Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên từ năm 2005-2008.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Hưng Yên (Trang 32 - 36)

Trong suốt thời gian từ khi tái lập tỉnh đến nay nói chung cung như giai đoạn từ năm 2005-2008 nói riêng, với những cố gắng vượt bậc của Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên, tỉnh đã giành được nhiều thành tựu quan trọng, kinh tế phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng cao; cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư,…đã có nhiều sự chuyển biến rõ rệt, việc thu hút đầu tư đã đạt được những kết quả tốt; các mặt văn hóa-xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng, quốc phòng-an ninh được củng cố, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Một số kết quả đạt được từ năm 2005-2008 như sau:

Bảng 1: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên theo giá so sánh phân theo khu vực kinh tế từ năm 2005-2008.

(Đơn vị: Triẹu đồng.) Năm Tổng sản phẩm Sản phẩm của từng ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2005 5.312.081 1.779.345 1.959.151 1.573.585 2006 6.040.707 1.837.026 2.362.936 1.840.745 2007 6.871.056 1.914.276 2.844.447 2.112.333 2008 7.718.486 1.795.422 3.512.892 2.410.172

Nguồn: Niên giam thông kê tỉnh Hưng Yên năm 2008. Báo cáo kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên năm 2008.

trong đó nông nghiệp tăng 4,81 %, công nghiệp tăng 27,48 %, dịch vụ tăng 16,05 %), quy mô kinh tế của tỉnh đã không ngừng được mở rộng. Quy mô GDP năm 2008 của tỉnh đạt 7.718.486 triệu đồng (giá cố định năm 1994), gấp 1,453 lần so với năm 2005 (5.12.81 triệu đồng). Trong đó, giá trị GDP của ngành nông nghiệp năm 2008 đạt 1.795.422 triệu đồng gấp 1,009 lần so với năm 2005; đặc biệt, giá trị của ngành công nghiệp và xây dựng năm 2008 đạt 3.512.982 triệu đồng, gấp 1,793 lần so với năm 2005; khối ngành dịch vụ, năm 2008, giá trị GDP của ngành là 2.410.172 triệu đồng, gấp 1,532 lần so với năm 2005.

Bảng 2: cơ cấu ngành trong GDP của Hưng Yên từ năm 2005-2008.

Đơn vị: % Năm Tổng số Cơ cấu (Tổng số=100%)-% Nông, lâm ngiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2005 100,00 30,50 38,03 31,47 2006 100,00 27,70 40,20 32,10 2007 100,00 28,91 41,08 30,02 2008 100,00 27,95 42,17 29,88

Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Hưng Yên năm 2008. Báo cáo kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên năm 2008.

Trong cơ cấu GDP của tỉnh Hưng Yên cũng có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể tỉ trọng ngành nông nghiệp năm 2008 (27,95%) giảm 2,55% so với năm 2005 (30,50%), tỉ trọng ngành công nghiệp có xu hướng tăng mạnh năm 2008 (42,17%) công nghiệp tăng 4,14% so với năm 2005 (38,03%), với dịch vụ trong 2 năm gần đây 2007, 2008 lại có xu hướng giảm nhưng không đáng kể. Như vậy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hưng Yên đang theo chiều hướng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp hay nói cách khác sự chuyển dịch đang theo chiều hướng tiến bộ.

Nông nghiệp phát triển khá toàn diện, cơ cấu kinh tế trong nông nghệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm trồng trọt. Tuy nhiên trong trông trọt lại tăng giống lúa hất lượng cao,cây rau mầu theo hướng đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất. Cụ thể tính đến năm 2008: diện tích sử dụng nuôi trồng thủy sản là 4.616 ha (năm 2005 là 400ha); số trang trại và gia trại là 3.600, trong đó có 2.400 trang trại đạt tiêu chí của tỉnh và tieu chí lien bộ (năm 2005 là 3.000, trong đó có 1.630 trang trại đạt tiêu chí); diện tích lúa chất lượng cao chiếm 45,7% trong tổng diện tích trồng lúa (năm 2005 diện tích lúa chất lượng cao chiếm 39,5% tổng diện tích trồng lúa).

Công nghiệp phát triển với tốc độ cao, đều ở các khu vực do phát huy hết chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tốc độ tăng trưởng công nghiệp của tỉnh từ năm 2005-2008 (27,48%) cao hơn bình quân chung của cả nước (7,7-7,9%) khoảng 19,68%. Chính điều này có tác động rất mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư, đẩy mạnh xuất nhập khẩu. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 là 7.700 tỷ đồng, đạt 100,9% KH tăng 30% so CK năm trước (5927 tỷ đồng). Trong đó: Công nghiệp trung ương 804 tỷ, tăng 36,4% so CK, địa phương 4.050 tỷ, tăng 35,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 2.846 tỷ, tăng 20,8%. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 gấp 2,03 lần năm 2005 cụ thể như sau: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 đạt 15.600 tỷ đồng, tăng 23,5 % so cùng kỳ, đạt KH năm. Trong đó: Công nghiệp nhà nước 1.417 tỷ, tăng 37,3% CK, công nghiệp ngoài nhà nước 8.363 tỷ, tăng 17,8% CK và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 5.820 tỷ, tăng 29,3% CK năm trước.

