Tác động về mặt xã hội và môi trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Hưng Yên (Trang 50 - 54)

III. Tác động của FDI đối với quá trình tăng trưởng và phát triển của Hưng Yên.

2.Tác động về mặt xã hội và môi trường.

Cùng với các tác động về tăng trưởng kinh tế, khu vực có vốn FDI trên địa bàn tỉnh còn tạo ra các tác động về mặt xã hội và môi trường, bao gồm cả các tác động tích cực cũng như tiêu cực.

2.1 Tác động về mặt xã hội.

Về các tác động tích cực, với chủ trương thu hút các dự án FDI vào các ngành có công nghệ hiện đại, sử dụng nhiều lao động địa phương như các ngành dệt may, sản xuất phụ tùng và lắp ráp xe máy, gia công các sản phẩm Inox, hiện tại trong tổng số 121 (từ năm 2005-2008) dự án FDI trên địa bàn tỉnh có tới 82 dự án thuộc lĩnh vực trên. Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI không ngừng tăng lên, hàng năm các dự án FDI đã thu hút và tạo việc làm trực tiếp cho trên dưới hàng vạn lao động, tất cả đều là các lao động trong lĩnh vực công nghiệp.

Đi đôi với vấn đề giải quyết việc làm đó là vấn đề cải thiện cuộc sống, nâng cao thu nhập cho người dân. So với người dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thì mức thu nhập của những người dân hoạt động trong các KCN và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có mức thu nhập tương đối cao và ổn định, thời gian làm việc hiệu quả hơn, thu nhập trung bình của lao động phổ thông trong doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh cao hơn trên 1,5 lần so với mức thu nhập bình quân đầu người của tỉnh trong giai đoạn từ năm 2005- 2008. Thời gian lao động trong các doanh nghiệp FDI thường dài hơn do đó năng suất lao động tạo ra cũng nhiều hơn so với các lao động trong ngành nghề khác, nhất là so với lao động nông nghiệp.

Sự phát triển của các KCN cũng kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các ngành dịch vụ và các ngành sản xuất phụ trợ, cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các cơ sở công nghiệp, các loại hình dịch vụ và thương mại như: nhà trọ, dịch vụ ăn uống, giải trí phục vụ nhu cầu của người lao động cũng theo đó phát triển, gián tiếp tạo thêm hàng nghìn việc làm, các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra cũng giảm mạnh một phần cũng do thời gian làm việc của công nhân liên doanh thường dài, các công nhân đa số làm việc theo ca, thời gian làm việc trung bình khoảng 10 tiếng/ 1 ca. Với phương thức quản lý của mình, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có vai trò nâng cao chất lượng của lực lượng lao động như kỷ luật lao động cao, được đào tạo cơ bản, tạo thói quen làm việc nhóm, nâng cao hiệu quả và năng suất lao động. Bên cạnh những tác động tích cực về mặt xã hội thì sự phát triển của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng gây ra những hạn chế nhất định. Một là, các nhà đầu tư nước ngoài vì theo đuổi mục tiêu lợi nhuận nên chưa quan tâm tới vấn đề đảm bảo điều kiện lao động cho công nhân, tình trạng tai nạn lao động vẫn diễn ra phổ biến, người lao động thường bị ép làm tăng ca…do vậy ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động, tỷ lệ lao động mắc bệnh nghề nghiệp có xu

hướng tăng lên. Hai là, việc phát triển các KCN và các cơ sở sản xuất đã thu hút lao động từ các tỉnh ngoài, nhất là các khu vực lân cận, điều này gây ra khó khăn trong công tác quản lý nhân khẩu và giữ gìn an ninh trật tự. Tình trạng thiếu nhà ở cho công nhân cũng là một vấn đề rất bức xúc hiện nay tại các KCN của Hưng Yên. Ba là, do quá trình CNH, một diện tích lớn đất nông nghiệp đã được chuyển thành đất để xây dựng các nhà máy, các KCN. Chính điều này đa làm giảm diện tích đất canh tác của người nông dân, thậm chí ở nhiều nơi, do sự nhận thức kém của người dân và còn có hiện tượng nông dân bán đất canh tác để lấy tiền chi tiêu, mua sắm tiện nghi, khiến họ trở thành thất nghiệp, là nguyên nhân sinh ra các tệ nạn như: cờ bạc, trộm cắp, nghiện hút.

