Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của ngành

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015 (Trang 44 - 49)

I. Thực trạng phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam từ năm

2.Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của ngành

Hiệu quả hoạt động của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát sẽ được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm và lợi nhuận của ngành. Ở đây, chuyên đề sẽ so sánh các chỉ tiêu này giữa từng phân ngành bia, rượu, nước giải khát và giữa ngành Bia – Rượu – Nước giải khát với ngành sản xuất thực phẩm đồ uống (TPĐU) và toàn ngành công nghiệp.

Trong giai đoạn 2000-2005 nhìn chung các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của ngành biến động theo xu thế chung, không xảy ra hiện tượng đột biến nên số liệu trong chuyên đề sẽ chỉ xét ở các mốc là năm 2000 và từ năm 2005 đến nay.

2.1. Về giá trị sản xuất (GO)

Giá trị sản xuất của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát tăng liên tục trong cả giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2007 với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 15%/năm. Trong ba phân ngành, ngành bia có giá trị sản xuất lớn nhất, tiếp đến là ngành sản xuất nước giải khát. Lĩnh vực sản xuất rượu có giá trị sản xuất thấp nhất.

Bảng 2.4. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát giai đoạn 2000-2007

Giá trị SXCN (giá CĐ 1994, tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng GO bình quân (%/năm) 2000 2005 2006 2007 2000- 2005 2000- 2007 Ngành BRNGK 10.037 19.762 22.740 26.745 14,51 15,03 Bia 6.810 14.211 15.020 18.257 15,85 15,13 Rượu 505 880 1.351 1.477 11,74 16,57 Nước giải khát 2.722 4.672 6.370 7.011 11,41 14,47 Ngành SX TPĐU 43.633 86.481 103.078 123.494 14,66 16,02 Toàn ngành CN 198.326 416.613 487.492 570.771 16,00 16,30 NgànhBRNGK so với ngành SXTPĐU (%) 23,00 22,85 22,06 21,66 Ngành BRNGK so với toàn ngành CN (%) 5,06 4,74 4,66 4,69

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu, IPSI, 2008

Có thể thấy rằng cả ba phân ngành bia, rượu và nước giải khát đều có giá trị sản xuất tăng lên trong suốt giai đoạn 2000-2007. Đối với ngành rượu, năm 2006 giá trị sản xuất tăng nhanh và đạt 1.351 tỷ đồng, gấp hơn 1,5 lần so với năm 2005. Cả thời kỳ từ năm 2000 đến năm 2007, tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất rượu đạt 16,57%/năm, cao nhất trong ba phân ngành và thậm chí cao hơn cả tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành sản xuất thực phẩm đồ uống và ngành công nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát trong giai đoạn 2000-2005 và giai đoạn 2005-2007 lần lượt đạt 14,51% và 15,03%. Trong khi đó, ở ngành sản xuất thực phẩm đồ uống con số này lần lượt là 14,66% và 16,02% còn toàn ngành công nghiệp là 16% và 16,03%. Mặc dù giá trị sản xuất của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát tăng liên tục qua các năm tuy nhiên, do có tốc độ tăng trưởng thấp hơn các ngành khác nên tỷ trọng đóng góp của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát vào giá trị sản xuất của ngành sản

xuất thực phẩm đồ uống và toàn ngành công nghiệp có xu hướng giảm chậm trong giai đoạn 2000-2005. Từ năm 2005 đến năm 2007, tỷ trọng đóng góp biến động không đều. Năm 2006 giảm so với năm 2005 và có xu hướng tăng trở lại vào năm 2007.

2.2. Về giá trị tăng thêm (VA)

Giá trị tăng thêm của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát tăng khá nhanh qua các năm. Năm 2000 đạt 5.246,46 tỷ đồng, năm 2007 đạt 13.483 tỷ đồng (theo giá cố định 1994). Tốc độ tăng giá trị tăng thêm của ngành giai đoạn 2000- 2005 là 14,84%/năm, giai đoạn 2000-2007 là 14,07%/năm, tăng cao hơn nhiều so với toàn ngành công nghiệp là 10,14%/năm.

Bảng 2.5. Giá trị tăng thêm của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát, tỷ trọng ngành trong ngành công nghiệp và trong GDP cả nước

Đơn vị: tỷ đồng Giá trị tăng thêm (giá cố định 1994)

2000 2005 2007

Toàn ngành BRNGK 5.246,46 10.477,55 13.183,72

Bia 4.389,11 8.950,19 10.930,01

Rượu 216,39 361,34 610,89

Nước giải khát 640,97 1.166,01 1.642,81

Toàn ngành công nghiệp 76.259 123.439 149.910

Tỷ trọng ngành trong

ngành CN, % 6,88 8,49 8,79

Tỷ trọng ngành trong

GDP cả nước, % 1,92 2,67 2,86

Nguồn: Xử lý từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Giá trị tăng thêm ngành Bia – Rượu – Nước giải khát chiếm tỷ trọng đáng kể trong toàn ngành công nghiệp và có xu hướng tăng lên trong thời gian qua, năm 2000 chiếm 6,88%, đến năm 2007 đã tăng lên thành 8,79%. Tỷ trọng VA

của ngành trong GDP cả nước cũng tăng lên từ năm 2000 đến nay, từ 1,92% năm 2000 tăng lên thành 2,86% năm 2007.

