

* Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, bối cảnh quốc tế hiện nay cũng đem lại những khó khăn nhất định cho Việt Nam:

Cạnh tranh thu hút FDI trên thế giới và trong khu vực đang diễn ra hết sức gay gắt. Trong bố cảnh đó, các nước đang phát triển, nhất là các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN đã và đang cải thiện mạnh môi trường thu hút FDI nhằm vượt lên trên các nước khác. Chính điều này tạo lên sức cạnh tranh và là thách thức to lớn đối với Việt Nam.

Cuối năm 2008, bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động do cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn cầu. Điều này làm ảnh hưởng lớn tới kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Hưng Yên (Trang 61 - 63)