CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thích ứng nghề nghiệp thể hiện ở tâm thế nghề nghiệp
3.6. Thích ứng với các mối quan hệ ở trường cao đẳng sư phạm
Giao tiếp là mặt đặc trưng nhất trong hành vi của con người, đối với nghề dạy học, giao tiếp không những có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách người giáo viên mà còn là một bộ phận cấu
thành hoạt động sư phạm, một kỹ năng quan trọng, cơ bản để tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục có hiệu quả. Quá trình giao tiếp chỉ có thể diễn ra trong các mối quan hệ xã hội, giữa con người với con người. Khi vào học trường CĐSP, sinh viên phải thích ứng với cuộc sống mới, môi trường học tập mới và các mối quan hệ mới. Trong quá trình học tập ở trường CĐSP, mỗi sinh viên có nhiều mối quan hệ khác nhau, trong đó chúng tôi quan tâm đến các MQH của sinh viên như: Sinh viên - giảng viên, sinh viên - sinh viên, sinh viên - cán bộ các phòng ban. Sự thích ứng của sinh viên với các MQH này biểu hiện ở sự thâm nhập được vào các yêu cầu, những chuẩn mực của các MQH, thiết lập được các MQH tốt với giảng viên, bạn cùng lớp, cùng ngành, cùng sống chung và cán bộ các phòng ban chức năng của nhà trường.
Bảng 3.16: Thích ứng của sinh viên với các MQH ở trường cao đẳng
Các mức độ (%)
TT Nội dung
Tốt thBình ường Không tốt ĐTB SD 1 Quan hệ với giảng viên 38.5 59.3 2.2 1.36 0.53 2 Quan hphòng ban ệ với cán bộ, nhân viên các 26.0 68.4 5.6 1.20 0.53 3 Quan hngành họệ vc ới bạn cùng lớp, cùng 76.6 19.9 3.5 1.73 0.52 4 Quan hệ với bạn cùng sống chung 83.1 16.5 0.4 1.74 0.51 Số liệu điều tra trong bảng 3.16 cho thấy, sinh viên thích ứng tốt nhất là MQH với bạn cùng sống chung (83.1% và ĐTB = 1.74), kế tiếp là MQH với bạn cùng lớp, cùng ngành học (76.6% và ĐTB = 1.73). Đa phần sinh viên cho rằng MQH với giảng viên ở mức bình thường (59.3% và ĐTB = 1.36). Sau cùng là MQH với cán bộ, nhân viên các phòng ban chức năng (ĐTB = 1.20).
Sinh viên có MQH tốt với bạn cùng sống chung bởi lẽ sinh viên của trường là con em các dân tộc Sơn La đến từ các huyện, thị của tỉnh, nhiều em cùng sống chung một bản, học cùng trường phổ thông, trường Dân tộc nội trú. Khi vào học trường CĐSP các em đã quen, thân và có hiểu biết nhất định về nhau. Do đó, các em nhanh chóng lựa chọn được những người bạn có ít nhiều điểm phù hợp để cùng sống chung. Chính vì vậy, nhiều sinh viên đã xây dựng được mối quan hệ tốt với bạn cùng sống chung, quan tâm, chăm sóc lẫn
nhau. Tạo dựng được mối quan hệ tốt với bạn cùng sống chung giúp cho sinh viên bớt đi những lo lắng, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống khi phải sống xa gia đình và người thân.
