Phân tích dư nợ cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế và theo

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang (Trang 59)

™ Theo thành phần kinh tế:

Dư nợ là khoản tiền mà ngân hàng phải thu từ khách hàng vay trong một khoảng thời gian ấn định trước. Dư nợđóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, nếu dư nợ càng cao chứng tỏ ngân hàng đang mở rộng thị phần, nhưng nếu quá cao cũng đồng nghĩa rủi ro sẽ cao. Ta sẽđi vào phân tích theo từng thành phần kinh tếđể có thể hiểu sâu hơn: Bảng 4.9:DNCV ngắn hạn theo thành phần kinh tế ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % DNNN 127.121 57.012 71.538 (70.109) (55,2) 14.526 25,5 DNTN 233.005 188.056 208.215 (44.949) (19,3) 20.159 10,7 CTCP 63.000 116.031 173.059 53.031 84,2 57.028 49,1 KTCT 170.216 173.000 267.828 2.784 1,64 94.828 54,8 Tổng DNCV 593.342 534.099 720.640 ( 59.243) (9,98) 186.541 34,9 (Nguồn: Tổ Tổng hợp - Phòng Khách hàng)

SVTH: Võ Thùy Dương Trang 49 Biểu đồ 4.6: DNCV ngắn hạn theo thành phần kinh tế 127.121 233.005 63.000 170.216 57.012 188.056 116.031 173.000 71.538 208.215 173.059 267.828 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 Triệu đồng 2005 2006 2007 Năm DNNN DNTN CTCP KTCT

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình dư nợ biến động liên tục trong 3 năm qua. - Năm 2005 đạt 593.342 triệu đồng, năm 2006 là 534.099 triệu đồng, so với năm 2005 thì giảm 59.243 triệu đồng, tương đương tốc độ giảm 9,98%. Nguyên nhân của sự

sụt giảm dư nợ vào năm 2006 là do vật giá leo thang làm tăng chi phí đầu vào của các doanh nghiệp nên gây khó khăn cho đầu ra của sản phẩm, vì thế doanh nghiệp hạn chế

vay vốn dẫn đến dư nợ cho vay giảm nhẹ vào năm 2006, bên cạnh do tình hình bất ổn của thị trường nên chi nhánh chủđộng thắt chặt tín dụng, công tác xét duyệt cho vay tại chi nhánh được tiến hành chặt chẽ hơn.

- Đến năm 2007 DNCV tăng trở lại đạt 720.640 triệu đồng, so với thời điểm năm 2006 thì tăng khoảng 186.541 triệu đồng, với tốc độ tăng 34,9% Nguyên nhân là do chủ

trương đầu tư, khuyến khích của tỉnh cùng nhiều điều kiện thuận lợi từ thị trường nên không những thu hồi được nợ từ khách hàng quen thuộc mà còn mở rộng thêm một số

khách hàng mới. Từng thành phần kinh tế dưới đây sẽ phản ánh rõ hơn: ¾ Đối với DNNN:

- Năm 2005 DNCV đạt 127.121 triệu đồng, năm 2006 giảm chỉ còn 57.012 triệu

đồng, tức là giảm khoảng 70.109 triệu đồng, tương đương tốc độ giảm 55,2%. Nguyên nhân vì một số DNNN hoạt động kinh doanh không thuận lợi, hiệu suất kinh tế thấp nên ngân hàng hạn chế cho vay trong năm này.

- Và năm 2007 tình hình dư nợ tại chi nhánh tăng lên 71.538 triệu đồng, cao hơn so với thời điểm năm 2006 khoảng 14.526 triệu đồng, tốc độ tăng 25,5%. Nguyên nhân vì nhận thấy nền kinh tế đang tăng trưởng, DNNN đang phát triển khởi sắc trở lại, hoạt

động kinh doanh đạt hiệu quả khá tốt nên ngân hàng chủ động đẩy mạnh tín dụng đối với thành phần kinh tế này.

