Đểđánh giá tình hình cho vay, thu nợ của ngân hàng theo thành phần kinh tế ta sẽ lần lượt phân tích DSCV và DSTN trong bảng số liệu bên dưới:
Bảng 4.7:DSCV và DSTN ngắn hạn theo thành phần kinh tế ĐVT: Triệu đồng 2005 2006 2007 Chỉ tiêu DSCV DSTN TTN/CV ỷ lệ % DSCV DSTN TTN/CV ỷ lệ % DSCV DSTN TTN/CVỷ lệ % DNNN 1.625.032 1.503.573 92,5 1.121.000 1.105.026 98,6 1.881.336 1.614.289 85,8 DNTN 1.587.079 1.156.210 72,9 1.422.055 880.059 61,9 2.361.214 2.452.155 103,9 CTCP 412.111 587.119 142,5 1.477.113 1.448.000 98 1.335.156 1.009.164 75,6 KTCT 379.000 162.977 43 434..082 300.523 69,2 452.000 420.000 92,9 Tổng 4.003.222 3.409.879 85,2 4.454.250 3.733.608 83,8 6.029.706 5.495.608 91,1 (Nguồn: Tổ Tổng hợp - Phòng Khách hàng) ¾ Đối với DNNN:
- Về DSCV: VCB AG tuy đã được cổ phần hóa nhưng vẫn thuộc quyền quản lý của Nhà nước vì vậy việc cấp tín dụng vẫn tập trung nhiều cho thành phần kinh tế này, điều
đó giải thích vì sao cho vay DNNN luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu cho vay, DSCV đối với thành phần kinh tế này cụ thể như sau:
+ Năm 2005 DSCV là 1.625.032 triệu đồng, nhưng đến năm 2006 chỉ còn 1.121.000 triệu đồng, giảm khoảng 504.032 triệu đồng, tương đương tốc độ giảm là 31% so với thời điểm năm 2005. Nguyên nhân chính của việc sụt giảm doanh số tín dụng đối DNNN là do năm 2006 hầu hết các DNNN đang trong tiến trình cổ phần hóa
SVTH: Võ Thùy Dương Trang 40
theo chính sách chung của Nhà nước, và đây cũng là năm đánh dấu chặng đường thành công của Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO do đó trong quá trình hội nhập còn nhiều bất cập trong chính sách, hướng đi của doanh nghiệp, ngoài ra khả năng hội nhập của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam nói chung là rất thấp. Hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả không cao nên hạn chế vay vốn vào năm 2006.
+ Tuy thế năm 2007 DSCV tăng lên đột biến đạt 1.881.336 triệu đồng, so với năm 2006 tăng 760.336 triệu đồng, với tốc độ tăng là 67,8%. Trong giai đoạn 2005-2007 thì DSCV đối với DNNN vào năm 2007 đạt chỉ tiêu cao nhất điều đó chứng tỏ vào năm này đa phần DNNN làm ăn có hiệu quả do đó đẩy mạnh nhu cầu vay vốn cao, đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế cả nước nói chung và nền kinh tế An Giang nói riêng đang từng bước hoàn thiện bắt kịp với xu hướng phát triển chung của Thế giới.
- Về DSTN: DSTN trong 3 năm qua tuy có biến động nhưng theo chiều hướng tốt. DSTN trong 3 năm như sau:
+ Năm 2005 DSTN đạt 1.503.573 triệu đồng, chiếm 92,5% DSCV của năm 2005. Năm 2006 DSTN đạt 1.105.026 triệu đồng, so với năm 2005 thì giảm 398.547 triệu
đồng, tương đương tốc độ giảm 26,5%, và chiếm 98,6% DSCV của năm 2006. Ta thấy DSTN vào năm 2006 chiếm tỷ trọng cao hơn so với năm 2005 nguyên nhân vì tốc độ
giảm của DSTN thấp hơn tốc độ giảm của DSCV.
+ Năm 2007 DSTN đạt 1.614.289 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2006 khoảng 509.263 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 46,1%, và chiếm 85,8% DSCV năm 2006. Tỷ trọng DSTN vào năm 2007 thấp hơn năm 2006 nguyên nhân vì tốc độ tăng của DSTN thấp hơn tốc độ tăng của DSCV.
