Sơ đồ quy trình tín dụng tại NHTMCPNT An Giang

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang (Trang 45)

™ Thẩm định hồ sơ vay:

Sơđồ 4.1: Quy trình tín dụng

Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng đến Phòng Khách hàng Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương An Giang đểđược hướng dẫn. Hồ sơ vay vốn của khách hàng bao gồm: Hồ sơ pháp lý (đối với khách hàng vay lần đầu), hồ sơ vay vốn, hồ sơđảm bảo tiền vay (nếu có) và các hồ sơ khác có liên quan đến hoạt động SXKD của khách hàng. Kiểm tra về mặt số lượng, tính hợp lệ, hợp pháp của các hồ sơ và sự phù hợp giữa các hồ sơ. CBTD NHẬN HỒ SƠ VÀ THẨM ĐỊNH LẬP VÀ KÝ HỢP ĐỒNG VỚI KHÁCH HÀNG BAN LÃNH ĐẠO QUYẾT ĐỊNH TRÊN TỜ TRÌNH LÃNH ĐẠO PHÒNG XEM XÉT VÀ CÓ Ý KIẾN HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG CƠ SỞ (1) (5) (4) (2) (3)

SVTH: Võ Thùy Dương Trang 35

Tùy từng loại cho vay, đối tượng khách hàng, điều kiện thực tế tại chi nhánh, cán bộ

khách hàng lựa chọn phương pháp thẩm định phù hợp nhưng đảm bảo nội dung sau: + Đánh giá tư cách pháp nhân, năng lực hành vi dân sự của khách hàng và tính pháp lý của hồ sơ vay vốn.

+ Đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án, phương án vay vốn (trừ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, cho vay tiêu dùng, cho vay cán bộ công nhân viên). Cho vay trả nợ

nước ngoài thực hiện theo quy định của NHNN và các qui định hiện hành liên quan. + Đánh giá tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và/hoặc khả năng trả nợ

của khách hàng.

+ Dự kiến các rủi ro có thể xảy ra. + Đánh giá tài sản đảm bảo vốn vay.

+ Thẩm định hồ sơ tài liệu do khách hàng cung cấp. + Thẩm định cho vay thông qua khảo sát thực tế.

+ Thẩm định cho vay thông qua các nguồn thông tin khác. ™ Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay:

Cán bộ khách hàng trực tiếp thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn vay và đánh giá khả năng tài chính và hoạt động kinh doanh của khách hàng định kỳ tối thiểu 6 tháng một lần (hoặc đột xuất nếu cần thiết). Nội dung kiểm tra:

+ Việc sử dụng vốn. Tính toán cân đối nợ vay.

+ Nhận xét về tình hình thực hiện phương án, dự án vay vốn, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng.

+ Kiểm tra tình hình tài sản đảm bảo. (Nếu có)

Khi kiểm tra xong phải lập biên bản và báo cáo kết quả kiểm tra, đề xuất kiến nghị

(nếu có) và trình Lãnh đạo phòng cũng như Ban Giám Đốc. ™ Thu hồi nợ vay:

Cán bộ khách hàng thông báo nợđến hạn cho khách hàng trước ngày đến hạn trả nợ, ghi rõ tổng số nợ khách hàng phải trả và ngày đến hạn. Trường hợp khách hàng đề nghị điều chỉnh kỳ hạn hoặc gia hạn nợ, cán bộ khách hàng thẩm định xem xét thực tế, ghi ý kiến đề xuất trình Ban lãnh đạo.

Quá ngày đến hạn trả nợ, khách hàng không trả hoặc trả không đủ và không có đề

nghị gia hạn nợ, hoặc không được gia hạn nợ thì cán bộ khách hàng phối hợp với kế

toán thực hiện thủ tục chuyển nợ quá hạn và tiếp tục đôn đốc thu hồi nợ.

Nếu khách hàng trả hết nợ gốc và lãi thì cán bộ khách hàng sẽ thực hiện thủ tục hoàn trả hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định hiện hành.