SVTH: Võ Thùy Dương Trang 50

¾ Đối với DNTN:

Tình hình dư nợ diễn ra như sau:

- Năm 2005 đạt 233.005 triệu đồng, năm 2006 là 188.056 triệu đồng, so với thời

điểm năm 2005 thì giảm khoảng 44.949 triệu đồng, tốc độ giảm 19,3%.

- Năm 2007 tăng trở lại đạt 208.215 triệu đồng, cao hơn so với năm 2006 khoảng 20.159 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 10,7%.

Tình hình DNCV của DNTN tuy có sự biến động nhưng vẫn chiếm cao nhất trong các thành phần kinh tế. Nguyên nhân vì trong giai đoạn 2005-2007 nền kinh tế địa phương đang trên đà phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, trong

đó có DNTN, thành phần kinh tế này tận dụng tốt nguồn vốn vay từ ngân hàng, đầu tư

mở rộng quy mô sản xuất, hiệu quả kinh tế thu được khá tốt, nên nhu cầu về vốn tăng cao.

¾ Đối với CTCP:

- Năm 2005 đạt 63.000 triệu đồng, năm 2006 tăng lên 116.031 triệu đồng, cao hơn năm 2005 khoảng 53.031 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 84,2%.

- Năm 2007 dư nợ tiếp tục gia tăng đạt 173.059 triệu đồng, so với năm 2006 thì tăng khoảng 57.028 triệu đồng, với tốc độ tăng là 49,1%.

DNCV tăng đều đặn qua các năm, trong đó tăng cao nhất là năm 2007 đạt 173.059 triệu đồng. Nguyên nhân vì sự xuất hiện ngày càng nhiều các CTCP trên địa bàn đòi hỏi trong từng công ty phải đầu tư vốn nhiều đểđủ sức cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra chính sách lãi suất hấp dẫn của ngân hàng đã thu hút đáng kể lượng khách hàng mới,

điều đó giải thích vì sao DNCV tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2005-2007. ¾ Đối với KTCT:

- Năm 2005 đạt 170.216 triệu đồng, năm 2006 là 173.000 triệu đồng, cao hơn so với năm 2005 khoảng 2.784 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 1,64%.

- Năm 2007 dư nợ tiếp tục gia tăng đạt 267.828 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2006 khoảng 94.828 triệu đồng, tốc độ tăng là 54,8%.

Tóm lại tình hình dư nợ của KTCT tăng liên tục trong 3 năm qua. Nguyên nhân vì chủ trương của tỉnh là khuyến khích tăng gia sản xuất ở các hộ cá thể đơn lẻ nên đối tượng này làm ăn đạt hiệu quả kinh tế cao, nhu cầu vay vốn để mở rộng kinh doanh tăng. Bên cạnh đó đây là thành phần kinh tế có tiềm năng phát triển trong tương lai do

đó ngân hàng cần lưu tâm xây dựng những chính sách lãi suất hợp lý để thu hút đối tượng này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung tình hình dư nợ của chi nhánh khá tốt tuy vẫn có sự biến động nhẹ

nhưng không ảnh hưởng lớn lắm đến hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng cần duy trì tình trạng này để có thể mở rộng cho vay thu được lợi nhuận nhưng cũng cần cẩn thận trong công tác thẩm định, xét duyệt cho vay để tránh rủi ro tín dụng.

