NHCT VIỆT NA M:

Một phần của tài liệu Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kì (Trang 58 - 61)

3. NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NHCT VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG MỘT THƯƠNG HIỆU BỀN VỮNG :

NHCT VIỆT NA M:

3.1 Giải pháp vĩ mô :

Về mặt nhận thức, Nhà nước nên coi thương hiệu là cấu thành tài sản thương hiệu chung của quốc gia, là “quyền lợi vĩ mô của đất nước”. Tùy vào đặc điểm riêng có, mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng cho mình những giải pháp xây dựng thương hiệu. Nhưng để làm được điều đó, rất cần có sự hỗ trợ thiết thực về phía Nhà nước. Từ giác độ đó, đối với hệ thống NHCT hay với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, Nhà nước cần phải thực hiện các giải pháp sau :

( Hỗ trợ chi phí quảng bá thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam : Đó là các khoản chi phí hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, chi phí giúp doanh nghiệp quảng bá hàng hóa và dịch vụ, tiếp cận thị trường, chi phí hỗ trợ các hiệp hội ngành NH nâng cao hiệu quả hoạt động, giúp các NH nâng cao năng lực cạnh tranh.

Ví dụ như tổ chức các lễ hội tôn vinh những thương hiệu Việt Nam nổi tiếng.

( Xây dựng quỹ quốc gia về phát triển thương hiệu : Được hình thành một phần hỗ trợ của nhà nước và một phần của DN. Quỹ này sẽ được sử dụng cho các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại chung, giải quyết tranh chấp hay vi phạm thương hiệu liên quan đến nhiều doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn trong xây dựng thương hiệu, suy tôn các thương hiệu mang lại giá trị lớn.

( Không khống chế chi phí quảng cáo tiếp thị, miễn giảm phí đăng ký :

Trước đây chi phí này bị khống chế ở mức 5-7% trên tổng chi phí không phù hợp với tình hình cạnh tranh quyết liệt hiện nay. Nên để cho các doanh nghiệp tự cân đối trong khả năng tài chính và trên cơ sở hiệu quả kinh doanh của đơn vị, không nên khống chế bằng tỷ lệ trên tổng chi phí sẽ gây hiệu ứng ngược.

Một khía cạnh khác là mức phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, yếu tố pháp lý đầu tiên để xây dựng thương hiệu. Hiện nay, để đưa một nhãn hiệu ngành, doanh nghiệp đã phải tốn kém rất nhiều : chi phí thiết kế, hoàn thiện thủ tục pháp lý, các chi phí đưa một nhãn hiệu thành thương hiệu, chi phí đăng ký sở hữu nhãn hiệu là 10 triệu đồng,…..gây tốn kém rất nhiều cho doanh nghiệp.

Hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký, quản lý và bảo vệ thương hiệu ở thị trường trong nước và thị trường nước ngòai, trước hết là đối với những thương hiệu đã có vị trí trên thị trường.

( Đầu tư đào tạo cán bộ của cơ quan chức năng làm nhiệm vụ tiếp nhận, thụ lý hồ sơ, cấp phép sở hữu và những cán bộ làm công tác xúc tiến thương mại.

( Hình thành một định chế tài chính về việc ghi nhận giá trị thương hiệu, nhượng bán, cho thuê thương hiệu. Nhà nước cần cho phép vốn hóa các chi phí ban đầu về xây dựng thương hiệu tạo cơ sở cho các doanh nghiệp quản lý thương hiệu như một tài sản vô hình, giá trị đó cần được phản ánh trên bảng cân đối kế toán. Có như thế mới giúp các ngân hàng định giá được thương hiệu khi tiến hành cổ phần hóa.

Tóm lại, với nhận thức và sự chủ động nỗ lực của bản thân doanh nghiệp, sự hỗ trợ của Nhà nước, chúng ta có thể tin tưởng rằng trong thời gian tới đây, thương hiệu của NHCT Việt Nam sẽ được đầu tư đúng mức, giá trị và vị thế của ngân hàng sẽ được nâng lên. Từ đó năng lực cạnh tranh của NHCT Việt Nam, các sản phẩm dịch vụ sẽ được cải thiện, đủ tự tin để bước vào sân chơi chung toàn cầu hóa.

