Với mục tiêu đem đến cho khách hàng những tiện ích khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, VCB An Giang đã phát triển các nghiệp vụ sau:
- Huy động vốn: ngân hàng nhận TG dưới các hình thức:
+ Tiền gửi KKH: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
+ Tiền gửi định kỳ: gồm các khoản đầu tư ngắn, trung và dài hạn của các tổ chức kinh tế và cá nhân.
SVTH: Võ Thùy Dương Trang 19
+ Huy động thông qua phát hành GTCG - Nhận chuyển tiền trong và ngoài nước - Cho vay ngắn, trung và dài hạn
- Cho vay tài trợ hàng xuất khẩu
- Kinh doanh ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu, dịch vụ
ngân hàng và chi trả kiều hối, thanh toán nhanh Money Gram - Đổi séc du lịch
- Dịch vụ ATM
- Thanh toán thẻ tín dụng quốc tế: VISA, MASTER, JCB, AMERICAN, EXPRESS, DINNER CLUB.
- Bảo lãnh các khoản vay và thanh toán của các pháp nhân, thể nhân trong, ngoài nước.
3.6. Thị phần huy động vốn và cho vay của VCB AG trên địa bàn tỉnh An Giang: 3.6.1. Thị phần huy động vốn: Bảng 3.1:Thị phần HĐV của VCB AG trên địa bàn tỉnh AG ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Chỉtiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % VCB An Giang 531.040 255.640 340.470 (275.400) (51,9) 84.830 33,2 Trên toàn tỉnh AG 2.850.000 3.821.000 5.435.000 971.000 34,1 1.614.000 42,2 Thị phần (%) 18,6 6,7 6,3 (64) (6) (Nguồn: Tổ Tổng hợp - Phòng Khách hàng) Biểu đồ 3.1: Thị phần HĐV của VCB AG trên địa bàn tỉnh AG 531.040 2.850.000 255.640 3.821.000 340.470 5.435.000 0 1.000.000 2.000.000 3.000.000 4.000.000 5.000.000 6.000.000 Triệu đồng 2005 2006 2007 Năm
SVTH: Võ Thùy Dương Trang 20
Theo bảng số liệu ta thấy:
- Năm 2005 vốn huy động của VCB An Giang đạt 531.040 triệu đồng, chiếm thị
phần 18,6% so với vốn huy động của các TCTD trên địa bàn, cho thấy khả năng HĐV của VCB AG khá tốt.
- Thế nhưng vào năm 2006 HĐV bằng 255.640 triệu đồng, chiếm thị phần 6,7%. Nguyên nhân là do VHĐ trên địa bàn của chi nhánh giảm 51,9% so với năm 2005, trong khi tổng VHĐ của các TCTD trên địa bàn tăng 34,1% so với năm 2005.
- Năm 2007 thị phần HĐV của chi nhánh trên địa bàn là 6,3%, giảm 6% so với năm 2006. Vì tốc độ tăng VHĐ của chi nhánh thấp hơn tốc độ tăng của tổng VHĐ các TCTD trên địa bàn.
Nhìn chung:
- Năm 2006 VHĐ của các TCTD trên địa bàn tăng mạnh, trong khi đó thị phần vốn huy động của VCB lại giảm hơn 64% so với năm 2005. Có thể hiểu nguyên nhân tăng vốn huy động trên toàn tỉnh An Giang là do nền kinh tế của địa phương đang trên đà phát triển tạo nhiều thuận lợi cho các thành phần kinh tếđầu tư mở rộng sản xuất. Vì thế
chính sách của tỉnh là khuyến khích các ngân hàng thương mại tập trung huy động vốn
đểđáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của thị trường. Tình hình huy động vốn tại chi nhánh lại có xu hướng trái ngược hoàn toàn, giảm khá mạnh, và chiếm thị phần khá thấp so với các TCTD trên địa bàn. Nguyên nhân vì các ngân hàng thương mại đều tích cực thực thi chính sách của tỉnh để đáp ứng cho nhu cầu vốn vay ngày càng tăng trên
địa bàn, nên vấn đề cạnh tranh diễn ra khá gay gắt, áp lực chia sẽ thị phần của chi nhánh khá lớn dẫn đến công tác huy động vốn giảm vào năm này. Mặt khác là do các ngân hàng cổ phần về mở chi nhánh tại An Giang nhiều nên chia sẻ bớt thị phần của VCB AG.