SVTH: Võ Thùy Dương Trang 51

™ DNCV ngắn hạn theo ngành kinh tế:

Bảng 4.10:Dư nợ cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

ĐVT: Triệu đồng

Chênh lệch

2006/2005 Chênh l2007/2006 ệch Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Số tiền % Số tiền %

Nông nghiệp và lâm nghiệp 104.620 45.261 59.809 (59.359) (56,7) 14.548 32,1 Thủy sản 135.645 194.043 216.500 58.398 43 22.457 11,6 Công nghiệp chế biến 78.957 105.168 214.477 26.211 33,2 109.309 103,9 Thương nghiệp 244.160 125.477 142.438 (118.683) (48,6) 16.961 13,5 Các ngành khác 29.960 64.150 87.416 34.190 114,1 23.266 36,3 Tổng DNCV 593.342 534.099 720.640 ( 59.243) (9,98) 186.541 34,9 (Nguồn: Tổ Tổng hợp - Phòng Khách hàng) Biểu đồ 4.7: DNCV ngắn hạn theo ngành kinh tế 104.620 135.645 78.957 244.160 29.96045.261 194.043 105.168 125.477 64.150 59.809 216.500 214.477 142.438 87.416 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 Triệu đồng 2005 2006 2007 Năm

Nông nghiệp và lâm nghiệp Thủy sản Công nghiệp chế biến Thương nghiệp Các ngành khác

DNCV biến động không ổn định trong thời gian qua. Năm 2006 giảm nhẹ do khó khăn chung của nền kinh tế tác động trực tiếp đến tình hình kinh doanh của các ngành kinh tế, sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả không cao nên khách hàng giảm nguồn vốn vay để tiết giảm chi phí. Năm 2007 DNCV tăng trưởng trở lại do năm này ngân hàng thu hút được một lượng lớn khách hàng vay nên đẩy mạnh tình hình dư nợ tại chi nhánh. Từng ngành kinh tế dưới đây sẽ giải thích cụ thể hơn:

SVTH: Võ Thùy Dương Trang 52

¾ Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp:

DNCV có xu hướng giảm trong giai đoạn 2005-2007. Số liệu như sau:

- Năm 2005 là 104.620 triệu đồng, năm 2006 giảm chỉ còn 45.261 triệu đồng, so với thời điểm năm 2005 thì giảm đến 59.359 triệu đồng, với tốc độ giảm 56,7%. Nguyên nhân vì tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi phát triển trên diện rộng nên năng suất vào năm 2006 giảm đáng kể, ngoài ra lạm phát của thị trường làm tăng chi phí đầu vào của các hộ nông dân, tất cả những yếu tố trên đều góp phần làm giảm hiệu quả kinh tế của người dân, kinh doanh khó khăn nên chi nhánh hạn chế giải ngân cho ngành này. - Năm 2007 dư nợ tại chi nhánh tăng trở lại đạt 59.809 triệu đồng, tăng khoảng 14.548 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng là 32,1% so với năm 2006. Nguyên nhân vì ngành nông nghiệp được tạo mọi điều kiện để có thể phát huy thế mạnh địa phương do

đó thu nhập tăng trưởng mạnh, hơn nữa nhiều chương trình khuyến nông được đẩy lên cao trào góp phần vào thành công của ngành nghề này, vì thếđạt hiệu quả kinh tế cao nên ngân hàng chủđộng đẩy mạnh cho vay đối với thành phần kinh tế này.

¾ Ngành thủy sản:

- Năm 2005 đạt 135.645 triệu đồng, năm 2006 là 194.043 triệu đồng, so với năm 2005 thì tăng khoảng 58.398 triệu đồng, với tốc độ tăng là 43%.

- Năm 2007 dư nợ tại chi nhánh tiếp tục gia tăng đạt 216.500 triệu đồng, cao hơn năm 2006 khoảng 22.457 triệu đồng, tương đương tốđộ tăng 11,6%.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy dư nợ tăng trưởng đều đặn trong 3 năm qua. Nguyên nhân vì nhu cầu vay vốn để mở rộng diện tích nuôi trồng, đầu tư phát triển con giống của các hộ nông dân tăng cao, nên đẩy mạnh DNCV đối với ngành thủy sản vào năm này.

¾ Ngành công nghiệp chế biến:

Đối với ngành công nghiệp chế biến DNCV tăng trưởng liên tục, thể hiện cụ thể qua các số liệu dưới đây:

- Năm 2005 đạt 78.957 triệu đồng, năm 2006 là 105.168 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2005 khoảng 26.211 triệu đồng, với tốc độ tăng là 33,2%.