Nếu khách hàng không trảđược nợ: cán bộ khách hàng thực hiện trình tự và thủ tục xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ theo pháp luật hiện hành và quy định của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam.

SVTH: Võ Thùy Dương Trang 36 4.2.3. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại NHTMCPNT An Giang:

™ Tỷ trọng DSCV ngắn hạn so với tổng DSCV của chi nhánh:

Kinh tế nước ta ngày càng phát triển kéo theo sự tăng trưởng của nhu cầu vay vốn, và cho vay là một trong những nghiệp vụđóng vai trò quan trọng vào sự phát triển của NHTM. Nó đóng góp không nhỏ trong việc phát triển kinh tế cả nước nói chung và địa phương nói riêng, đồng thời là thành phần mang lại nguồn lợi nhuận chính trong hoạt

động kinh doanh của ngân hàng. Thế nhưng trong hoạt động cho vay có nhiều thời hạn khác nhau, ta sẽ tóm lược qua cơ cấu cho vay của ngân hàng để biết cho vay ngắn hạn chiếm bao nhiêu phần trăm trong hoạt động tín dụng của VCB An Giang.

Bảng 4.5:Doanh số cho vay ngắn hạn

ĐVT: Triệu đồng 2005 2006 2007 Chênh l2006/2005ệch Chênh l2007/2006ệch Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền % DSCV ngắn hạn 4.003.222 81,1 4.454.250 73,3 6.029.706 95,3 451.028 11,3 1.575.456 35,4 Tổng DSCV 4.934.000 100 6.074.000 100 6.327.000 100 1.140.000 23 253.000 4 (Nguồn: Tổ Tổng hợp - Phòng Khách hàng)

Nhìn chung hoạt động cho vay tại VCB AG tăng đều đặn qua các năm. Theo kế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoạch phần lớn nguồn vốn huy động của VCB sẽ chủ yếu tập trung cho vay các ngành nghề chủ lực của địa phương để kích thích sự phát triển của nền kinh tế An Giang. Và trong năm qua nền kinh tế của tỉnh nhà liên tục phát triển vì thế nhu cầu vốn tăng cao xúc tác trực tiếp đến DSCV của VCB AG.

Có thể nói hoạt động cho vay của ngân hàng chủ yếu vẫn tập trung nhiều ở tín dụng ngắn hạn, vì thế, mặc dù ngân hàng vẫn duy trì hình thức cho vay trung hạn nhưng không chiếm nhiều lắm trong tổng DSCV. Để nhận biết rõ hơn ta sẽ tiến hành phân tích biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.4: Doanh số cho vay ngắn hạn

4.003.222 4.934.000 4.454.250 6.074.000 6.029.706 6.327.000 0 1.000.000 2.000.000 3.000.000 4.000.000 5.000.000 6.000.000 7.000.000 Triệu đồng 2005 2006 2007 Năm DSCV ngắn hạn Tổng DSCV

SVTH: Võ Thùy Dương Trang 37

Theo bảng số liệu ta thấy DSCV ngắn hạn của chi nhánh tăng đồng loạt với tổng DSCV, thể hiện cụ thể như sau:

- DSCV ngắn hạn:

+ Năm 2005 đạt 4.003.222 triệu đồng, năm 2006 đạt 4.454.250 triệu đồng, cao hơn so với năm 2005 khoảng 451.028 triệu đồng, tăng với tốc độ 11,3%.

+ Năm 2007 là 6.029.706 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2006 khoảng 1.575.456 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 35,4%.

- Tổng DSCV:

+ Năm 2005 là 4.934.000 triệu đồng, năm 2006 đạt 6.074.000 triệu đồng, so với năm 2005 thì tăng 1.140.000 triệu đồng, ứng với tốc độ tăng 23%.

+ Năm 2007 đạt 6.327.000 triệu đồng, cao hơn so với thời điểm năm 2006 khoảng 253.000 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 4%.

