Phương hướng và mục tiêu thu hút FDI vào tỉnh Hưng Yên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Hưng Yên (Trang 65 - 70)

I. Phương hướng và mục tiêu thu hút FDI vào tỉnh Hưng Yên 1 Cơ sở để xác định mục tiêu thu hút.

3. Phương hướng và mục tiêu thu hút FDI vào tỉnh Hưng Yên.

3.1. Quan điểm về thu hút FDI của Hưng Yên.

Nhìn nhận đúng vai tró của đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh xác định đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn quan trọng để phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo điều kiện để chủ động hó nhập kinh tế quốc tế, tiếp cận với trình độ khoa học công nghệ hiện đại tiên tiến. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ trương quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực, thế mạnh của tỉnh, phục vụ cho quá trình CNH của

tỉnh. Nội dung của việc thu hút FDI của Hưng Yên được thể hiện trong các quan điểm sau:

3.1.1. Quan điểm đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.

Yêu cầu cơ bản của quan điểm này là phải đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững trong quá trình thu hút FDI. Thực tế trong thời gian qua cho thấy, công tác thu hút FDI của Hưng Yên mới chỉ tập trung thu hút nguồn vốn này về mặt lượng nhằm giải quyết tình trạng thiếu vốn đầu tư phát triển trong giai đoạn đầu của quá trình CNH. Do vậy, quan điểm thu hút FDI của Hưng Yên trong thời gian tới tăng cường thu hút nhưng không phải bằng mọi giá mà thu hút trên cơ sở quy hoạch và định hướng phát triển của tỉnh, tạp trung vào các ngành mũi nhọn nhằm hình thành những ngành đầu tầu, phát huy tác dụng lan tỏa, lôi kéo các ngành khác cùng phát triển, các ngành tận dụng được lợi thế sẵn có của tỉnh như các ngành sử dụng nhiều lao động, thực hiện nghiêm ngặt các quy trình thẩm định và đánh giá các tác động và sủ lý các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường…

3.1.2. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho FDI vào đầu tư trên đại bàn tỉnh. tỉnh.

Quan điểm này xuất phát từ sự gắn bó chặt chẽ giữa lợi ích của tỉnh với quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng sức cạnh tranh, giải quyết các vấn đề xã hội và phát triển kinh tế của tỉnh. Chính vì vậy, tỉnh luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, bảo đảm lợi ích của các nhà đầu tư. Thể hiện ở một số điểm sau:

- Đảm bảo đối sử công bằng và thể hiện chế độ công khai, minh bạch về chính sách đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài; đảm bảo sự ổn định vế kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Tạo cơ hội kinh doanh cho các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời tháo gỡ khó khăn và chia sẻ những rủi ro mà nhà đầu tư gặp phải trong quá trình tiến hành hoạt động đầu tư.

- Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, cấp phép đầu tư, cơ sở hạ tầng cho các nhà đầu tư. Thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai đối với các nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.

3.1.3. Quan điểm thống nhất lợi ích của địa phương và quốc gia.

Lợi ích của địa phương thể hiện trên các khía cạnh: trật tự an ninh chính trị-xã hội, ổn định kinh tế tài chính, sự phát triển sản xuất và kinh doanh cuả các doanh nghiệp trong nước, an toàn về môi trường, đảm bảo nối sống văn hóa và lành mạnh, duy trì các giá trị văn hóa truyền thống.

Quá trình tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài, chúng ta phải trả giá trên một số mặt nhất định như: thị trường trong nước bị chia sẻ và thu hẹp, một só doanh nghiệp trong nước không đứng vững trong cạnh tranh sẽ bị phá sản, tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên lao động bị khai thác…vì không có sự trả giá này thì các nhà đầu tư (mục đích chủ yếu là lợi nhuận) không bao giờ bỏ vốn để đầu tư, vấn đề là phải tính toán cái giá phải trả không quá đắt.

Bên cạnh đó phải có sự thống nhất giữa lợi ích của địa phương và lợi ích của quốc gia. Quy hoạch của địa phương cần thống nhất với quy hoạch của quốc gia, đảm bảo quá trình thu hút FDI của tỉnh không xâm phạm đến lợi ích của quốc gia nhất là về các lĩnh vực về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng.

3.1.4. Đa dạnh hóa các ngành nghề.

