Khái niệm thích ứng nghề nghiệp của sinh viên sư phạm

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SƠN LA (Trang 34 - 35)

TƯNN có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của sinh viên sư phạm cũng như quá trình hoạt động nghề nghiệp của người giáo viên sau này. Xã hội luôn vận động và phát triển, yêu cầu của xã hội, của nghề nghiệp đối với người giáo viên ngày càng cao.Vì vậy, quá trình TƯNN phải được thực hiện liên tục từ trường phổ thông, trong suốt quá trình sinh viên học tập ở các trường sư phạm và trong quá trình hành nghề sau khi tốt nghiệp.

TƯNN của sinh viên. Sinh viên đã chọn nghề sư phạm thì sinh viên phải hiểu rõ các yêu cầu của nghề, yêu cầu của xã hội đối với nghề để có hướng học tập, rèn luyện theo các yêu cầu đó.

Sự TƯNN của sinh viên sư phạm phụ thuộc nhiều vào tính tích cực, chủ động của mỗi cá nhân trong việc lĩnh hội nội dung học tập, thích ứng với phương pháp dạy - học, với điều kiện, phương tiện học tập, với việc rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp và hoà nhập với các mối quan hệ trong môi trường sống, học tập ở trường cao đẳng.

Như vậy, thích ứng nghề nghiệp của sinh viên sư phạm là quá trình sinh viên tích cực tìm hiểu về nghề dạy học, chủ động hoà nhập với các điều kiện học tập, nội dung và phương pháp học tập; tự giác rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp; bồi dưỡng lòng yêu nghề, yêu trẻ nhằm hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết của người giáo viên, đáp ứng với yêu cầu của ngành giáo dục, của xã hội hiện nay.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SƠN LA (Trang 34 - 35)