Trong giai đoạn 2005-2007 DSTN đạt khá tốt. Trong đó nổi bật nhất là năm 2006 thu hồi gần như toàn bộ số vốn đã cho khách hàng vay đạt tỷ lệ khoảng 98,6%. Công tác thu nợđạt hiệu quả cao một phần cũng do ngân hàng đã xây dựng được một chính sách thu hồi nợ hợp lý, thường xuyên theo dõi, đốc thúc khách hàng trách nhiệm trả nợđúng hạn.
¾ Đối với DNTN:
- Về DSCV: An Giang là một trong những tỉnh điển hình của miền Tây sông nước có thế mạnh về nông nghiệp và chủ trương phát triển của tỉnh là đẩy mạnh hỗ trợ tín dụng cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh mà điển hình là DNTN từ đó thúc
đẩy nhu cầu vay vốn cao để kinh doanh, mở rộng đầu tư. Cụ thể DSCV như sau: + Năm 2005 DSCV là 1.587.079 triệu đồng, năm 2006 DSCV chỉ đạt 1.422.055 triệu đồng, so với năm 2005 thì giảm khoảng 165.024 triệu đồng, với với tốc độ giảm 10,4%.
+ Năm 2007 lại có chiều hướng ngược lại tăng mạnh đến 2.361.214 triệu đồng, tăng hơn 66% so với năm 2006, tức khoảng 939.159 triệu đồng.
Năm 2006 doanh số tín dụng có giảm nhẹ nhưng nhìn chung tình hình cho vay vẫn tốt, nổi bật là năm 2007 đạt doanh số tín dụng cao nhất trong các thành phần kinh tế. Nguyên nhân là do nền kinh tế cả nước liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây làm vực dậy các thành phần kinh tế của địa phương trong đó có DNTN, nên nhu cầu
SVTH: Võ Thùy Dương Trang 41
đầu tư vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng cao. Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy ngay rằng DSCV đối với DNTN chiếm tỷ trọng cao nhất trong các thành phần kinh tế vì thế ngân hàng cần đặc biệt quan tâm, đồng thời xây dựng những chính sách tín dụng hợp lý kèm theo những ưu đãi về lãi suất để thu hút việc vay vốn từđối tượng này như thế sẽđem lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng
- Về DSTN: Song song với sự gia tăng của DSCV thì công tác thu nợ đối với DNTN cần được quản lý chặt chẽ hơn nữa. Số liệu DSTN cụ thể như sau::
+ Năm 2005 DSTN đạt 1.156.210 triệu đồng, năm 2006 giảm xuống chỉ còn 880.059 triệu đồng, so với năm 2005 thì giảm khoảng 276.151 triệu đồng, tương đương tốc độ giảm 23,9%. Tỷ trọng DSTN so với DSCV từ 72,9% vào năm 2005 giảm chỉ còn 61,9% vào năm 2006, tốc độ giảm 15%. Nguyên nhân vì tốc độ giảm của DSTN cao hơn DSCV.
+Tuy thế tình hình lại khả quan vào năm 2007 khi DSTN của chi nhánh tăng rõ rệt
đạt 2.452.155 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2006 khoảng 1.572.096 triệu đồng, với tốc độ tăng 178,6%, và chiếm đến 103,9% so với DSCV. Ta thấy DSTN chiếm tỷ trọng cao trong DSCV, nguyên nhân vì tốc độ tăng của DSTN diễn ra nhanh hơn tốc độ tăng của DSCV.
Nhìn chung DSTN của ngân hàng trong 2 năm 2005, 2006 tương đối thấp chứng tỏ
ngân hàng vẫn còn khá lỏng lẽo trong công tác đốc thúc thu hồi nợđối với đối tượng này, ngoài ra cũng do tình hình kinh doanh không được thuận lợi nên hầu hết các doanh nghiệp này gặp khó khăn trong công tác trả nợ. Năm 2007 công tác thu nợ diễn ra rất tốt
đẹp, toàn bộ số nợ cho vay đều đã thu hồi đủ, ngoài ra còn thu hồi thêm được một phần nợ tồn đọng của năm trước. Nguyên nhân vì năm này nền kinh tế tăng trưởng mạnh kéo theo sự phát triển của tất cả các thành phần kinh tế, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao vì thế nợđến hạn được thanh toán đầy đủ.