Nhìn chung DSCV ngắn hạn tăng trưởng tỷ lệ thuận với tổng DSCV của chi nhánh. Nguyên nhân vì nguồn vốn tín dụng của chi nhánh chủ yếu là tín dụng ngắn hạn, đó là nguyên nhân của sự gia tăng tín dụng ngắn hạn tại VCB. Mặt khác, nền kinh tế An Giang phụ thuộc nhiều vào khu vực nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, 2 năm qua tình hình xuất khẩu lại có bước tăng trưởng khá cao, tình hình thị trường và giá cả trên Thế giới vẫn tiếp tục có lợi cho công tác xuất khẩu của tỉnh. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2006 đạt 380 triệu USD tăng gần 12% so năm 2005, và năm 2007 đạt 540 triệu USD tăng trên 22% so năm 2006, do đó phát sinh nhu cầu về vốn cao, vì đây là những ngành hàng có chu kỳ kinh doanh ngắn dưới 12 tháng vì thế có thể giải thích vì sao doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu cho vay.

Về tỷ trọng của DSCV ngắn hạn so với tổng DSCV của chi nhánh có sự tăng trưởng không đồng đều. Cụ thể như sau:

- Năm 2005 DSCV ngắn hạn chiếm 81,1% tổng DSCV của chi nhánh, năm 2006 giảm chỉ còn 73,3%, so với năm 2005 thì giảm 9,6%

- Năm 2007 DSCV ngắn hạn chiếm 95,3% tổng DSCV, so với năm 2006 thì tăng 30%.

Tỷ trọng DSCV ngắn hạn tại chi nhánh tuy biến động nhưng nhìn chung đang tăng trưởng khá tốt. Nguyên nhân vì tín dụng trung, dài hạn chủ yếu phục vụ cho nhu cầu vốn cốđịnh đểđầu tư cho các dự án kinh doanh dài hạn, mua sắm, đầu tư trang thiết bị, phát triển cơ sở hạ tầng…Đây là những khoản vay có thời gian thu hồi vốn dài, rủi ro cao do đó đòi hỏi ngân hàng phải thận trọng trong công tác thẩm định, xét duyệt cho vay. Bên cạnh đó lãi suất cao cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế nguồn tín dụng trung hạn của ngân hàng. Do đó ngân hàng chủ yếu tập trung cung ứng nguồn vốn ngắn hạn làm cho DSCV ngắn hạn trong giai đoạn 2005-2007 tăng trưởng khá cao.

SVTH: Võ Thùy Dương Trang 38 ™ Tỷ trọng DSTN ngắn hạn so với tổng DSTN của chi nhánh: Bảng 4.6:Doanh số thu nợ ngắn hạn ĐVT: Triệu đồng 2005 2006 2007 Chênh l2006/2005 ệch Chênh l2007/2006 ệch Chỉ tiêu Số tiền Tỷ Trọng % Số tiền Tỷ Trọng % Số tiền Tỷ Trọng % Số tiền % Số tiền % DSTN ngắn hạn 3.409.879 93,9 3.733.608 91,7 5.495.608 97 323.729 9,5 1.762.000 47,2 Tổng DSTN 3.630.914 100 4.073.425 100 5.668.414 100 442.511 12,2 1.594.989 39,2 (Nguồn: Tổ Tổng hợp - Phòng Khách hàng) Biểu đồ 4.5: Doanh số thu nợ ngắn hạn 3.409.879 3.630.914 3.733.608 4.073.425 5.495.6085.668.414 0 1.000.000 2.000.000 3.000.000 4.000.000 5.000.000 6.000.000 Triệu đồng 2005 2006 2007 Năm DSTN ngắn hạn Tổng DSTN Trong giai đoạn 2005-2007 DSTN ngắn hạn và tổng DSTN đều đồng loạt tăng. Cụ thể như sau: - DSTN ngắn hạn: + Năm 2005 là 3.409.879 triệu đồng, năm 2006 đạt 3.733.608 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2005 khoảng 323.729 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 9,5%.

+ Năm 2007 tiếp tục tăng lên đạt 5.495.608 triệu đồng, cao hơn so với thời điểm năm 2006 khoảng 1.762.000 triệu đồng, với tốc độ tăng 47,2%.