Hiện nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hưng Yên Mới chỉ tập chung trong ngành công nghiệp là chính, năm 2007 mới có 1 dự án đàu tư vào nông nghiệp và 2 dự án đầu tư vào dịch vụ và 2008 không có dự án nào đầu tư vào nông nghiệp và có 1 dự án đầu tư vào dịch vụ. Vì vậy, tỉnh khuyến

khích các dự án đầu tư vào ngành dịch vụ và nông nghiệp. Theo quan điểm này, Hưng Yên chủ trương đa dạng hóa và mở rộng phạm vi các ngành nghề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm khai thác tốt các lợi thế về điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế, xã hội của tỉnh. Đặc biệt ưu tiên các ngành nghề có hàm lượng khoa học công nghệ cao, các ngành sử dụng nhiều lao động địa phương, sản xuất các sản phẩm xuất khẩu.

3.1.5. Đẩy mạnh CNH-HĐH.

Thực hiện quan điểm này nhằm tăng cường thu hút FDI phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH của tỉnh thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp vaf dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và ngành công nghiệp chế biến nông sản nhằm ngắn kết nông nghiệp với công nghiệp, ứng dụng nhiều công nghệ kỹ thuật cao, tận dụng nguồn vốn và dây truyền công nghệ hiện đại từ phái các nhà đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh hoạt động hợp tác và chuyển giao công nghệ thông qua các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, phấn đấu đến năm 2020 trở thành mọt tỉnh công nghiệp phát triển.

3.2. Phương hướng thu hút FDI của Hưng Yên.

Xuất phát từ tình hình sản xuất công nghiệp của tỉnh còn nhỏ bé, ít về số lượng doanh nghiệp, vốn, công nghệ, thị trường. thành phần kinh tế quốc doanh chỉ chiếm khoảng 12-14% lại không nắm giữ được những ngành then chốt, mũi nhọn của tỉnh Hưng Yên đã có những chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế cùng phát triển. Các thành phần kinh tế tham gia đầu tư được đối sử bình đẳng không có sự phân biệt.

Vỡi các chủ trương như vậy, phướng hướng thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh trong thời gian tới là tiếp tục đẩy mạnh và tập trung thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng vào các ngành công nghiệp như lắp ráp

xe máy, dệt may,linh kiện điện tử, chế tạo các sản phẩm có giá trị cao và hàm lượng khoa học công cao nhằm nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh, nhất là các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh:

- Các dự án có công nghệ hiện đại, than thiện với môi trường, có khả năng thúc đẩy các ngành khác phát triển.

- Các dự án sớm có hiệu quả và đóng góp nhiều cho ngân sách.

- Các dự án nuôi, trồng, chế biến nông sản thực phẩm có sử dụng nguồn nguyên liệu địa phương nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp, dần hình thành nền nông nghiệp hàng hóa.

- Các dự án giải quyết nhiều lao động tại chỗ. Tập chung khuyến khích các dự án sử dụng nhiều lao động vào khu vực phía Nam của tỉnh, giảm bớt sự phát triển mất cân đối trong cơ cấu vốn đầu tư theo địa bàn của tỉnh.

- Các dự án chế biến hàng xuất khẩu nhằm mở rộng và khai thác thị trường lớn như: EU, Mỹ, Nhật…

3.3. Mục tiêu thu hút FDI của Hưng Yên.

Theo thống kê của Sở kế hoạch và Đầu tư Hưng Yên, trong giai đoạn từ năm 2005-2008, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài là 121 dự án, với tổng số vốn đầu tư là 918.424 nghìn USD. Hưng Yên phấn đấu đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,5%, GDP của tỉnh đạt 9.990 tỷ đồng. đây là mức tăng có thể đạt được sở dĩ vì năm 2008 tốc độ tăng trưởng đã đạt được là 12,33% nhờ vào sự tăng trưởng nhanh của ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản. Mặt khác theo dự báo và tính toàn bân đầu thì tổng vốn đầu tư xã hội cần thiết vào năm 2010 khoảng 59.400 tỷ đồng (giá hiện hành), tương với khoảng 3,7 tỷ USD, trond đó vốn đầu tư từ khu vực nhà nước chiếm từ 12-14%, khu vực ngoài quốc doanh chiếm 72-74%, đầu tư các doanh nghiệp nước ngoài

chiếm từ 8-12%. Tuy nhiên nếu muốn xác định mục tiêu thu hút FDI đến năm 2010 là rất khó vì thực tế dù một nước nào hay tỉnh nào thì khả năng thu hút FDI đều phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận dự án. Hay nói cách khác mục tiêu thu hút FDI của Hưng Yên đến năm 2010 sẽ phụ thuộc vào khă năng tiếp nhận dự án của năm 2010.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Hưng Yên (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w