- Năm 2007 huy động vốn tại chi nhánh tăng trở lại, tăng hơn 33,2% so với năm 2006, và HĐV trên địa bàn cũng diễn ra tương tự, tăng khoảng 42,2% so với năm 2006. Tóm lại tình hình huy động vốn của chi nhánh và của các TCTD trên địa bàn đều đồng loạt tăng. Nguyên nhân vì chính sách lãi suất của các ngân hàng thương mại trên địa bàn nói chung và chi nhánh nói riêng đã đem lại hiệu quả vì thế thu hút ngày càng nhiều các khoản tiền gửi trên thị trường.
3.6.2. Thị phần cho vay:
Bảng 3.2:Thị phầncho vay của VCB AG trên địa bàn tỉnh AG
ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Chỉtiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % VCB An Giang 4.934.000 6.074.000 6.327.000 1.140.000 23 253.000 4 Trên toàn tỉnh AG 13.858.000 18.064.000 26.127.000 4.206.000 30 8.063.000 45 Thị phần (%) 35,6 33,6 24,2 (5,62) (27,98) (Nguồn: Tổ Tổng hợp - Phòng Khách hàng)
SVTH: Võ Thùy Dương Trang 21
Biểu đồ 3.2: Thị phần cho vay của VCB AG trên địa bàn tỉnh AG
4.934.000 13.858.000 6.074.000 18.064.000 6.327.000 26.127.000 0 5.000.000 10.000.000 15.000.000 20.000.000 25.000.000 30.000.000 Triệu đồng 2005 2006 2007 Năm
VCB An Giang Trên toàn tỉnh AG
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay của chi nhánh cũng như của tỉnh tăng trưởng liên tục. Cụ thể số liệu như sau:
- VCB An Giang:
+ DSCV năm 2005 là 4.934.000 triệu đồng, năm 2006 là 6.074.000 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2005 khoảng 1.140.000 triệu đồng, với tốc độ tăng 23%.
+ DSCV năm 2007 là 6.327.000 triệu đồng, tăng hơn năm 2006 khoảng 253.000 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng là 4%.
- Trên toàn tỉnh An Giang:
+ Năm 2005 DSCV là 13.858.000 triệu đồng, năm 2006 là 18.064.000 triệu đồng, tăng khoảng 4.206.000 triệu đồng với tốc độ tăng 30% so với cùng kỳ năm 2005.
+ Năm 2007 DSCV là 26.127.000 triệu đồng, so với năm 2006 thì tăng khoảng 8.063.000 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 45%.
Nhìn chung DSCV tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2005-2007. Nguyên nhân là do nền kinh tế An Giang đang tăng trưởng mạnh, nhiều công trình trọng điểm được
đồng loạt triển khai mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp. Do đó nhu cầu vay vốn trong giai đoạn này tăng đáng kể kéo theo sự tăng trưởng của DSCV cả chi nhánh và toàn tỉnh An Giang.
Tình hình tại chi nhánh khả quan là vậy nhưng xét trên toàn tỉnh thì thị phần lại giảm dần, năm 2006 giảm 5,62% so với năm 2005, năm 2007 tiếp tục giảm 27,98% so với năm 2006. Nguyên nhân thị phần cho vay của chi nhánh giảm là vì tốc độ tăng DSCV của chi nhánh thấp hơn tốc độ tăng của tổng DSCV các TCTD trên địa bàn. Mặc dù thị phần cho vay của chi nhánh giảm nhưng nhìn chung vẫn chiếm thị phần cao.