- Tổng DSTN:

+ Năm 2005 là 3.630.914 triệu đồng, năm 2006 đạt 4.073.425 triệu đồng, so với năm 2005 thì tăng khoảng 442.511 triệu đồng, tương tốc độ tăng 12,2%.

+ Năm 2007 tiếp tục tăng khá cao đạt 5.668.414 triệu đồng, cao hơn thời điểm năm 2006 khoảng 1.594.989 triệu đồng, tốc độ tăng 39,2%.

SVTH: Võ Thùy Dương Trang 39

So với tổng DSTN của chi nhánh thì DSTN ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao. Tình hình cụ thể như sau:

- Năm 2005 chiếm 93,9%, năm 2006 chiếm 91,7%, giảm hơn so với năm 2005 khoảng 2,3%.

- Năm 2007 tỷ trọng DSTN ngắn hạn tăng lên đáng kể chiếm khoảng 97%, cao hơn so với thời điểm năm 2006 là 5,8%.

DSTN là số tiền ngân hàng thu hồi được từ các món vay của khách hàng trong thời gian nhất định. Trong hoạt động kinh doanh của các NHTM ngoài mục tiêu nâng cao DSCV để tăng thu nhập thì công tác thu nợ cũng đóng vai trò rất quan trọng góp phần

đảm bảo sự phát triển bền vững của chi nhánh.

Tỷ trọng của DSTN ngắn hạn tuy tăng giảm không ổn định nhưng nhìn chung đang tăng trưởng tốt, luôn đạt tỷ lệ trên 90%. Đây là một tín hiệu đáng mừng của chi nhánh cho thấy chi nhánh rất quan tâm đẩy mạnh công tác thu nợ. Nguyên nhân sự gia tăng DSTN ngắn hạn trong giai đoạn 2005-2007 là do việc sử dụng khoản vay ngắn hạn của các thành phần kinh tếđem lại hiệu quả, nên công tác trả nợđược thực hiện khá tốt, bên cạnh còn do nguyên nhân đây là các khoản vay ngắn hạn nên thời gian thu hồi vốn nhanh góp phần hạn chế rủi ro tín dụng. Ngoài ra công tác thu nợ tại chi nhánh được thực hiện tốt một phần cũng do cán bộ tín dụng đã rất chặt chẽ trong quá trình kiểm

định, xét duyệt cho vay, đồng thời luôn theo dõi quá trình sử dụng vốn, đốc thúc khách hàng trách nhiệm trả nợ đúng hạn nên giảm đáng kể cho ngân hàng các khoản nợ quá hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.3.1. Phân tích DSCV và DSTN ngắn hạn theo thành phần kinh tế:

Đểđánh giá tình hình cho vay, thu nợ của ngân hàng theo thành phần kinh tế ta sẽ lần lượt phân tích DSCV và DSTN trong bảng số liệu bên dưới:

Bảng 4.7:DSCV và DSTN ngắn hạn theo thành phần kinh tế ĐVT: Triệu đồng 2005 2006 2007 Chỉ tiêu DSCV DSTN TTN/CV ỷ lệ % DSCV DSTN TTN/CV ỷ lệ % DSCV DSTN TTN/CVỷ lệ % DNNN 1.625.032 1.503.573 92,5 1.121.000 1.105.026 98,6 1.881.336 1.614.289 85,8 DNTN 1.587.079 1.156.210 72,9 1.422.055 880.059 61,9 2.361.214 2.452.155 103,9 CTCP 412.111 587.119 142,5 1.477.113 1.448.000 98 1.335.156 1.009.164 75,6 KTCT 379.000 162.977 43 434..082 300.523 69,2 452.000 420.000 92,9 Tổng 4.003.222 3.409.879 85,2 4.454.250 3.733.608 83,8 6.029.706 5.495.608 91,1 (Nguồn: Tổ Tổng hợp - Phòng Khách hàng) ¾ Đối với DNNN:

- Về DSCV: VCB AG tuy đã được cổ phần hóa nhưng vẫn thuộc quyền quản lý của Nhà nước vì vậy việc cấp tín dụng vẫn tập trung nhiều cho thành phần kinh tế này, điều

