Về số lượng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015 (Trang 36 - 38)

I. Thực trạng phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam từ năm

1.1.Về số lượng doanh nghiệp

1. Về quy mô phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát

1.1.Về số lượng doanh nghiệp

Từ năm 2000 đến nay, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành Bia – Rượu – Nước giải khát không ngừng tăng lên. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005, số lượng doanh nghiệp biến động theo xu thế tăng lên và không xảy ra hiện tượng đột biến do vậy số liệu sẽ được xem xét ở năm 2000 và từ năm 2005 trở lại đây.

Bảng 2.1. Số lượng các doanh nghiệp sản xuất trong ngành Bia – Rượu – Nước giải khát phân theo chuyên ngành

Chuyên Ngành

Số lượng doanh nghiệp Tốc độ gia tăng số lượng DN bình quân (%/năm)

2000 2005 2006 2007 2000-2005 2006-2007

Bia 137 163 167 151 3,54 -3,75

Rượu 28 77 75 78 22,42 0,65

Tổng cộng 767 967 1013 1242 4,74 13,33

Nguồn: Số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê

Từ bảng trên ta thấy số lượng các doanh nghiệp sản xuất của ngành tăng khá nhanh, nhất là giai đoạn 2006-2007 tăng hơn 13%/năm. Năm 2007 ngành Bia – Rượu – Nước giải khát đã có 1242 doanh nghiệp sản xuất, tăng 475 doanh nghiệp so với năm 2000. Trong ba phân ngành, ngành sản xuất nước giải khát có số doanh nghiệp lớn nhất, sau đó đến ngành bia. Ngành rượu có số lượng doanh nghiệp ít nhất.

Đối với lĩnh vực sản xuất bia: trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005, số doanh nghiệp tăng lên với tốc độ bình quân hàng năm là 3,54%. Từ năm 2005 đến năm 2007, số lượng doanh nghiệp biến động không đều. Năm 2006 ngành bia chỉ tăng thêm 4 doanh nghiệp so với năm 2005 nhưng đến năm 2007 số doanh nghiệp lại giảm xuống khá nhanh, giảm tới 13 doanh nghiệp so với năm 2006. Nguyên nhân của hiện tượng này là do một số doanh nghiệp sản xuất bia nhỏ đã sáp nhập vào các doanh nghiệp lớn, một số khác do hoạt động không hiệu quả dẫn đến giải thể.

Đối với ngành rượu: từ năm 2000 đến năm 2005, với cố gắng tăng cường rượu sản xuất công nghiệp, giảm dần rượu tự nấu chất lượng thấp và rượu nhập ngoại, số doanh nghiệp sản xuất rượu tăng khá nhanh. Năm 2000 cả ngành rượu mới chỉ có 28 doanh nghiệp thì đến năm 2005 con số này đã lên tới 77 doanh nghiệp, tăng bình quân trên 22% một năm. Tuy nhiên, rượu công nghiệp sản xuất trong nước phải chịu sự cạnh tranh mạnh của rượu nhập ngoại về chất lượng và rượu tự nấu, rượu lậu về giá nên từ năm 2005 đến nay, số lượng doanh nghiệp biến động không đều. Năm 2006 tăng lên so với năm 2005 nhưng đến năm 2007

số doanh nghiệp sản xuất rượu lại giảm xuống. Mặc dù vậy có thể thấy sự biến động trong ba năm này là không lớn.

Riêng ngành sản xuất nước giải khát có số lượng doanh nghiệp nhiều nhất và tăng liên tục trong cả giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Đặc biệt, năm 2007 số doanh nghiệp đã tăng đột biến so với năm 2006, có tới 242 doanh nghiệp mới ra đời trong năm này. Lý do là đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu về nước giải khát tăng nhanh tạo nên sức hút đầu tư vào lĩnh vực này lớn. Hơn nữa, khoa học công nghệ hiện đại đã cho ra đời nhiều loại thiết bị xử lý nước quy mô gia đình và bán công nghiệp như các thiết bị lọc nước, thiết bị khử trùng bằng ozon hoặc đèn tử ngoại với vốn đầu tư không lớn. Điều này dẫn đến số doanh nghiệp trong ngành nước giải khát tăng rất nhanh, đặc biệt là số lượng các cơ sở sản xuất nhỏ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015 (Trang 36 - 38)