SVTH: Võ Thùy Dương Trang 22 3.7. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong 3 năm 2005-2007:
Bảng 3.3:Kết quả hoạt động kinh doanh ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2006/2005 Chênh l2007/2006ệch Chỉtiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 166.000 286.000 357.000 120.000 72,3 71.000 24,8 Chi phí 131.000 244.000 282.000 113.000 86,3 38.000 15,6 LNTT 35.000 42.000 75.000 7.000 20 33.000 78,6 Thuế 10.000 12.000 21.000 2.000 20 9.000 75 LNST 25.000 30.000 54.000 5.000 20 24.000 80 (Nguồn: Tổ Tổng hợp - Phòng Khách hàng) Biểu đồ 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh 166.000 131.000 35.000 25.000 286.000 244.000 42.000 30.000 357.000 282.000 75.000 54.000 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 Triệu đồng 2005 2006 2007 Năm Thu nhập Chi phí LNTT LNST
Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh đạt được những thành quả đáng kể
trong giai đọan 2005-2007. Số liệu cụ thể như sau:
- Thu nhập: tăng liên tục trong 3 năm qua:
+ Năm 2005 thu nhập là 166.000 triệu đồng, năm 2006 thu nhập đạt 286.000 triệu
đồng, so với năm 2005 tăng khoảng 120.000 triệu đồng, với tốc độ tăng 72,3%.
+ Năm 2007 thu nhập đạt 357.000 triệu đồng, so với thời điểm năm 2006 thì tăng
đáng kểđến 71.000 triệu đồng, tức tăng khoảng 24,8%.
Nguyên nhân vì vào năm này hoa màu phát triển tốt, năng suất đạt khá, giá cả ở
mức cao góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của nông dân, bên cạnh khu vực công nghiệp cũng phát triển mạnh tập trung vào các ngành chế biến thủy sản, rau quả đông lạnh… Các thành phần kinh tế làm ăn có hiệu nên thúc đẩy nhu cầu vay vốn đểđầu tư
SVTH: Võ Thùy Dương Trang 23
cơ sở hạ tầng, mở rộng quy mô sản xuất, do đó DSCV tăng trưởng khá mạnh, thu nhập từ hoạt động tín dụng đóng góp chính vào thu nhập của chi nhánh, nó giải thích vì sao giai đoạn 2005-2007 thu nhập tại chi nhánh tăng đáng kể.
- Chi phí: Ngoài việc đẩy mạnh thu nhập, thì tiết giảm chi phí cũng góp phần quan trọng gia tăng lợi nhuận cho chi nhánh. Tình hình chi phí trong thời gian qua như sau:
+ Năm 2005 chi phí là 131.000 triệu đồng, năm 2006 tăng lên 244.000 triệu đồng, cao hơn so với năm 2005 khoảng 113.000 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 86,3%.
+ Năm 2007 chi phí đạt 282.000 triệu đồng, so với năm 2006 thì tăng khoảng 38.000 triệu đồng, tương đương 15,6%.
Nguyên nhân vì trong 3 năm 2005-2007 tình hình cạnh tranh huy động vốn giữa các TCTD trên địa bàn diễn ra khá gay gắt nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt vốn trên thị trường, buộc chi nhánh phải tăng lãi suất huy động, do đó góp phần làm tăng chi phí của chi nhánh. Ngoài ra việc đầu tư cơ sở hạ tầng để thành lập 2 phòng giao dịch và việc chi trả lương cho một số lượng lớn nhân viên của chi nhánh cũng là nguyên nhân tăng chi phí trong giai đoạn 2005-2007.