đó giải thích vì sao cho vay DNNN luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu cho vay, DSCV đối với thành phần kinh tế này cụ thể như sau:

+ Năm 2005 DSCV là 1.625.032 triệu đồng, nhưng đến năm 2006 chỉ còn 1.121.000 triệu đồng, giảm khoảng 504.032 triệu đồng, tương đương tốc độ giảm là 31% so với thời điểm năm 2005. Nguyên nhân chính của việc sụt giảm doanh số tín dụng đối DNNN là do năm 2006 hầu hết các DNNN đang trong tiến trình cổ phần hóa

SVTH: Võ Thùy Dương Trang 40

theo chính sách chung của Nhà nước, và đây cũng là năm đánh dấu chặng đường thành công của Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO do đó trong quá trình hội nhập còn nhiều bất cập trong chính sách, hướng đi của doanh nghiệp, ngoài ra khả năng hội nhập của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam nói chung là rất thấp. Hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả không cao nên hạn chế vay vốn vào năm 2006.

+ Tuy thế năm 2007 DSCV tăng lên đột biến đạt 1.881.336 triệu đồng, so với năm 2006 tăng 760.336 triệu đồng, với tốc độ tăng là 67,8%. Trong giai đoạn 2005-2007 thì DSCV đối với DNNN vào năm 2007 đạt chỉ tiêu cao nhất điều đó chứng tỏ vào năm này đa phần DNNN làm ăn có hiệu quả do đó đẩy mạnh nhu cầu vay vốn cao, đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế cả nước nói chung và nền kinh tế An Giang nói riêng đang từng bước hoàn thiện bắt kịp với xu hướng phát triển chung của Thế giới.

- Về DSTN: DSTN trong 3 năm qua tuy có biến động nhưng theo chiều hướng tốt. DSTN trong 3 năm như sau:

+ Năm 2005 DSTN đạt 1.503.573 triệu đồng, chiếm 92,5% DSCV của năm 2005. Năm 2006 DSTN đạt 1.105.026 triệu đồng, so với năm 2005 thì giảm 398.547 triệu

đồng, tương đương tốc độ giảm 26,5%, và chiếm 98,6% DSCV của năm 2006. Ta thấy DSTN vào năm 2006 chiếm tỷ trọng cao hơn so với năm 2005 nguyên nhân vì tốc độ

giảm của DSTN thấp hơn tốc độ giảm của DSCV.

+ Năm 2007 DSTN đạt 1.614.289 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2006 khoảng 509.263 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 46,1%, và chiếm 85,8% DSCV năm 2006. Tỷ trọng DSTN vào năm 2007 thấp hơn năm 2006 nguyên nhân vì tốc độ tăng của DSTN thấp hơn tốc độ tăng của DSCV.

Trong giai đoạn 2005-2007 DSTN đạt khá tốt. Trong đó nổi bật nhất là năm 2006 thu hồi gần như toàn bộ số vốn đã cho khách hàng vay đạt tỷ lệ khoảng 98,6%. Công tác thu nợđạt hiệu quả cao một phần cũng do ngân hàng đã xây dựng được một chính sách thu hồi nợ hợp lý, thường xuyên theo dõi, đốc thúc khách hàng trách nhiệm trả nợđúng hạn.

¾ Đối với DNTN:

- Về DSCV: An Giang là một trong những tỉnh điển hình của miền Tây sông nước có thế mạnh về nông nghiệp và chủ trương phát triển của tỉnh là đẩy mạnh hỗ trợ tín dụng cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh mà điển hình là DNTN từ đó thúc

đẩy nhu cầu vay vốn cao để kinh doanh, mở rộng đầu tư. Cụ thể DSCV như sau: + Năm 2005 DSCV là 1.587.079 triệu đồng, năm 2006 DSCV chỉ đạt 1.422.055 triệu đồng, so với năm 2005 thì giảm khoảng 165.024 triệu đồng, với với tốc độ giảm

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh tỉnh An Giang (Trang 45)