Bảng 3.17: Thích ứng của sinh viên với MQH bạn bè
Các mức độ (%)
TT Nội dung
Đúng Đphúng 1 ần Không đúng ĐTB SD 1
Mong muốn trao đổi, chia xẻ với bạn bè về vấn đề học tập và các vấn đề khác
72.7 20.3 3.0 1.70 0.522 khác giCảm thớấi y rất khó tiếp xúc với bạn 11.3 50.6 38.1 1.27 0.65 2 khác giCảm thớấi y rất khó tiếp xúc với bạn 11.3 50.6 38.1 1.27 0.65 3 Cso vảm thới các bấy mình thiạn trong lếu tớp ự tin, kém cỏi 16.9 42.4 40.7 1.24 0.72 4 trong giao tiCảm thấy chếưp va hoà ới các bđồng, khó khạn trong lớăp n 16.0 41.1 42.9 1.27 0.72 5 hlớọp, cùng sc bài và làm bài tống chung ập với bạn cùng 47.6 47.2 5.2 1.42 0.59 6 Chlỗi khi xích mích vủ động hoà giải nới bếu thạn bè bấy mình có ạn 64.1 31.6 4.3 1.60 0.57
Quan hệ tốt với bạn cùng lớp, cùng ngành của sinh viên cũng chiếm tỉ lệ khá cao (76.6%). Thiết lập được mối quan hệ tốt với các bạn cùng lớp, cùng ngành học giúp các em “trao đổi, chia xẻ về vấn đề học tập và các vấn đề khác” (chiếm 72.7% và ĐTB = 1.70) để giải quyết những khó khăn và tìm ra cho mình phương pháp học tập phù hợp. Mặt khác, nó tạo điều kiện cho sinh viên hợp tác hiệu quả trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập và các hoạt động tập thể. Chính vì vậy, các em “Chủ động hoà giải nếu thấy mình có lỗi khi xích mích với bạn bè” (chiếm 64.1% và ĐTB = 1.60) để duy trì mối quan hệ bạn bè tôn trọng, hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau làm cho sinh viên sẽ cảm thấy yên tâm, hứng thú đối với việc học tập.
Tuy nhiên, một số sinh viên còn cảm thấy khó khăn hoà nhập trong MQH với bạn bè, bao gồm quan hệ với bạn cùng sống chung và quan hệ với bạn cùng lớp, cùng ngành. Những sinh viên này còn “Cảm thấy chưa hoà đồng, khó khăn trong giao tiếp với các bạn trong lớp” (chiếm 16.0% và ĐTB = 1.27), hoặc những em đến từ những xã vùng sâu, vùng xa “Cảm thấy mình
thiếu tự tin, kém cỏi so với các bạn trong lớp” (chiếm 16.9% và ĐTB = 1.24), hay cảm thấy “Cảm thấy rất khó tiếp xúc với bạn khác giới” (chiếm 11.3% và ĐTB = 1.27). Điều này ít nhiều gây cản trở cho sự hoà đồng của các sinh viên đó với bạn bè và tập thể.
Với khối lượng kiến thức nhiều và trừu tượng ở trường cao đẳng, cùng với việc thiếu sự quan tâm trực tiếp của người thân thì quan hệ bạn bè tốt giúp ích cho sinh viên rất nhiều trong học tập. Sự trao đổi, hợp tác với nhau giúp sinh viên phát hiện được những ưu, nhược điểm của mình, chia xẻ kinh nghiệm với người khác, kích thích tính tích cực, chủ động và tự tin ở sinh viên. Tuy nhiên, vẫn còn một số sinh viên không thường xuyên hoặc không bao giờ “học bài và làm bài tập với bạn cùng lớp, cùng sống chung” (47.6% và ĐTB = 1.42). Theo những sinh viên này thì “chỉ học cùng nhau khi giảng viên yêu cầu làm bài tập theo nhóm” (phiếu phỏng vấn số 11), hoặc cho là
“tự đọc tài liệu và tự làm bài thì tốt hơn” (phiếu phỏng vấn số 4, 13).
Tóm lại, sinh viên trường CĐSP Sơn La đã thích ứng khá tốt với MQH bạn bè, biểu hiện ở sự chủ động tạo lập các MQH, có ý thức củng cố và duy trì tốt các MQH đó. Nhưng vẫn còn một số sinh viên khó khăn trong MQH với bạn bè và việc học nhóm cùng nhau trong giờ tự học còn hạn chế.