- Lợi nhuận: Lợi nhuận luôn là mục tiêu phấn đấu hàng đầu của các NHTM. Ta thấy lợi nhuận của chi nhánh tăng trưởng ổn định và ngày càng phát triển hơn. Số liệu cụ thể như sau:
+ Năm 2005 lợi nhuận đạt 25.000 triệu đồng, năm 2006 lợi nhuận là 30.000 triệu đồng, tăng hơn năm 2005 khoảng 5.000 triệu đồng, tức là khoảng 20%.
+ Năm 2007 tiếp tục tăng đạt 54.000 triệu đồng, tăng hơn thời điểm năm 2006 là 24.000 triệu đồng, với tốc độ tăng 80%.
Nhìn chung lợi nhuận của chi nhánh tăng đều đặn qua 3 năm. Đặc biệt tốc độ tăng trưởng vào năm 2007 cao hơn rất nhiều so với thời điểm năm 2006 do ngân hàng thành lập thêm 2 phòng giao dịch nên góp phần tạo thêm nguồn lợi nhuận cho ngân hàng. Ngoài ra việc ngân hàng đa dạng hóa các sản phẩm, tích cực tìm kiếm khách hàng cũng là một trong các nguyên nhân làm tăng trưởng lợi nhuận vào năm 2007.
SVTH: Võ Thùy Dương Trang 24
Chương 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH AG
4.1. Phân tích tình hình huy động vốn trong 3 năm 2005-2007:
Thị trường luôn sôi động với cuộc chạy đua cạnh tranh về lãi suất nhằm thu hút khách hàng. Do đó việc các ngân hàng đưa ra mức lãi suất thích hợp để vừa tăng tính cạnh tranh trên thị trường vừa nằm trong khuôn khổ cho phép của Nhà nước là một vấn
đề phức tạp đòi hỏi các ngân hàng phải có sự cân nhắc đúng. Phải giữ mức lãi suất bao nhiêu để vừa hấp dẫn khách hàng cả huy động và cho vay, cần thiết đảm bảo lãi suất từ
việc cho vay phải đủ chi trả mức lãi suất huy động và đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể
cho ngân hàng. Ta sẽ lần lượt đi vào phân tích từng hình thức huy động vốn để có cách nhìn nhận, đánh giá chính xác hơn.
4.1.1. Phân tích nguồn vốn huy động theo thời hạn: Bảng 4.1:HĐV theo thời hạn Bảng 4.1:HĐV theo thời hạn ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Chỉtiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % TG KKH 20.019 27.000 86.213 6.981 34,9 59.213 219,3 TG CKH <12t 504.000 223.424 235.257 (280.576) (55,7) 11.833 5,3 TG CKH >12t 7.021 5.216 19.000 (1.805) (25,7) 13.784 264,3 Tổng cộng 531.040 255.640 340.470 (275.400) (51,9) 84.830 33,2 (Nguồn: Tổ Tổng hợp - Phòng Khách hàng) Biểu đồ 4.1: Huy động vốn theo thời hạn 20.019 504.000 7.02127.000 223.424 5.216 86.213 235.257 19.000 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 Triệu đồng 2005 2006 2007 Năm TG KKH TG CKH <12t TG CKH >12t
SVTH: Võ Thùy Dương Trang 25
Từ bảng trên ta thấy tình hình HĐV theo thời hạn biến động liên tục:
- Năm 2005 VHĐ đạt 531.040 triệu đồng. Năm 2006 VHĐ là 255.640 triệu đồng, giảm 275.400 triệu đồng, tốc độ giảm 51,9% so với năm 2005.
- Năm 2007 VHĐ tăng trở lại đạt 340.470 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2006 là 84.830 triệu đồng, với tốc độ tăng 33,2%.
Nhìn chung huy động vốn của chi nhánh có xu hướng giảm. Xảy ra tình trạng này là do sự tăng trưởng không đồng đều giữa các kỳ hạn, mặc dù TG KKH tăng đều đặn nhưng TG CKH lại biến động bất thường, đó là những nguyên nhân làm cho tình hình huy động vốn bị giảm trong giai đoạn 2005-2007.
