Ánh giá tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang (Trang 41)

Bảng 4.4:Chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn

Chỉ tiêu Đơn vịtính 2005 2006 2007 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 1.718.000 1.751.000 1.961.000 Dư nợ Triệu đồng 593.000 534.000 721.000 Vốn huy động Triệu đồng 531.040 255.640 340.470 VHĐCKH Triệu đồng 511.021 228.640 254.257 VHĐKKH Triệu đồng 20.019 27.000 86.213 Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn % 30,9 14,6 17,4 VHĐCKH/ Vốn huy động % 96,2 89,4 74,7 VHĐKKH/ Vốn huy động % 3,8 10,6 25,3 Vốn huy động/ Dư nợ % 89,6 47,9 47,2 (Nguồn: Tổ Tổng hợp - Phòng Khách hàng) ™ Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn:

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ số này biến động liên tục trong 3 năm:

+ Năm 2005 là 30,9%, năm 2006 đạt tỷ lệ 14,6%, giảm hơn so với năm 2005 là 16,3%, tốc độ giảm 52,8%.

+ Năm 2007 đạt 17,4%, tức là tăng 2,8% so với năm 2006, tốc độ tăng 19,2%. Nhìn chung vốn huy động chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Nguyên nhân vì ngày càng có nhiều Ngân hàng TMCP thành lập chi nhánh trên địa bàn. Chỉ tính riêng năm 2007, trên địa bàn đã có thêm khoảng 10 chi nhánh Ngân hàng TMCP đi vào hoạt động, tung ra nhiều sản phẩm để khách hàng lựa chọn góp phần tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Theo đó các NHTM Nhà nước cũng

đang có những sản phẩm huy động vốn linh hoạt được thiết kế cho toàn hệ thống đã tạo cho chi nhánh áp lực chia sẽ thị phần rất lớn. Bên cạnh do lãi suất huy động của Ngân hàng TMCP cao hơn NHTM Nhà nước nên gây nhiều khó khăn cho chi nhánh trong vấn

đề cạnh tranh. Ngoài ra tổ chức kinh tế thì không sử dụng vốn thừa vào việc gửi tiền ngân hàng mà chọn giải pháp kinh doanh khác mang lại hiệu quả cao hơn, vì thế VHĐ

bị giảm sút trong giai đoạn này. Do đó trong thời gian tới ngân hàng cần lưu tâm đẩy mạnh công tác huy động vốn bởi vì điều đó sẽ giúp ngân hàng chủ động được nguồn vốn kinh doanh góp phần mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, đồng thời làm tăng tính cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.

™ Vốn huy động có kỳ hạn/ Vốn huy động:

Đây là chỉ tiêu thể hiện tính ổn định của vốn huy động tại ngân hàng, bởi vì ngân hàng sẽ chủ động được nguồn vốn cho vay nếu vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động.

SVTH: Võ Thùy Dương Trang 31

Tỷ lệ này tại chi nhánh giảm dần qua các năm:

+ Năm 2005 đạt 96,2%, năm 2006 là 89,4%, tức giảm đi khoảng 6,8 % so với năm 2005, tốc độ giảm 7,1%.

+ Năm 2007 đạt 74,7%, so với năm 2006 thì giảm khoảng 14,7%, tốc độ giảm 16,4%.

Mặc dù vốn huy động có kỳ hạn giảm liên tục nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng vốn huy động của ngân hàng. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì lãi suất huy động

đối loại tiền gửi này luôn cao hơn đáng kể so với huy động không kỳ hạn vì thế thu hút

đáng kể lượng khách hàng gửi tiền theo hình thức này. ™ Vốn huy động không kỳ hạn/ Vốn huy động:

Vốn huy động không kỳ hạn cũng đóng vai trò khá quan trọng trong công tác huy

động vốn của ngân hàng vì đây là nguồn vốn có chi phí thấp. Theo bảng số liệu ta thấy huy động vốn không kỳ hạn của ngân hàng trong 3 năm qua rất khả quan. Cụ thể:

- Năm 2005 đạt tỷ lệ 3,8%, năm 2006 là 10,6%, tăng khoảng 6,8% so với năm 2005, tốc độ tăng 178,9%.