¾ Đối với CTCP:
- Về DSCV: Trong cơ cấu tín dụng đối với các thành phần kinh tế ta thấy rằng DSCV của CTCP chiếm ít hơn DNNN và DNTN đơn giản vì họ có nhiều kênh huy
động vốn khác nhau. Khi có nhu cầu về vốn họ có thể huy động bằng cách phát hành GTCG hoặc huy động trực tiếp từ các cổ đông. Tuy thế nguồn vốn vay từ ngân hàng vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn của CTCP vì thực tế lãi suất vay từ
ngân hàng vẫn thấp hơn nhiều so với hình thức huy động từ thành phần cổ đông, bên cạnh đó việc vay vốn ngân hàng đồng thời cũng là lá chắn thuế khá tốt cho hoạt động kinh doanh của CTCP. Do đó nhu cầu về vốn của CTCP tại ngân hàng vẫn là rất cần thiết thể hiện cụ thể như sau:
+ Năm 2005 DSCV là 412.111 triệu đồng, đến năm 2006 đạt 1.477.113 triệu
đồng, tức là tăng khoảng 1.065.002 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 258,4% so với năm 2005.
+ Và năm 2007 tình hình lại biến động theo chiều hướng giảm, DSCV chỉ còn 1.335.156 triệu đồng, giảm hơn so với thời điểm năm 2006 khoảng 141.957 triệu đồng, tương đương tốc độ giảm là 9,6%.
Nhìn chung trong 2 năm 2006-2007 tình hình kinh doanh của CTCP khá ổn định và
SVTH: Võ Thùy Dương Trang 42
trong 2 năm qua tại chi nhánh VCB AG và điều này cũng hợp lý trong xu thế tăng trưởng kinh tế của địa phương trong giai đoạn này.
- Về DSTN: Tình hình thu nợ tại chi nhánh trong giai đoạn 2005-2007 như sau: + Năm 2005 DSTN đạt 587.119 triệu đồng, chiếm 142,5% DSCV. Năm 2006 DSTN tăng lên 1.448.000 triệu đồng, so với năm 2005 thì tăng khoảng 860.881 triệu
đồng, với tốc độ tăng 146,6%, và chiếm 98% DSCV. So với DSCV thì DSTN chiếm tỷ
trọng cao, nguyên nhân vì DSTN tăng trưởng tỷ lệ thuận với DSCV.
+ Năm 2007 DSTN đạt 1.009.164 triệu đồng, giảm hơn so với thời điểm năm 2006 khoảng 438.836 triệu đồng, tương đương tốc độ giảm 30,3%, và chiếm 75,6% DSCV. Trong năm 2007 DSTN chiếm tỷ trọng khá thấp, nguyên nhân vì tốc độ giảm của DSTN cao hơn tốc độ giảm của DSCV.
Công tác thu nợ trong 2 năm 2005-2006 rất thành công, ngân hàng thu hồi gần như
toàn bộ số nợđã cho vay, tỷ trọng luôn đạt trên 98%. Tuy nhiên năm 2007 tình hình lại không ổn lắm chỉ thu hồi được 75,6% trên DSCV. Lý do vì đây là năm hàng loạt các CTCP được thành lập trên địa bàn do đó tạo sức ép cạnh tranh, các doanh nghiệp phải rất vất vảđể duy trì hoạt động kinh doanh bình thường nên hiệu quả kinh tế không cao dẫn đến nợ tồn đọng chiếm khá lớn.
¾ Đối với KTCT:
- Về DSCV: Hòa nhịp cùng chính sách của tỉnh trong công cuộc vực dậy nền kinh tế vốn sẵn có nhiều tiềm năng đã đem lại bước chuyển mình khá thành công cho nền kinh tế An Giang trong những năm gần đây, đặt biệt là một số loại hình kinh doanh nhỏ
lẻ mà chủ yếu là sản xuất hộ gia đình. Từ đó thúc đẩy nhu cầu vay vốn ở thành phần kinh tế cá thể. Cụ thể số liệu như sau:
+ Năm 2005 DSCV đạt 379.000 triệu đồng, đến năm 2006 DSCV là 434.082 triệu
đồng, tức cao hơn năm 2005 khoảng 55.082 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 14,5%. + Năm 2007 tiếp tục tăng đạt 452.000 triệu đồng, cao hơn năm 2006 khoảng 17.082 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 4,1%.