Trong quá trình dạy học và giáo dục, hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh là hai hoạt động cùng chung một mục tiêu, có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau. MQH tốt giữa giáo viên với học sinh tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động các hoạt động đó có kết quả. MQH giữa giảng viên và sinh viên có những đặc thù khác với mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh ở bậc học phổ thông. Ở trường cao đẳng, đa số giảng viên giảng dạy ở nhiều khối, lớp và tham gia vào nhiều công việc khác nên “ít có thời gian để gần gũi với sinh viên” (Phiếu phỏng vấn số 6) hoặc sinh viên “ngại ngùng, không tự tin” (Phiếu phỏng vấn số 7,12). Ngay cả giáo viên chủ nhiệm lớp cũng không thân thiết như giáo viên chủ nhiệm ở phổ thông. Giáo viên chủ nhiệm lớp có thể không dạy lớp mình chủ nhiệm môn học nào, thường giao tiếp với sinh viên gián tiếp qua đội ngũ cán bộ lớp. Do đó, sinh viên cảm
thấy có những khoảng cách và gặp phải khó khăn nhất định trong MQH với giảng viên.
Phần lớn sinh viên mong muốn giao tiếp với giảng viên là “Giải quyết những vấn đề khó khăn trong học tập” (chiếm 72.3% và ĐTB = 1.72) (xem phụ lục 6.2), hoặc “Muốn được thầy/cô chia xẻ những kinh nghiệm học tập của mình trước đây” (chiếm 64.1% và ĐTB = 1.60) để học tập tốt hơn, “Muốn được chia xẻ với thầy/cô về những khó khăn trong cuộc sống” (chiếm 48.1% và ĐTB = 1.42) khi phải sống xa gia đình. Tuy nhiên, vẫn còn có một bộ phận nhỏ sinh viên giao tiếp với thầy cô với mục đích “tìm hiểu cách thầy/cô ra bài thi như thế nào” (8.2% và ĐTB = 1.48).
Số liệu bảng 3.16 cho thấy, MQH giữa giảng viên với sinh viên hiện nay phần lớn ở mức bình thường (59.3%), mức tốt chiếm 38.5%, chỉ có 2.2% là mức không tốt. Một trong những lý do khiến sinh viên “ngại khi phải hỏi giảng viên về một vấn đề mà mình không hiểu” là do sinh viên cảm thấy “MQH giảng viên và sinh viên không gắn bó gần gũi như ở phổ thông” (35.5% - phụ lục 6.4), hoặc “giữa giảng viên và sinh viên có khoảng cách, chưa có sự hoà đồng” (phiếu phỏng vấn số 6), hoặc “giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên còn hạn chế, thầy cô chủ yếu giao tiếp với cán bộ lớp”
(phiếu phỏng vấn số 11) làm cho sinh viên khó hoà nhập. Có 45.0% sinh viên thường xuyên chủ động “Gặp gỡ, trao đổi với thầy, cô” khi gặp khó khăn trong học tập (phụ lục 6.3). Điều này chứng tỏ một số sinh viên gặp trở ngại trong giao tiếp với giảng viên do sự kém tự tin, thụ động của bản thân sinh viên. Do đó, muốn thích ứng tốt, bản thân sinh viên cần phải chủ động và tích cực thâm nhập, tìm hiểu MQH, phá đi những rào cản vô hình về mặt tâm lý trong giao tiếp với giảng viên
Ngoài các MQH trên, ở trường cao đẳng sinh viên còn có MQH với cán bộ các phòng ban chức năng của nhà trường. Nhiều sinh viên được hỏi cảm thấy ngại, lúng túng khi phải tiếp xúc với cán bộ các phòng ban chức năng. Đây cũng là một biểu hiện của sự chưa thích ứng của sinh viên với các MQH ở trường cao đẳng. Theo số liệu thu được, mức độ thích ứng với các MQH
của sinh viên trường CĐSP Sơn La như sau:
Biểu đồ 3.6: Thích ứng của sinh viên với các MQH ở trường CĐSP
Số liệu biểu đồ 3.6 cho thấy, sinh viên thích ứng với các MQH ở mức độ cao chiếm tỷ lệ khá lớn (71%), mức độ trung bình chỉ chiếm 26%, còn mức độ thấp không đáng kể (3%). Để giúp sinh viên hoà nhập tốt hơn vào các MQH, Ban giám hiệu, các khoa, phòng, ban và tổ chức đoàn thể cần tổ chức nhiều hoạt động tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, tạo dựng các MQH với bạn bè, với giảng
viên, cán bộ trong nhà trường.