- Năm 2007 đạt 25,3%, tăng 14,7% so với năm 2006, tốc độ tăng 138,7%.

Nhìn chung VHĐKKH tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2005-2007. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do ngân hàng tiếp thị được thêm khách hàng về mở tài khoản thanh toán tại chi nhánh. Đặc biệt là tiền gửi của các TCTD.

Trong các hình thức huy động vốn thì tiền gửi không kỳ hạn có lợi thế là lãi suất chi trả rất thấp nên sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí cho ngân hàng. Vì thế trong thời gian tới ngân hàng cần thiết lập chính sách lãi suất hợp lý, chính sách tiếp thị khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán lớn để thu hút lượng tiền gửi này.

™ Vốn huy động/ Dư nợ:

Chỉ tiêu này cho biết vốn huy động chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt bởi vì nó thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của thị trường.

Tại chi nhánh chỉ tiêu này giảm rõ rệt qua trong 3 năm qua.

- Năm 2005 là 89,6%, năm 2006 đạt tỷ lệ 47,9%, tức là giảm đi 41,7% so với năm 2005, tốc độ giảm 46,5%.

- Năm 2007 tiếp tục giảm thêm 0,7% so với năm 2006, chỉ còn 47,2%, tốc độ giảm 1,5%.

Nếu nhìn vào bảng số liệu ta thấy chi nhánh đã sử dụng rất hiệu quả nguồn vốn huy

động được, tất cả vốn huy động đều tham gia vào quá trình cho vay của chi nhánh. Tuy nhiên chỉ tiêu vốn huy động/ dư nợ lại giảm liên tục nguyên nhân vì mức vốn huy động của ngân hàng không đủđáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của thị trường. Do đó ngân hàng cần quan tâm đẩy mạnh công tác huy động vốn để chủđộng được nguồn vốn phục vụ cho hoạt động tín dụng tạo thu nhập cho chi nhánh.

SVTH: Võ Thùy Dương Trang 32 4.2. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh tỉnh An Giang giai đoạn 2005-2007: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.1. Giới thiệu chung về quy chế cho vay của NHTMCPNT An Giang:

™ Đối tượng cho vay:

- Các tổ chức và cá nhân Việt Nam:

+ Các pháp nhân: Doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty hợp danh và các tổ chức khác có đủđiều kiện theo quy định của Bộ luật dân sự.

+ Cá nhân + Hộ gia đình + Tổ hợp tác

+ Doanh nghiệp tư nhân

- Các pháp nhân và cá nhân nước ngoài. ™ Điều kiện cho vay:

Chi nhánh xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự

theo quy định của pháp luật.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợđúng thời hạn cam kết.

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh dịch vụ khả thi có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụđời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, của NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHNT Việt Nam.

™ Thời hạn cho vay:

Chi nhánh và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của NHNT

để thỏa thuận về thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ cho phù hợp. Đối với các tổ chức Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam; đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn còn lại được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam.

™ Lãi suất cho vay:

Chi nhánh và khách hàng thỏa thuận áp dụng lãi suất cho vay phù hợp với quy định hiện hành của NHNN Việt Nam và NHNT.

- Phương thức áp dụng lãi suất: Chi nhánh thỏa thuận với khách hàng áp dụng lãi suất cho vay theo một trong hai phương thức sau:

SVTH: Võ Thùy Dương Trang 33

+ Lãi suất cho vay cốđịnh trong suốt thời hạn cho vay. + Lãi suất cho vay có điều chỉnh.

- Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn: Tối đa bằng 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã cam kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.

- Phạt đối với khoản nợ lãi quá hạn: Chi nhánh có thể thỏa thuận với khách hàng áp dụng hoặc không áp dụng mức phạt đối với số nợ lãi quá hạn song tối đa không quá 5% so với số nợ lãi quá hạn.

