Cách xếp loạ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SƠN LA (Trang 49 - 53)

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mẫu nghiên cứu

2.4.2Cách xếp loạ

Như phần cơ sở lý luận đã trình bày, TƯNN của sinh viên có thể đánh giá qua nhiều chỉ số. Trong đề tài, chúng tôi đánh giá mức độ TƯNN của sinh viên trường CĐSP Sơn La qua 6 chỉ số. Điểm trung bình mức độ TƯNN là điểm trung bình của 6 chỉ số này. Sau khi tính được ĐTB và độ lệch chuẩn của từng chỉ số và ĐTB TƯNN chúng tôi đánh giá TƯNN và thích ứng theo từng chỉ số của sinh viên theo 3 mức độ: Cao, trung bình và thấp như sau: * Các mức độ thích ứng nghề nghiệp:

- Thích ứng nghề nghiệp ở mức độ cao: 1.34 < ĐTB ≤ 2.00

- Thích ứng nghề nghiệp ở mức độ thấp: 0 < ĐTB ≤ 0.67. * Mức độ thích ứng thể hiện ở tâm thế nghề nghiệp

- Mức độ cao: 1.34 < ĐTB ≤ 2.00. Sinh viên tích cực tìm hiểu về ngành học và lựa chọn ngành học phù hợp, yêu thích ngành học, kiên định với sự lựa chọn của mình để tập trung vào việc học tập ở trường cao đẳng.

- Mức độ trung bình: 0.67 < ĐTB ≤ 1.34. Sinh viên có sự tìm hiểu về ngành học, yêu thích ngành học nhưng chưa thực sự tự tin với sự lựa chọn của mình.

- Mức độ thấp: 0 < ĐTB ≤ 0.67. Sinh viên không tích cực tìm hiểu về ngành học, lựa chọn ngành học theo cảm tính hoặc theo ý muốn của người khác, không yêu thích ngành học, muốn chuyển sang ngành học khác * Các mức độ thích ứng với nội dung học tập

- Thích ứng với NDHT ở mức độ cao: 1.34 < ĐTB ≤ 2.00. Sinh viên nhận thức được vai trò quan trọng của các môn học trong chương trình học tập; có khả năng và tự tin trong việc chiếm lĩnh kiến thức trong từng bài học, môn học; có hứng thú và tích cực trong các giờ học.

- Thích ứng với NDHT ở mức độ trung bình: 0.67 < ĐTB ≤ 1.34. Sinh viên chưa nhận thức đầy đủ về vai trò quan trọng của các môn học trong chương trình học tập; đôi khi cảm thấy khối lượng kiến thức quá nhiều và khó khăn trong việc chiếm lĩnh chúng; chưa tích cực và chủ động trong các giờ học

- Thích ứng với NDHT ở mức độ thấp: 0 < ĐTB ≤ 0.67. Sinh viên còn cho rằng có môn học không quan trọng, không cần thiết; luôn cảm thấy khối lượng kiến thức “quá nhiều”, “quá tải” so với khả năng của mình; thường có tâm trạng không hài lòng và thiếu tự tin trong các giờ học

* Các mức độ thích ứng với phương pháp học tập

- Thích ứng với PPHT ở mức độ cao: 1.34 < ĐTB ≤ 2.00. Sinh viên biết cách lập kế hoạch và tổ chức công việc học tập của bản thân một cách hợp lý; thường xuyên thực hiện đúng các nội dung công việc đã xây dựng trong kế hoạch; biết cách ghi chép bài giảng của thầy cô một cách khoa học,

biết cách tự học, tự nghiên cứu thông qua việc tìm kiếm và đọc tài liệu tham khảo để mở rộng, cập nhật các thông tin phục vụ cho việc học tập.

- Thích ứng với PPHT ở mức độ trung bình: 0.67 < ĐTB ≤ 1.34. Sinh viên có lập kế hoạch học tập nhưng chưa thường xuyên thực hiện đúng các nội dung trong kế hoạch; ghi chép bài đầy đủ nhưng chưa khoa học; chưa tích cực, chưa thường xuyên tìm kiếm và đọc sách, tài liệu tham khảo liên quan đến môn học

- Thích ứng với PPHT ở mức độ thấp: 0 < ĐTB ≤ 0.67. Sinh viên không lập kế hoạch học tập hoặc chưa biết cách lập kế hoạch học tập sát với thức tế nên thường xuyên không thực hiện được; không ghi bài hoặc không biết cách ghi bài; Thường xuyên không tìm kiếm và tự nghiên cứu tài liệu liên quan đến môn học.