Tổng mức lưu chuyển hành hóa bán lẻ hàng năm tăng (năm 2005 tăng 18,1% so cùng kỳ, năm 2008 tăng 26,1% so cùng kỳ), chủ yếu đói với các mặt hàng như ăn uống, chất đốt, vật liệu xây dựng, nhà ở, điện nước…

Kết cấu hạ tầng có sự chuyển biến rõ rệt, mạng lưới giao thông được cải tạo nâng cấp, dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa phát triển đa dạng, chất lượng vận tải hành khách được nâng lên, lượng hành khách sử dụng phương tiện xe buýt ngày một tăng. Bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển, mạnh lưới viễn thông tiếp tục được mở rộng, chất lượng được nâng lên, giá cước giảm, nên số thuê bao tăng nhanh, toàn tỉnh trong năm 2008 hiện có 610 nghìn máy, mật độ thuê bao internet đạt 0,5 thuê bao/100 dân, 100% trung tâm huyên, thị xã và các khu công nghiệp đã có mạng truyền dẫn cáp quang.

Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 1,2 lần so với năm 2007; 1,6 lần so với năm 2006 và 2,1 lần so với năm 2005. Cụ thể trong năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đạt 443 triệu USD, đạt 101,8%kh, tăng 20,2% so CK. Trung bình mỗi năm 2005-2008 đã tạo ra khoảng 2,3 vạn lao động thường xuyên, từ năm 2005-2008 đã tạo thêm khoảng 93.090 lao động.

Tài chính, tín dụng: Nguồn thu ngân sách trong những năm gần đây tăng nhanh, bình quân thu ngân sách hàng năm giai đoạn 2005-2008 đạt trên 1,3 nghìn tỷ đồng. Tính đến năm 2008, năm 2008 là năm thu ngân sách đạt cao nhất, cụ thể ngân sách đạt 1.765 tỷ đồng, đạt 114,2% KH tỉnh giao, tăng 24,5% so CK;trong đó: Thu xuất, nhập khẩu 560 tỷ đồng, đạt 124,4% KH, tăng 4,9% so CK; Thu nội địa 1.200 tỷ đồng, đạt 110,1% so KH, tăng 36,6% so CK; Thu xổ số kiến thiết 5 tỷ đống, đạt KH. Nguồn thu ngân sách trong những năm gần đây tăng nhanh nhờ những chính sách thu hút đầu tư kịp thời, đúng hướng và do sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp đã triển khai các biện pháp một cách hiệu quả, nên đã đạt kết quả cao.

Việc chi ngân sách về cơ bản đảm bảo đúng dự toán; kiên quyết thực hiện cắt giảm những khoản mua sắm ôtô, phương tiện, tài sản có giá trị lớn, sửa chữa trụ sở làm việc; hạn chế tối đa các khoản chi hội nghị, hội thảo, lễ hội, tổng kết, đón nhận huân, huy chương, danh hiệu thi đua; tiết kiệm trong

việc sử dụng điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng, dầu; chi miễn giảm thủy lợi phí; đảm bảo kịp thời cho các đối tượng chính sách…Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra tài chính, kiểm tra nội bộ với từng đơn vị sử dụng ngân sách. Tổng chi ngân sách địa phương lần lượt từ năm 2005 đến 2008 là: 1.164 tỷ đồng; 1.243 tỷ đồng; 1.686 tỷ đồng; 1979,6 tỷ đồng.

Hệ thống ngân hàng và quỹ tín dụng phát triển ổn định về tổ chức mạng lưới và có những giải pháp phù hợp với thực tế của địa phương, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn và dịch vụ ngân hàng cho các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn tỉnh.

Về văn hóa xã hội, công tác giáo dục được chăm lo nhiều hơn, tỷ lệ phổ cập giáo dục đạt 100%, dân trí từng bước được nâng cao, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.

Trong giai đoạn từ nay đến 2010, toàn tỉnh tiếp tục đẩy mạnh CNH- HĐH, vượt qua khó khăn thử thách, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn nữa , cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực. Từng bước tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội và nâng cao tích lũy nội bộ nền kinh tế, đảm bảo các yếu tố phát triển bền vững, tạo tiền đề vững chắc phát triển kinh tế xã hội cao hơn. Tập chung giải quyết các vấn đề xã hội, cải thiện đới sống nhân dân, nâng cao chất lượng đào tạo và các hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao. Đảm bảo quốc phòng vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Hưng Yên (Trang 32 - 36)