- Năm 2007 tiếp tục tăng đạt 214.477 triệu đồng, cao hơn so với năm 2006 khoảng 109.309 triệu đồng, tương đương với tốc độ tăng 103,9%.

Tóm lại DNCV đối với ngành công nghiệp chế biến gia tăng đều đặn trong 3 năm qua. Nguyên nhân là do giai đoạn này hoạt động kinh doanh của ngành công nghiệp chế

biến gặp nhiều thuận lợi, hiệu quả kinh tế thu được khá cao từđó phát sinh cao nhu cầu vốn để mở rộng đầu tư trang thiết bị máy móc nên đẩy mạnh tình hình dư nợ tại chi nhánh.

¾ Ngành thương nghiệp:

Tình hình dư nợđối với ngành này có xu hướng giảm trong 3 năm qua.

- Năm 2005 là 244.160 triệu đồng, năm 2006 đạt 125.477 triệu đồng, so với năm 2005 thì giảm khoảng 118.683 triêu đồng, với tốc độ giảm là 48,6%. Nguyên nhân vì (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

SVTH: Võ Thùy Dương Trang 53

trong năm 2006 tình hình kinh doanh của ngành thương nghiệp khá tốt, thu nhập tăng trưởng mạnh, đồng vốn quay vòng tốt không cần nguồn vốn tài trợ từ ngân hàng nên thực hiện việc trả nợ trước hạn nhằm giảp thiểu chi phí góp phần tăng trưởng lợi nhuận trong năm này.

- Năm 2007 tăng nhẹ trở lại đạt 142.438 triệu đồng, cao hơn so với năm 2006 là 16.961 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 13,5%. Nguyên nhân của tình trạng này là do điều kiện thị trường Thế giới có lợi cho công tác xuất khẩu từđó góp phần thúc đẩy ngành này tăng trưởng mạnh thu được lợi nhuận cao, nên ngành thương nghiệp càng tăng cường mở rộng đầu tư sản xuất, vì thế tăng trưởng dư nợ tại chi nhánh.

Nhìn chung tình hình dư nợ của ngân hàng khá tốt tuy cũng có những thời điểm biến động nhưng lại theo chiều hướng tốt, ngân hàng cần duy trì tình trạng này. Tuy nhiên chi nhánh cũng cần lưu tâm xây dựng chính sách lãi suất hợp lý để mở rộng đối tượng khách hàng. Tuy thế cần cẩn thận trong công tác thẩm định để không xảy ra tình trạng tồn đọng nợ góp phần giúp chi nhánh phát triển bền vững.

4.2.3.4. Thực trạng nợ quá hạn của tín dụng ngắn hạn:

Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Nợ quá hạn phát sinh sẽ làm tăng rủi ro của ngân hàng. Vì vậy hạn chế nợ quá hạn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng. Có thể nói nợ quá hạn xảy ra ở hầu hết các NHTM vì đã kinh doanh tất nhiên phải tồn tại rủi ro, chỉ có sự khác biệt là tình trạng này xảy ra nhiều hay ít mà thôi. Thực chất của nợ quá hạn chính là món vay đến hạn trả nhưng khách hàng lại không tất toán đủ vì thế dần chuyển sang nợ quá hạn. Nếu tình trạng này diễn ra lâu dài ngân hàng sẽ khó chủ động được nguồn vốn dễ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán.