* Các mức độ thích ứng với việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp

- Thích ứng với việc rèn luyện các KNNN ở mức độ cao: 1.34 < ĐTB ≤ 2.00. Sinh viên tích cực nghiên cứu chương trình, tài liệu và tham khảo ý kiến của thầy cô để soạn bài theo đúng yêu cầu; tự tin, chủ động thực hiện bài giảng trong các giờ tập giảng, trong các đợt thực tập, kiến tập; biết soạn và đặt câu hỏi phù hợp trong bài giảng; nắm vững đánh giá kết quả học tập của học sinh; tích cực tham gia và chủ động trong việc tỏ chức các hoạt động tập thể trong lớp, trong trường.

- Thích ứng với việc rèn luyện các KNNN ở mức độ trung bình: 0.67 < ĐTB ≤ 1.34. Sinh viên chưa tự tin trong việc soạn bài và thực hiện bài giảng trong các giờ tập giảng, kiến tập, thực tập; soạn và đặt câu hỏi trong bài học đôi khi chưa đảm bảo yêu cầu; chưa chủ động tham gia và tổ chức các hoạt động tập thể ở lớp, ở trường.

- Thích ứng với việc rèn luyện các KNNN ở mức độ thấp: 0 < ĐTB ≤ 0.67. Sinh viên chưa biết các soạn bài; thường xuyên cảm thấy căng thẳng và lúng túng khi thực hiện bài giảng; chưa biết soạn và đặt câu hỏi cho học sinh trong các giờ học theo đúng yêu cầu; không tham gia hoặc không tích cực tham gia các hoạt động tập thể.

* Các mức độ thích ứng với điều kiện, phương tiện học tập

- Thích ứng với ĐK, PTHT ở mức độ cao: 1.34 < ĐTB ≤ 2.00. Sinh viên biết sử dụng thành thạo các đồ dùng, phương tiện phục vụ việc học tập và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp; tích cực khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, điều kiện sinh hoạt tập trung vào việc học tập và rèn luyện ở trường CĐSP Sơn La.

- Thích ứng với ĐK, PTHT ở mức độ trung bình: 0.67 < ĐTB ≤ 1.34. Sinh viên còn có khó khăn trong việc sử dụng các đồ dùng, phương tiện học tập; chưa hài lòng và chưa tích cực khắc phục khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập

- Thích ứng với ĐK, PTHT ở mức độ thấp: 0 < ĐTB ≤ 0.67. Sinh viên thường xuyên lúng túng hoặc không biết sử dụng các đồ dùng, phương tiện học tập. không hài lòng và không có ý thức khắc phục khó khăn về điều kiện, phương tiện trong học tập và sinh hoạt .

* Các mức độ thích ứng với những mối quan hệở trường CĐSP

- Thích ứng với các MQH ở mức độ cao: 1.34 < ĐTB ≤ 2.00. Sinh viên chủ động thiết lập các MQH tích cực với bạn bè, thầy cô giáo, cán bộ các phòng ban của nhà trường để học hỏi, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm để giải quyết những khó khăn trong học tập và cuộc sống

- Thích ứng với các MQH ở mức độ trung bình: 0.67 < ĐTB ≤ 1.34. Sinh viên chưa chủđộng tham gia và tạo dựng các mối quan hệ tích cực trong quá trình học tập ở trường CĐSP; không thường xuyên trao đổi, chia xẻ với thầy cô, bạn bè về các vấn đề học tập và cuộc sống

- Thích ứng với các MQH ở mức độ thấp: 0 < ĐTB ≤ 0.67. MQH giữa các sinh viên này với bạn bè, giảng viên và cán bộ các phòng ban có những khoảng cách, rào cản và những mâu thuẫn; không có hoặc ít có sự chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và cuộc sống.

Dựa vào cách xếp loại này và các số liệu thu thập được qua điều tra, chúng tôi tiến hành phân tích và đánh giá mức độ TƯNN của sinh viên trường CĐSP Sơn La trong chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SƠN LA (Trang 49 - 53)