- Trường hợp cho vay hợp vốn (đồng tài trợ): lãi suất cho vay, lãi suất quá hạn, các loại phí do các bên tham gia đồng tài trợ thỏa thuận, phù hợp với quy định của NHNN Việt Nam.

™ Phương thức cho vay:

Chi nhánh thỏa thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phương thức cho vay sau đây:

- Cho vay từng lần

- Cho vay theo hạn mức tín dụng - Cho vay theo dự án đầu tư

- Cho vay hợp vốn - Cho vay trả góp

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng - Cho vay theo hạn mức thấu chi

- Cho vay để mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu

- Cho vay có bảo đảm bằng số dư tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm hoặc GTCG ghi danh khác do NHNT phát hành.

- Cho vay có bảo đảm bằng số dư tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, các GTCG ghi danh do các TCTD khác phát hành; trái phiếu Chính phủ ghi danh, trái phiếu kho bạc ghi danh (gọi chung là GTCG ghi danh do các tổ chức khác phát hành).

- Cho vay có bảo đảm bằng các GTCG không ghi danh/ vô danh do NHNT hoặc các TCTD khác phát hành; trái phiếu Chính phủ không ghi danh/ vô danh, trái phiếu kho bạc không ghi danh/ vô danh (gọi chung là GTCG không ghi danh).

- Cho vay cầm đồ

- Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với Quy định này, điều kiện hoạt động kinh doanh của chi nhánh và đặc điểm của khách hàng vay.

SVTH: Võ Thùy Dương Trang 34

™ Hạn mức cho vay tối đa:

NHNT phải tuân thủ các giới hạn:

- Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng của NHNT không được vượt quá 15% vốn tự có của NHNT.

- Tổng mức cho vay và bảo lãnh của NHNT đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của NHNT.

- Tổng dư nợ cho vay của NHNT đối với một nhóm khách hàng liên quan không

được vượt quá 50% vốn tự có của NHNT.

- Tổng mức cho vay và bảo lãnh của NHNT đối với một nhóm khách hàng liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của NHNT.

- Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng thuộc thành phần hạn chế cho vay không được vượt quá 5% vốn tự có của NHNT.

4.2.2. Sơđồ quy trình tín dụng tại NHTMCPNT An Giang: gồm 3 giai đoạn ™ Thẩm định hồ sơ vay: ™ Thẩm định hồ sơ vay:

Sơđồ 4.1: Quy trình tín dụng

Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng đến Phòng Khách hàng Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương An Giang đểđược hướng dẫn. Hồ sơ vay vốn của khách hàng bao gồm: Hồ sơ pháp lý (đối với khách hàng vay lần đầu), hồ sơ vay vốn, hồ sơđảm bảo tiền vay (nếu có) và các hồ sơ khác có liên quan đến hoạt động SXKD của khách hàng. Kiểm tra về mặt số lượng, tính hợp lệ, hợp pháp của các hồ sơ và sự phù hợp giữa các hồ sơ. CBTD NHẬN HỒ SƠ VÀ THẨM ĐỊNH LẬP VÀ KÝ HỢP ĐỒNG VỚI KHÁCH HÀNG BAN LÃNH ĐẠO QUYẾT ĐỊNH TRÊN TỜ TRÌNH LÃNH ĐẠO PHÒNG XEM XÉT VÀ CÓ Ý KIẾN HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG CƠ SỞ (1) (5) (4) (2) (3)

SVTH: Võ Thùy Dương Trang 35

Tùy từng loại cho vay, đối tượng khách hàng, điều kiện thực tế tại chi nhánh, cán bộ

khách hàng lựa chọn phương pháp thẩm định phù hợp nhưng đảm bảo nội dung sau: + Đánh giá tư cách pháp nhân, năng lực hành vi dân sự của khách hàng và tính pháp lý của hồ sơ vay vốn.

+ Đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án, phương án vay vốn (trừ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, cho vay tiêu dùng, cho vay cán bộ công nhân viên). Cho vay trả nợ

nước ngoài thực hiện theo quy định của NHNN và các qui định hiện hành liên quan. + Đánh giá tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và/hoặc khả năng trả nợ

của khách hàng.