Sự không ổn định của nguồn vốn huy động tại chi nhánh trong thời gian qua là do sự tác động trực tiếp của các khoản tiền gửi sau:
- Tiền gửi không kỳ hạn: Ta thấy tiền gửi không kỳ hạn tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2005-2007. Số liệu cụ thể của loại tiền gửi này như sau:
+ Năm 2005 TG KKH là 20.019 triệu đồng, năm 2006 TG KKH đạt 27.000, tăng 6.981 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng 34,9%.
+ Năm 2007 TG KKH đạt 86.213 triệu đồng, tăng 59.213 triệu đồng so với năm 2006, với tốc độ tăng là 219,3%.
Nguyên nhân sự tăng trưởng liên tục của loại tiền gửi không kỳ hạn là do trong thời gian qua ngân hàng tích cực tiếp thị thu hút khách hàng có tiền gửi thanh toán lớn về số
tài khoản giao dịch tại chi nhánh, cụ thể là tiền gửi của ngân sách Nhà nước và tiền gửi của các TCTD. Hơn nữa đây là loại tiền gửi có lãi suất huy động thấp nên sẽ giúp ngân hàng tiết kiệm đáng kể nguồn chi phí hoạt động tăng lợi nhuận cho chi nhánh, vì thế
ngân hàng đang tích cực đẩy mạnh huy động theo loại hình này.
- Tiền gửi có kỳ hạn <12t: Đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngân hàng thương mại, nó tác động trực tiếp đến tình hình cho vay của chi nhánh và là nguồn tạo thu nhập chính cho ngân hàng. Số liệu như sau:
+ Năm 2006 đạt 223.424 triệu đồng, nếu so với con số 504.000 triệu đồng của năm 2005 thì giảm đến 280.576 triệu đồng, tương đương tốc độ giảm 55,7%.
+ Năm 2007 đạt 235.257 triệu đồng, tăng nhẹ so với năm 2006 khoảng 5,3%, tức tăng khoảng 11.833 triệu đồng.
Nhìn chung TG CKH <12t trong 3 năm 2005-2007 có xu hướng giảm. Do trên địa bàn xuất hiện thêm nhiều ngân hàng thương mại nên tình trạng cạnh tranh ngày càng khó khăn hơn, đó là nguyên nhân làm cho hình thức huy động này bị giảm sút đáng kể.
- Tiền gửi có kỳ hạn >12t: An Giang là một trong những tỉnh có thế mạnh về lương thực và thủy sản. Đây lại là những ngành nghề có chu kỳ kinh doanh ngắn nên nhu cầu vay vốn chủ yếu vẫn tập trung vào ngắn hạn, vì thế ngân hàng tập trung huy động vốn ngắn hạn đểđáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đó là lý do làm cho tiền gửi có kỳ hạn >12t chiếm rất ít trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng. Cụ thể như sau:
+ Năm 2005 là 7.021 triệu đồng, năm 2006 đạt 5.216 triệu đồng, giảm hơn so với năm 2005 khoảng 1.805 triệu đồng, tương đương tốc độ giảm 25,7%.
SVTH: Võ Thùy Dương Trang 26
+ Năm 2007 vốn huy động tăng lên 19.000 triệu đồng, cao hơn so với năm 2006 là 13.784 triệu đồng, với tốc độ tăng 264,3%.
Nhìn chung trong 3 năm 2005-2007, TG CKH >12t luôn chiếm tỷ trọng thấp so với tổng vốn huy động của ngân hàng. Do nhu cầu của thị trường chủ yếu tập trung vào tín dụng ngắn hạn nên ngân hàng chỉ chú trọng đến công tác huy động vốn ngắn hạn, đó là nguyên nhân làm cho tiền gửi có kỳ hạn >12t của ngân hàng thấp.