3.2 Giải pháp riêng đối với chính bản thân hệ thống NHCT Việt Nam :

Tuy khả năng của NHCT Việt Nam không hơn ai nhưng NHCT đủ khả năng làm tốt những việc mà các ngân hàng khác đã làm được. NHCT đã có một vị trí vững vàng về mặt uy tín nhưng vẫn luôn phải quan tâm đến việc thể hiện hình ảnh của mình và khuyếch trương hình ảnh của NHCT đến mọi tầng lớp dân cư bằng cách :

( Đẩy mạnh việc quảng cáo về thương hiệu, về hoạt động, về sản phẩm dịch vụ của NHCT với quy mô rộng lớn và nội dung phong phú hơn.

( Không nên đăng quảng cáo một cách tùy tiện trên các trang báo chí, đặc san một cách không hệ thống để tránh tình trạng không thống nhất về nội dung mà có khi còn làm giảm uy tín hoặc tạo cho khách hàng một cái nhìn không đồng nhất về hình ảnh và chất lượng của sản phẩm dịch vụ NHCT. Lựa chọn đúng chỗ, đúng lúc để mà quảng cáo, có như thế mới thể hiện được nhu cầu của việc quảng cáo, xứng đáng với danh hiệu và uy tín của NHCT.

( Tiến hành định kỳ hoặc thường xuyên để quảng cáo bằng hình ảnh thật ấn tượng hoặc kịch bản thật thu hút trân báo và nhất là trên truyền hình một loại sản phẩm dịch vụ thật độc đáo của NHCT nhằm mục đích hình thành nơi khách hàng một hình ảnh quen thuộc về NHCT. Nên thử nghiệm về dịch vụ tiền gởi, dịch vụ thanh toán và nhất là dịch vụ thẻ ATM.

( Tiến hành một chương trình nâng cao giá trị thương hiệu của NHCT : Hiện nay NHCT đã có thương hiệu chưa? Có giá trị thương hiệu chưa? Chắc chắn là đã có nhưng chưa được khai thác đúng mức và đầy đủ. Một thương hiệu được cấu thành bởi nhiều yếu tố : Tên gọi, Logo, màu sắc, kiểu dáng, câu Slogan,…..NHCT đã hội đủ các yếu tố cấu thành thương hiệu nêu trên. Về mặt đối nội, có thể hiểu NHCT như sau:

+ N : Nhanh chóng + H : Hiệu quả

+ C : Chính xác

+ T : Thị trường

Về mặt đối ngoại, thương hiệu ICB có thể được hiểu như sau : + I : Impeccable : Hoàn hảo

+ C : Complette : Đầy đủ

+ B : Big : Rộng lớn (về mạng lưới).

‰ Tên gọi : NHCT gợi nên một hình ảnh về một NHTM quốc doanh

chuyên cho vay trong lĩnh vực công nghiệp và thương nghiệp.

‰ Aán tượng : Đã tạo được niềm tin nơi khách hàng tiền gởi, là người bạn

đồng hành của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. ‰ Logo : Đẹp nhất trong các Logo của 4 NHTM quốc doanh, dễ nhận biết

và tượng hình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

‰ Màu sắc : Hài hoà với hai màu vàng đỏ tạo nên phong cách mạnh mẽ.

‰ Câu phương châm : Vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà, mọi doanh

nghiệp.

Nhìn chung, thương hiệu NHCT khá độc đáo nhưng chưa thực sự gây ấn tượng, chỉ mới thể hiện được một phần triết lý kinh doanh : Lợi ích của khách hàng, Quan tâm đến đối tác là khách hàng nhưng chưa thể hiện nội dung đa dạng của việc cung cấp dịch vụ sản phẩm tài chính NH thỏa mãn mọi nhu cầu tài chính phong phú của khách hàng, chưa thể hiện được trình độ công nghệ và tính độc đáo của phong cách phục vụ.

Các giải pháp cụ thể :

Một phần của tài liệu Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kì (Trang 58 - 61)