Như vậy trong 3 năm qua DSCV đối với thành phần kinh tế này có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân vì chủ trương của chi nhánh trong giai đoạn này là mở rộng cho vay
đối với khối khách hàng là thể nhân vì thế VCB AG tạo mọi điều kiện thuận lợi để
khuyến khích người dân tăng gia sản xuất do đó cũng đẩy nhanh hoạt động tín dụng tại chi nhánh.
- Về DSTN: Số liệu cụ thể trong 3 năm qua như sau:
+ Năm 2005 DSTN đạt 162.977 triệu đồng, chiếm 43% DSCV. Năm 2006 DSTN tăng lên 300.523 triệu đồng, so với năm 2005 thì tăng hơn khoảng 137.546 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 84,4%, và chiếm 69,2% DSCV.
+ Năm 2007 DSTN đạt 420.000 triệu đồng, tăng hơn năm 2006 khoảng 119.477 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 39,8%, và chiếm 92,9% DSCV.
Nhìn chung tỷ trọng DSTN tăng trưởng qua 3 năm. Đặc biệt cao nhất là năm 2007. Nguyên nhân vì trong 3 năm qua DSCV của thành phần kinh tế này liên tục tăng nên ngân hàng chủđộng tăng cường công tác thu nợ nhằm tránh thất thoát cho ngân hàng,
SVTH: Võ Thùy Dương Trang 43
việc thu nợ qua các năm được thực hiện chặt chẽ hơn vì thế DSTN ngày càng tăng.
Tóm lại:
- Về DSCV: Đi sâu vào phân tích DSCV theo thành phần kinh tế ta thấy rõ VCB AG đã đi đúng hướng theo sự phát triển của kinh tếđịa phương, tích cực khai thác tiềm năng kinh doanh to lớn của tỉnh nhà thông qua mở rộng việc cấp tín dụng cho nhiều thành phần kinh tế khác nhau, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của thị trường. Việc cung
ứng vốn nhanh chóng, mau lẹ của ngân hàng cũng tạo ra những thuận lợi không nhỏđối với các thành phần kinh tế nói chung trong việc chớp thời cơ kinh doanh giữa xu thế
cạnh tranh hiện nay. Song song đó việc tăng trưởng tín dụng cũng là tín hiệu tốt về sự
phát triển kinh tế của địa phương đóng góp chung vào sự phát triển của đất nước. Có thể
thấy DSCV đối với DNNN chiếm khá cao trong cơ cấu cho vay của VCB nên đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng, hơn nữa cho vay đối với thành phần này hệ số
an toàn sẽ cao. Tuy thế giữa thời kỳ hội nhập đòi hỏi chúng ta phải mạnh dạn mở rộng cho vay sang các thành phần kinh tế khác, vì các thành phần này chiếm tỷ lệ cao trên thị
trường nếu không kịp thời nắm bắt cơ hội chúng ta sẽ mất thị phần vào tay các NHTM khác từđó khả năng cạnh tranh trên thị trường sẽ kém đi. Đây là vấn đề ngân hàng nên xem xét, cân nhắc để hoạt động tín dụng của chi nhánh luôn tăng trưởng theo chiều hướng tốt.
- Về DSTN: Ban đầu tình hình thu nợ gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng sau một thời gian dài nổ lực đẩy mạnh công tác thu hồi nợ thì tình hình vào năm 2007 lại rất khả
quan tăng đến 91,1% tức là ngân hàng cũng đã thu hồi gần như là đầy đủ số vốn đã cho các khách hàng vay. Đóng góp vào thành công của việc thu nợ thì ngoài việc triển khai thành công nhiều dự án kinh doanh của các hộ sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao từ đó công tác trả nợ được thực hiện đúng và đủ hơn, bên cạnh còn có vai trò rất quan trọng của các cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định, xét duyệt cho vay nhằm sàng lọc kỹ các đối tượng khách hàng từđó giúp ngân hàng tránh được tình trạng tồn đọng nợ.