CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thích ứng nghề nghiệp thể hiện ở tâm thế nghề nghiệp
3.7.2. So sánh mức độT ƯNN với kết quả học tập của sinh viên
Trên cơ sở thu thập KQHT của sinh viên học kỳ I năm học 2008-2009 và mức độ TƯNN thu được qua điều tra, chúng tôi xem xét MQH giữa mức độ TƯNN và KQHT của sinh viên
Bảng 3.19: Mối quan hệ giữa mức độ TƯNN và KQHT của sinh viên
Thấp Trung bình Cao Tổng Mức độ TƯNN KQHT N % N % N % Yếu 6 38 22 14 0 0 28 Trung bình 10 62 127 77 24 47 161 Khá 0 0 15 9 27 53 42 Tổng 16 164 51 231
Theo số liệu bảng 3.19, sinh viên có mức độ TƯNN “cao” đạt KQHT loại “khá” chiếm 53%; đạt KQHT “trung bình” chiếm 47%; không có sinh viên nào có KQHT “yếu”. Với mức độ thích ứng “thấp”, sinh viên có KQHT “yếu” chiếm 38% và KQHT loại “trung bình” chiếm 62%, không có sinh viên nào đạt KQHT loại “khá”. Với mức độ thích ứng “trung bình”, sinh viên đạt KQHT loại “khá” chiếm 9%, đạt KQHT “trung bình” chiếm 77% và KQHT
loại “yếu” chiếm 14%. 38 62 0 14 77 9 0 47 53 0% 20% 40% 60% 80% 100% Thấp Trung bình Cao Khá Trung bình Yếu
Biểu đồ 3.8: Mối quan hệ giữa mức độ TƯNN và KQHT của sinh viên
Kết quả bảng 3.19 và biểu đồ 3.8 cũng đã chỉ ra, sinh viên có mức độ thích ứng “cao” thường đạt KQHT từ “trung bình” trở lên và tỉ lệ đạt loại “khá” chiếm đa phần. Với các sinh viên có mức độ thích ứng “thấp”, KQHT chỉ ở loại “yếu” và “trung bình”. Đồng thời, với kết quả kiểm định tương quan giữa mức độ TƯNN và KQHT của sinh viên (r = 0.543 và p < 0.01 - phụ lục 7.1) chứng tỏ rằng mức độ thích ứng nghề nghiệp có mối quan hệ thuận với kết quả học tập của sinh viên, nói cách khác, sinh viên có KQHT tốt là những sinh viên có mức độ thích ứng cao và ngược lại. KQHT là một trong các yếu tố phản ánh mức độ thích ứng với ngành học của sinh viên. Để nâng cao chất lượng học tập của sinh viên, chúng ta cần giúp sinh viên chuyển hoá động cơ, yên tâm với nghề nghiệp đã lựa chọn, nhanh chóng hoà nhập, thích ứng với môi trường, với NDHT và PPHT ở trường CĐSP.
Tuy nhiên, cần chú ý đến những sinh viên có mức độ thích ứng “cao” nhưng KQHT chỉ đạt loại “trung bình” và những sinh viên có mức độ thích ứng “trung bình” lại đạt KQHT tốt. Những sinh viên có mức độ thích ứng “cao” đều có KQHT “trung bình khá” (> 6.0) và các chỉ số thích ứng đều ở mức “cao” và “trung bình”, không có chỉ số thích ứng nào ở mức độ “thấp”. Điều này có thể lý giải như sau: có sinh viên mong muốn và lựa chọn ngành sư phạm (mức độ thích ứng thể hiện ở tâm thế nghề nghiệp “cao”) nhưng do
mới học năm thứ nhất nên chưa thích ứng với nội dung, PPHT và rèn luyện KNNN ở trường CĐSP dẫn đến KQHT chưa cao, hoặc có sinh viên do chưa thực sự yên tâm với lựa chọn của mình (mức độ thích ứng thể hiện ở tâm thế nghề nghiệp “trung bình”) nên tính tích cực trong học tập và rèn luyện chưa cao (sinh viên số 2, 49), do đó kết quả học tập cò hạn chế, hoặc có những sinh viên quan niệm “Điểm số không phải là tiêu chí quan trọng để đánh giá một sinh viên giỏi” (sinh viên số 55, 88, 101) nên mặc dù có tâm thế nghề nghiệp, có năng lực trong học tập nhưng chưa có sự tập trung, nỗ lực để đạt được kết quả cao trong các kỳ thi. Với những sinh viên này, nhà trường, các khoa và các giáo viên chủ nhiệm cần động viên, kích thích các em cố gắng, nỗ lực để đạt được kết quả cao trong học tập.
Đối với những sinh viên có mức độ thích ứng “trung bình” nhưng đạt kết quả học tập “khá” có thể là do chưa thực sự yêu thích ngành học, còn “phân vân” với sự lựa chọn nghề nghiệp của mình (mức độ thích ứng với tâm thế nghề nghiệp “thấp” hoặc “trung bình”) nhưng có năng lực, có PPHT tốt nên đạt được KQHT cao (sinh viên số 228); hoặc các sinh viên này đã có sự nỗ lực trong các kỳ thi đạt kết quả cao trong học tập để “không bị thi lại” hoặc “dễ xin việc làm sau này”. Điều mà chúng ta cần quan tâm là cách thức sinh viên thực hiện để đạt được kết quả cao trong các kỳ thi. Như chúng ta đã biết, thích ứng với nội dung, PPHT có liên quan trực tiếp phục vụ “thi cử”. Đối với những sinh viên đạt được KQHT cao bằng sự nỗ lực và khả năng của chính bản thân, chúng ta cần phát huy năng lực của các em, khuyến khích kịp thời để các em thích ứng tốt hơn với ngành học của mình. Đối với một số sinh viên đạt được KQHT cao trong học tập không phải bằng năng lực của chính mình, chúng tôi nhìn nhận từ hiện trạng gian lận, tiêu cực trong thi cử và cách thức đánh giá KQHT của sinh viên ở trường cao đẳng hiện nay. Đây là một trong những lý do giải thích vì sao thành tích học tập của sinh viên dù rất cao nhưng sinh viên đó có thể vẫn là người TƯNN ở mức “trung bình” hoặc “thấp”.