Về bố trí các doanh nghiệp trong ngành:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015 (Trang 41 - 44)

I. Thực trạng phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam từ năm

1. Về quy mô phát triển của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát

1.3. Về bố trí các doanh nghiệp trong ngành:

Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia. Cơ cấu doanh nghiệp theo thành phần kinh tế như sau:

Bảng 2.2: Cơ cấu doanh nghiệp sản xuất theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: %

2000 2005 2006 2007

DN Nhà nước 32,72 3,93 3,06 2,66

DN ngoài Nhà nước 65,58 92,24 93,39 95,01

DN có vốn ĐTNN 1,69 3,83 3,55 2,33

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê

Xét theo thành phần kinh tế, số lượng các doanh nghiệp thuộc khối kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, tăng từ 65,58% năm 2000 lên trên 95% năm 2007. Trong khi đó số lượng doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nước lại giảm rõ rệt. Năm 2000, số lượng doanh nghiệp Nhà nước đang chiếm trên 32% thì đến năm 2007 chỉ còn xấp xỉ 3%. Đặc biệt, trong giai đoạn 2000-2005, số doanh nghiệp Nhà nước giảm rất nhanh, từ 32,72% năm 2000 xuống còn 3,93% năm 2005. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trong thời

kỳ 2000-2005, nhiều doanh nghiệp Nhà nước đã tiến hành cổ phần hóa hoặc trở thành các công ty con của SABECO và HABECO.

Cũng xét theo thành phần kinh tế, số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê năm 2007 cho thấy, nếu dựa trên các tiêu chí về vốn và lao động để đánh giá quy mô doanh nghiệp trong ngành Bia – Rượu – Nước giải khát thì các doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn nhất (445 tỷ đồng/DN; 242 người/DN), sau đó đến khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (384 tỷ đồng/DN; 226 người/DN) và sau cùng là khu vực kinh tế ngoài Nhà nước (9 tỷ đồng/DN; 18 người/DN).

Về bố trí các doanh nghiệp theo không gian, mạng lưới sản xuất của ngành đã được thiết lập trên cả 6 vùng trong cả nước. Các doanh nghiệp phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Hồng và vùng Duyên hải miền Trung.

Bảng 2.3. Cơ cấu số lượng DN sản xuất phân bố theo vùng1

Đơn vị tính: %

2000 2005 2006 2007

Vùng Đồng bằng sông Hồng 14,08 24,41 26,65 23,35

Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ 4,30 4,55 4,64 4,75 Vùng Duyên hải miền Trung 15,91 22,54 16,88 21,01

Vùng Tây Nguyên 0,65 2,79 3,06 3,46

Vùng Đông Nam Bộ 21,90 35,16 38,01 33,82

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 43,16 10,55 10,76 13,61

Tổng 100 100 100 100

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê

1 Phân vùng kinh tế theo Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ

Năm 2000, vùng Đồng bằng sông Cửu Long là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp nhất. Tuy nhiên từ năm 2005 đến nay, các doanh nghiệp lại tập trung nhiều hơn ở Vùng Đông Nam Bộ. Vùng Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền

Trung cũng có sự phát triển nhanh về số lượng và đã vượt qua vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Nếu xét theo chuỗi thời gian, trong giai đoạn 2000-2005, mặc dù tỉ trọng doanh nghiệp trong ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long giảm rất nhanh nhưng không thể nói rằng số doanh nghiệp trong vùng giảm xuống. Trên thực tế, số lượng doanh nghiệp vẫn tăng lên nhưng với tốc độ tăng chậm hơn so với các vùng khác. Bắt đầu từ năm 2005, tốc độ gia tăng số lượng doanh nghiệp của vùng đã nhanh dần lên dẫn đến tỉ trọng số doanh nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng tăng lên.

Tỉ trọng về số lượng doanh nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng Duyên hải miền Trung trong ba năm gần đây cũng biến động không đều. Nguyên nhân vẫn là do tốc độ gia tăng số doanh nghiệp không đều giữa các năm và sự tăng lên hay giảm xuống chỉ là xét theo các con số tương đối. Riêng vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và vùng Tây Nguyên mặc dù có số lượng doanh nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng lại có xu hướng chung là tăng chậm trong cả giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2007.

Theo điều tra của nhóm nghiên cứu IPSI năm 2008, trong từng vùng, năng lực sản xuất tập trung chủ yếu ở các thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với ngành sản xuất bia, thành phố Hà Nội chiếm 19,53% tổng năng lực sản xuất toàn quốc, TP. Hồ Chí Minh (19,7%), Bình Dương (7,57%), Cần Thơ (2,4%), Hải Phòng (2,3%), Đà Nẵng (1,73%)…Các cơ sở sản xuất rượu công nghiệp thì tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ.

Từ một số thông tin ở trên có thể thấy rằng: quy mô hoạt động của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở nước ta tương đối lớn và đang có sự phân hóa về số lượng doanh nghiệp giữa các lĩnh vực sản xuất; phân hóa về quy mô giữa các

doanh nghiệp trong ngành và trong việc bố trí các doanh nghiệp này. Chuyên đề sẽ tiếp tục mô tả thực trạng phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát dựa trên việc xem xét hiệu quả hoạt động của ngành thông qua một số chỉ tiêu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đến năm 2015 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w