1. Các yếu tác động tới hoạt động thu hút FDI.
Cùng với cả nước, trong những năm qua Hưng Yên cũng đã tích cực chủ động trong hoạt động cải thiện môi trường đầu tư, công tác xúc tiến đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn FDI, bổ sung vốn cho đầu tư phát triển của tỉnh. Nhìn chung, môi trường đầu tư của tỉnh đã được cải thiện theo hướng thông thoáng và thuận lợi cho các nhà đầu tư muốn thực hiện đầu tư tại Hưng Yên.
* Về chính sách đất đai, tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh: Trong thời gian qua, tỉnh đã có nhiều ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh. Hiện nay tỉnh đã tiến hành quy hoạch 6 KCN hoạt động theo quy chế tập trung trong đó, có
3 KCN: Phố Nối A, Phố Nối B và Thăng Long II đã hoạt động còn lại các khu khác đang tiếp tục hoàn thiện.
* Về chính sách đào tạo, khoa học công nghệ: Để hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo lao động, tỉnh đã khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cho các dự án đào tạo nghề. Các dự án đào tạo nghề đã đặc biệt khuyến khích và tạo điều kiện về mọi mặt như: Mặt bằng, tín dụng, thủ tục…các trường, trung tâm dạy nghề công lập của tỉnh cũng đã được đầu tư đã được xây dựng mới và mở rộng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
* Về chính sách hỗ trợ thông tin, xúc tiến đầu tư.
Tỉnh thực hiện chủ trương công khai hóa các thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, các thông tin về chính sách pháp luật của nhà nước để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và công dân có thể dễ dàng tiếp cận, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, giảm bớt thủ tục, giai đoạn không cần thiết trong quá trình tiến hành đầu tư.
Tỉnh cũng đang thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, hệ thống thông tin về doanh nghiệp trong tỉnh đang từng bước hoàn thiện sẵn sang cung cấp theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Lãnh đạo tỉnh cũng đã có các chương trình xúc tiến đầu tư với các tổ chức, cá nhân nước ngoài ở trong và ngoài nước. Lãnh đạo cũng thường xuyên gặp gỡ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh để nắm bắt tình hình cũng như những khó khăn vướng mắc trong quá trình đầu tư sản xuất kinh doanh để có biện pháp giúp đỡ kịp thời, tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
.* Về thực hiện cải cách thủ tục hành chính:
Cải cách thủ tục hành chính trong tiếp nhận dự án đầu tư, biết được các nhà đầu tư muốn đầu tư vào những địa phương có môi trường đầu tư thuận lợi nên tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan phải tính giảm các thủ tục
hành chính khi tiếp nhận các dự án đầu tư ngay từ khi tái lập tỉnh. Tỉnh thường xuyên rà soát, cải các thủ tục hành chính cho phù hợp nhiệm vụ chuyên môn, tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng cho các thủ tục cấp phép đầu tư. Việc tiếp nhận, thẩm định cấp phép được thực hiện theo đúng phân cấp và ủy quyền Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thủ tục hành chính và quản lý đầu tư thực hiện theo cơ chế “một cửa”. Để làm tốt vấn đề này , tỉnh giao cho sở kế hoạch là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh thực hiện tiếp nhận các dự án đầu tư vào các khu vực nằm ngoài KCN, phối hợp với các Sở, ngành chức năng khác như: Sở Xây dựng, Sở Tài chính và các sở quản lý ngành kinh tế kỹ thuật trong việc thẩm định các dự án đầu tư, rút ngắn thời gian thẩm định, cấp phép hoặc chấp thuận dự án đầu tư, chỉ đạo địa phương làm tốt công tác giải phóng mặt bằng. Đối với các dự àn đầu tư trong KCN, Ban quản lý các khu công nghiệp của tỉnh là cơ quan đầu mối cấp phép đầu tư và quản lý các dự án đầu tư vào các KCN hoạt động theo quy chế KCN tập trung.
Ngoài ra tỉnh còn thực hiện các chính sách hỗ trợ và ưu đãi, tạo điều kiện cho vay vốn để đầu tư hạ tầng khu công nghiệp.
2. Đánh giá về thực trạng thu hút FDI của tỉnh Hưng Yên.
Với những điều kiện thuận lợi của tỉnh Hưng Yên và những chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trưc tiếp nước ngoài nói riêng giai đoạn từ năm 2005-2008 Hưng Yên đã thu hút được 121 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 918.424 nghìn USD. Có thể nói đây là một sự đóng góp lớn và quan trọng đối với tỉnh, bởi vì: 121 dự án này đã có những đóng góp rất tích cực vào quá trình phát triển ngành công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung của tỉnh: tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 13,17%, giá trị sản xuất của nghành công nghiệp trên điạ bàn hàng năm tăng bình quân 27,48%, đóng góp trên 37% trong ngân sách của tỉnh, tạo việc lạm thường xuyên và thu nhập ổn định cho khoảng trên
2 vạn lao động mỗi năm, tạo ra động lực cạnh tranh giữa các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của khu vực sản xuất trong nước. Sự phát triển kinh tế của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cùng với các KCN của Hưng Yên đã góp phần cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Giai đoạn từ năm 2005-2008 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã cấp phép cho 391 dự án trong đó có 121 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Như vậy tổng số dự án FDI chiếm 30,95%, có thể nói đây là một con số không nhỏ.
Tuy nhiên nhìn chung trên địa bàn tỉnh thì các dự án mới chỉ tập chung ở khu vực phía Nam của tỉnh và chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp. Trong khi đó trong những năm gần đây tỉnh đã có sự thay đổi lớn cả về chính sách, hạ tầng trong và ngoài khu và rất nhiều tiềm năng khác. Mặc dù thu hút được 121 dự án FDI nhưng điều kiện của tỉnh còn có khả năng thu hút lớn hơn hay nói cách khác với kết quả đạt được là chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Một thực tế cho thấy những doanh nghiệp FDI vào tỉnh Hưng Yên mới chỉ là những Doanh nghiệp vừa và nhỏ đây cũng là sự khác biệt so với các tỉnh xung quanh như Hải Dương, Bắc Ninh, Hà tây…
Tóm lại kết quả thu hút FDI của tỉnh Hưng Yên là chưa tương xứng với tiềm năng. Như vậy cần có những giải pháp để đạt được tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Trong chương sau tôi xin được đưa ra một giải pháp nhằm góp phần giải quyết thực trạng này.
Chương III: Giải pháp tăng cường thu hút FDI vàotỉnh Hưng Yên. tỉnh Hưng Yên.