2.2 Tác động về mặt môi trường.

Nhìn chung, tình trạng ô nhiễm về không khí, nước thải… về cơ bản đã được sử lý chính vì vậy chất lượng môi trường xung quanh các cơ sở công nghiệp còn tương đối tốt, ô nhiễm trong phạm vi hạn hẹp. Tuy nhiên còn một số ít các doanh do chưa có sự kiểm soát chặt chẽ về các điều kiện và các tiêu chuẩn về môi trường tại các KCN của Hưng Yên. Qua khảo sát các vị trí đổ thải của các cơ sở công nghiệp tại Như Quỳnh cho thấy: đối với mùa mưa lũ, mực nước trên các kênh, sông cao nước thải sẽ phân tán ra cả sông Như Quỳnh, mương lớn giáp làng Khoai, hệ thống mương nội đồng tiếp giáp đường sắt, còn đối với mùa nước cạn, nước thải được thải phần lớn ra mương nội đồng mà không có sự thoát thải ra sông. Đây là vấn đề rất nguy hiểm cho việc tưới nước cho sản xuất nông nghiệp, vì thời điểm này nước thải ít bị pha loãng, nồng độ chất ô nhiễm cao rất dễ gây những tác động tiêu cực đến sản xuất hoa màu ở xã Như Quỳnh và khu vực xung quanh. Ở các khu khác tuy vấn đề ô nhiễm được sử lý nhưng tình trạng nước thải của các nhà máy thải

trực tiếp ra hệ thống các kênh mương dẫn nước vẫn còn và kết quả là khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng.

Tuy nhiên các tác động tiêu cực về môi trường mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh gây ra là không đáng kể do các cơ sở sản xuất này trang bị dây truyền công nghệ hiện đại, do vậy nước và khí thải trước khi thải ra hệ thống chung đều được qua sử lý. Các doanh nghiệp FDI thường là các doanh nghiệp có ý thức chấp hành các quy định về môi trường tốt, có diện tích trồng cây xanh trong khuôn viên nhà máy. Tình trạng ô nhiễm chủ yếu là do các cơ sở sản xuất và kinh doanh trong nước gây ra, do các cơ sở này thường sử dụng các dây truyền công nghệ sản xuất cũ, lạc hậu và hầu hết các nhà máy này không sử lý nước thải, tại KCN Như Quỳnh. Vài năm trở lại đây, nước thải của nhà máy cộng với nước thải của làng nghề tái chế nhựa đã biến đất đai trong khu vực đó thành không sản xuất được. Sức khỏe của người dân và các loại gia sú gia cầm đều bị ảnh hưởng. Con mương thoát nước của người dân như quỳnh đang bị nhiễm sắt và lấp đầy bởi đống phế liệu. Để sử lý tình trạng ô nhiễm trên, hiện tại trên địa bàn tỉnh đã có 2 nhà máy sử lý nước thải tập chung được xây dựng trong đó, một của Hưng Yên (Đại Đồng), nhà máy thứ 2 trên địa bàn Văn Lâm nhưng của Hà Nội. Ngoài ra đang triển khai thêm một dự án về nhà máy sử lý rác thải.

Một vấn đề chung đó là mô hình KCN, ngay từ khi mới ra đời tại Việt Nam là mô hình có ưu thế thu hút đầu tư vì đất đai được quy hoạch sẵn, với các công trình hạ tầng đồng bộ. Tuy nhiên trong mục tiêu của KCN còn có thêm ưu điểm: Tập trung để dễ kiểm soát và sử lý ô nhiễm. Song khi triển khai tai các địa phương ở nước ta, nhiều chủ đầu tư KCN chỉ lo chạy theo hiệu quả kinh tế. Theo quy định, các KCN sau khi lấp đầy 50% diện tích thì phải có hệ thống sử lý nước thải tập trung, trên thực tế có rất ít KCN tuân thủ điều này. Một thực tế nữa dẫn đến tình trạng không tuân thủ các cam kết về

môi trường và các nhà đầu tư là: Quy mô vốn đầu tư của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh ở mức trung bình, vì vậy nếu đặt ra điều kiện các doanh nghiệp vào KCN phải xây dựng trạm sử lý nước thải thì khó có thể thu hút được các doanh nghiệp đến thuê đất. Đây cũng là vấn đề bức xúc đối với nhiều địa phương hiện nay trong hoạt động thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Một hiện tượng ô nhiễm khác cũng do quá trình CNH gây ra đó là ô nhiễm khói bụi trong không khí. Do các KCN của Hưng Yên vẫn đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện nên khối lượng vật liệu xây dựng cũng như phế thải xây dựng cũng rất lớn, mỗi ngày hàng trăm cái xe trở vật liệu cát, sỏi… chạy suốt ngày đêm trên đường, hầu hết các xe này đều không có bạt che đậy nên khi xe chạy thì hiện tượng vật liệu cát, sỏi roi xuống đường gây ô nhiễm bụi. Hàm lượng bụi lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho phép làm ảnh hưởng tới sinh hoạt sức khỏe của người dân sống dọc hai bên bờ đường QL5 và QL39, gây ra mất an toàn giao thông trên 2 tuyền đường này…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Hưng Yên (Trang 50 - 54)