Ngoài ra nợ quá hạn cũng thể hiện chất lượng thẩm định, xét duyệt và khả năng quản lý các món vay của cán bộ tín dụng. Nếu công tác này được thực hiện tốt sẽ tránh cho ngân hàng những khoản nợ quá hạn. Đây cũng là một trong các mục tiêu quyết định sự phát triển bền vững của một ngân hàng. Chúng ta cần đi sâu phân tích để hiểu rõ hơn thực trạng nợ quá hạn ngắn hạn tại chi nhánh. Bảng 4.11:Thực trạngnợ quá hạn của tín dụng ngắn hạn ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Nợ quá hạn của TDNH 3.310 3.085 2.638 (225) (6,8) (447) (14,5) DNCV ngắn hạn 593.000 534.000 721.000 (59.000) (9,9) 187.000 35 NQH/ DNCV NH (%) 0,56 0,58 0,37 3,57 (36,2) (Nguồn: Tổ Tổng hợp - Phòng Khách hàng)

SVTH: Võ Thùy Dương Trang 54 Biều đồ 4.8: Nợ quá hạn của tín dụng ngắn hạn 3.310 593.000 3.085 534.000 2.638 721.000 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 Triệu đồng 2005 2006 2007 Năm Nợ quá hạn ngắn hạn DNCV ngắn hạn

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy dư nợ cho vay tuy có biến động nhưng nhìn chung cũng khá tốt. Cụ thể:

- Năm 2005 đạt 593.000 triệu đồng, năm 2006 giảm chỉ còn 534.000 triệu đồng, so với năm 2005 thì giảm hơn 59.000 triệu đồng, với tốc độ giảm 9,9%. Nguyên nhân là do hàng loạt các ngân hàng thương mại được thành lập trên địa bàn nên thị phần của chi nhánh giảm là điều tất yếu, kéo theo là sự giảm sút của dư nợ cho vay.

- Năm 2007 tình hình dư nợ tăng trưởng trở lại, đạt 721.000 triệu đồng, tức tăng hơn so với năm 2006 khoảng 187.000 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng là 35%. Nguyên nhân vì kinh tếđịa phương đang phát triển thuận lợi nên hầu hết khách hàng có nhu cầu vay vốn cao đểđầu tư, mở rộng sản xuất. Một phần cũng do công tác tiếp thị, đa dạng các hình thức cho vay của ngân hàng đã mang lại hiệu quả nên thu hút đáng kể lượng khách hàng đến với chi nhánh.

Dư nợ cho vay của chi nhánh tuy có sự sụt giảm nhẹ vào thời điểm năm 2006, nhưng nhìn chung đang phát triển theo chiều hướng tốt. Tuy vậy áp lực cạnh tranh trên thị trường là rất lớn nên trong thời gian tới ngân hàng cần xây dựng những chính sách lãi suất hợp lý, đồng thời tăng cường công tác tiếp thị, chủ động tìm kiếm khách hàng

để dư nợ của chi nhánh ngày càng tăng trưởng.

DNCV của chi nhánh tăng trưởng liên tục nhưng nợ quá hạn lại giảm dần qua các năm:

- Năm 2005 NQH là 3.310 triệu đồng, chiếm 0,56% DNCV của chi nhánh. Năm 2006 NQH giảm còn 3.085 triệu đồng giảm đi khoảng 225 triệu so với năm 2005 tương

đương 6,8%, chiếm 0,58% DNCV của chi nhánh.

- Và tiếp tục giảm vào năm 2007 chỉ còn 2.638 triệu đồng, tức giảm thêm 447 triệu

đồng so với năm 2006, tốc độ giảm 14,5% và đây cũng là khoản nợ thấp nhất trong 3 năm. NQH năm 2007 chiếm 0,37% DNCV của chi nhánh.

SVTH: Võ Thùy Dương Trang 55

Nợ quá hạn giảm luôn là tín hiệu đáng mừng đối với ngân hàng nói chung. Có thể

giải thích nguyên nhân của sự sụt giảm này là do trong năm 2005 chi nhánh đã tích cực thu hồi các khoản nợ tồn đọng, chủ yếu là thu hồi 6.400 triệu đồng của công ty Lương thực An Giang trong năm 2005. Và tiếp tục thu hồi thêm 6.200 triệu đồng vào năm 2006 cũng là của công ty Lương thực An Giang. Ngoài ra nguyên nhân làm giảm tình

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang (Trang 59)