+ Dự kiến các rủi ro có thể xảy ra. + Đánh giá tài sản đảm bảo vốn vay.

+ Thẩm định hồ sơ tài liệu do khách hàng cung cấp. + Thẩm định cho vay thông qua khảo sát thực tế.

+ Thẩm định cho vay thông qua các nguồn thông tin khác. ™ Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay:

Cán bộ khách hàng trực tiếp thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn vay và đánh giá khả năng tài chính và hoạt động kinh doanh của khách hàng định kỳ tối thiểu 6 tháng một lần (hoặc đột xuất nếu cần thiết). Nội dung kiểm tra:

+ Việc sử dụng vốn. Tính toán cân đối nợ vay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nhận xét về tình hình thực hiện phương án, dự án vay vốn, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng.

+ Kiểm tra tình hình tài sản đảm bảo. (Nếu có)

Khi kiểm tra xong phải lập biên bản và báo cáo kết quả kiểm tra, đề xuất kiến nghị

(nếu có) và trình Lãnh đạo phòng cũng như Ban Giám Đốc. ™ Thu hồi nợ vay:

Cán bộ khách hàng thông báo nợđến hạn cho khách hàng trước ngày đến hạn trả nợ, ghi rõ tổng số nợ khách hàng phải trả và ngày đến hạn. Trường hợp khách hàng đề nghị điều chỉnh kỳ hạn hoặc gia hạn nợ, cán bộ khách hàng thẩm định xem xét thực tế, ghi ý kiến đề xuất trình Ban lãnh đạo.

Quá ngày đến hạn trả nợ, khách hàng không trả hoặc trả không đủ và không có đề

nghị gia hạn nợ, hoặc không được gia hạn nợ thì cán bộ khách hàng phối hợp với kế

toán thực hiện thủ tục chuyển nợ quá hạn và tiếp tục đôn đốc thu hồi nợ.

Nếu khách hàng trả hết nợ gốc và lãi thì cán bộ khách hàng sẽ thực hiện thủ tục hoàn trả hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định hiện hành.

Nếu khách hàng không trảđược nợ: cán bộ khách hàng thực hiện trình tự và thủ tục xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ theo pháp luật hiện hành và quy định của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam.

SVTH: Võ Thùy Dương Trang 36 4.2.3. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại NHTMCPNT An Giang:

™ Tỷ trọng DSCV ngắn hạn so với tổng DSCV của chi nhánh:

Kinh tế nước ta ngày càng phát triển kéo theo sự tăng trưởng của nhu cầu vay vốn, và cho vay là một trong những nghiệp vụđóng vai trò quan trọng vào sự phát triển của NHTM. Nó đóng góp không nhỏ trong việc phát triển kinh tế cả nước nói chung và địa phương nói riêng, đồng thời là thành phần mang lại nguồn lợi nhuận chính trong hoạt

động kinh doanh của ngân hàng. Thế nhưng trong hoạt động cho vay có nhiều thời hạn khác nhau, ta sẽ tóm lược qua cơ cấu cho vay của ngân hàng để biết cho vay ngắn hạn chiếm bao nhiêu phần trăm trong hoạt động tín dụng của VCB An Giang.

Bảng 4.5:Doanh số cho vay ngắn hạn

ĐVT: Triệu đồng 2005 2006 2007 Chênh l2006/2005ệch Chênh l2007/2006ệch Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền % DSCV ngắn hạn 4.003.222 81,1 4.454.250 73,3 6.029.706 95,3 451.028 11,3 1.575.456 35,4 Tổng DSCV 4.934.000 100 6.074.000 100 6.327.000 100 1.140.000 23 253.000 4 (Nguồn: Tổ Tổng hợp - Phòng Khách hàng)

Nhìn chung hoạt động cho vay tại VCB AG tăng đều đặn qua các năm. Theo kế

hoạch phần lớn nguồn vốn huy động của VCB sẽ chủ yếu tập trung cho vay các ngành nghề chủ lực của địa phương để kích thích sự phát triển của nền kinh tế An Giang. Và

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang (Trang 41)