Trong các lĩnh vực, lĩnh vực sản xuất bia có giá trị tăng thêm lớn nhất, tiếp đến là lĩnh vực sản xuất nước giải khát. Lĩnh vực sản xuất rượu có VA bé nhất. Nguyên nhân chính là do ngành bia có sản lượng lớn nhất (chiếm tới hơn 90 % sản lượng đồ uống có cồn) và có thuế tiêu thụ đặc biệt lớn, trong cơ cấu giá trị tăng thêm của ngành bia, thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm tới hơn 60%. Còn đối với ngành rượu, quy mô nhỏ của ngành đã kéo theo sản lượng rượu sản xuất ra nhỏ, giá trị sản xuất nhỏ và giá trị tăng thêm của ngành rượu cũng nhỏ.

2.3. Về lợi nhuận

Lợi nhuận chính là điều mà các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Ở đây chuyên đề sẽ xem xét lợi nhuận của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát theo thành phần kinh tế bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Theo từng lĩnh vực sản xuất có lĩnh vực sản xuất bia, rượu và nước giải khát. Ngoài việc so sánh chéo giữa các phân ngành và các thành phần này, chuyên đề cũng sẽ xem xét sự biến động về lợi nhuận của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát theo thời gian từ năm 2000 đến nay.

Bảng 2.6. Lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2000 2005 2006 2007 Tốc độ tăng bình quân 2000-2007 (%/năm) Tổng lợi nhuận theo thành phần kinh tế

DN Nhà nước 757.496 1.481.133 1.663.554 1.486.152 10,11 DN ngoài nhà nước -283.630 -41.551 50.352 208.518 DN có vốn ĐT NN 114.462 928.788 1.325.08 6 1.272.773 41,07 Toàn ngành BRNGK 588.328 2.368.37 0 3.038.99 2 2.967.443 26,01

Tổng lợi nhuận theo phân ngành

Bia 798.435 2.407.61 0 3.119.781 2.898.964 20,23 Rượu 1.650 39.956 82.181 16.052 38,40 Nước giải khát -211.757 -79.196 -162.970 52.427 Toàn ngành BRNGK 588.328 2.368.37 0 3.038.99 2 2.967.443 26,01

Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu, IPSI, 2008

Trong giai đoạn 2000-2005, lợi nhuận của toàn ngành tăng khá nhanh, năm 2005 lợi nhuận đã lớn gấp 4 lần so với năm 2000, cả giai đoạn 2000-2007, tốc độ tăng lợi nhuận là 26,01%.

Xét theo thành phần kinh tế, các doanh nghiệp Nhà nước có lợi nhuận lớn nhất, tiếp đến là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Lợi nhuận của hai khu vực này không ngừng tăng lên trong giai đoạn 2000-2005 và đặc biệt tăng mạnh vào năm 2006, tuy nhiên đến năm 2007 lại có xu hướng giảm. Về tốc độ tăng lợi nhuận bình quân trong cả giai đoạn từ năm 2000 đến nay, doanh nghiệp ngoài Nhà nước có tốc độ tăng nhanh nhất, hơn 41%/năm. Riêng các doanh nghiệp ngoài Nhà nước thì chỉ đến năm 2006 mới bắt đầu có lãi, trước đó khu vực này

bị lỗ liên tục, thậm chí năm 2000 lỗ đến 283.630 tỷ đồng. Nguyên nhân khiến khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước thua lỗ là do hầu hết các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng thấp, chưa có thương hiệu nên không cạnh tranh được với các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (vì các doanh nghiệp này xuất hiện từ khá lâu và có trang thiết bị tương đối hiện đại, chất lượng sản phẩm cao hơn).

Xét theo chuyên ngành, ngành bia có lợi nhuận lớn nhất, gấp hàng chục lần lợi nhuận của ngành sản xuất rượu và nước giải khát. Ngành rượu mặc dù lợi nhuận thấp hơn nhưng lại có tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2000-2007 cao nhất, 38,40%/năm. Riêng ngành sản xuất nước giải khát thì liên tục bị lỗ trong thời kỳ từ năm 2000 đến năm 2006. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này rất nhiều doanh nghiệp mới đầu tư nên phát huy công suất thấp, thương hiệu chưa có. Sau một thời gian hoạt động, sản phẩm của ngành sản xuất nước giải khát trong nước đã có một vị trí nhất định, hơn nữa càng ngày đời sống nhân dân càng được cải thiện, nhu cầu về nước giải khát tăng mạnh tạo điều kiện cho các nhà máy phát huy công suất cao hơn. Những yếu tố này làm cho ngành đã có được lợi nhuận sau một thời gian thua lỗ, lợi nhuận năm 2007 của phân ngành sản xuất nước giải khát là 52.427 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015 (Trang 44 - 49)