CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thích ứng nghề nghiệp thể hiện ở tâm thế nghề nghiệp
3.4. Thích ứng với việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp
Để thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh, người giáo viên cần có kiến thức môn học sâu rộng và các kỹ năng nghề nghiệp vững vàng. Để có được điều đó, ngay từ khi học trong trường CĐSP sinh viên cần chiếm lĩnh, tích lũy cho mình những kiến thức cần thiết và tự giác, tích cực rèn luyện để hình thành kỹ năng nghề nghiệp. Để làm rõ thực trạng việc rèn luyện kỹ năng sư phạm, chúng tôi đã tìm hiểu sự thích ứng của sinh viên với một số kỹ năng cơ bản cần được rèn luyện ở trường CĐSP.
Trước tiên, chúng tôi muốn làm rõ mức độ thích ứng của sinh viên với kỹ năng soạn và giảng bài.
Bảng 3.10: Thích ứng của sinh viên với kỹ năng soạn và giảng bài
Các mức độ (%)
TT Nội dung
Đúng Đphúng 1 ần Không đúng ĐTB SD 1
Nghiên cứu kỹ chương trình, sách giáo khoa và tham khảo các tài liệu liên quan để soạn bài.
81.8 16.0 2.2 1.80 0.452 bài theo Bạn cảm thđúng yêu cấy khó khầu căn ủđểa gi có thảng viên ể soạn 37.7 58.4 3.9 0.66 0.55 2 bài theo Bạn cảm thđúng yêu cấy khó khầu căn ủđểa gi có thảng viên ể soạn 37.7 58.4 3.9 0.66 0.55 3
Bạn thường xuyên tham khảo ý kiến của giảng viên và các giáo viên ở trường phổ thông để soạn bài
34.6 54.5 10.8 1.24 0.63
4
Khi tiến hành tiết dạy trên lớp, bạn thường cố gắng để thực hiện đầy đủ các bước, các nội dung bài học đã dự kiến nên bạn luôn cảm thấy căng thẳng
55.4 38.1 6.5 0.51 0.62
5 Bạn thường cảm thấy lúng túng khi xử
lý có tình huống xảy ra trong tiết học 46.8 46.8 6.5 0.60 0.61 Kỹ năng soạn giáo án và lên lớp thực hiện hoạt động dạy học là một trong những kỹ năng cơ bản và quan trọng nhất của người giáo viên. Kết quả nghiên cứu bảng 3.10 cho thấy: Hầu hết sinh viên nhận thức được các yêu cầu để soạn bài là phải “Nghiên cứu kỹ chương trình”, phân tích nội dung môn học, bài học (chiếm 81.8% và ĐTB = 1.80); tìm hiểu các kiến thức đã được trình bày trong “sách giáo khoa” để “tham khảo các tài liệu liên quan” bổ sung kiến thức cho bài soạn. Tuy nhiên, sinh viên “cảm thấy khó khăn trong việc soạn bài” đúng yêu cầu chiếm tỉ lệ khá cao (37.7% và ĐTB = 0.66). Có sinh viên được hỏi cho biết “chưa biết cách soạn bài” (phiếu phỏng vấn số 11). Theo chúng tôi, có thể do sinh viên chưa được rèn luyện kỹ năng này (sinh viên năm thứ nhất); hoặc “hướng dẫn thực hành rèn luyện KNNN của giảng viên chưa cụ thể, chủ yếu giảng viên giao bài cho sinh viên tự thực hành”, hoặc “Lớp học quá đông nên ít được thực hành trên lớp, ít có cơ hội trao đổi vấn đề một cách sâu sắc”. Còn có những sinh viên “cảm thấy khó hoà nhập” trong mối quan hệ với giảng viên, hoặc thiếu tính tích cực nên chưa
“thường xuyên tham khảo ý kiến của giảng viên và các giáo viên” có nhiều kinh nghiệm ở trường phổ thông để soạn bài (chiếm 65.3 và ĐTB = 1.24).
Đối với sinh viên, soạn bài đã là một công việc khó khăn, việc thực hiện bài dạy trên lớp càng khó khăn hơn. Phần lớn sinh viên “luôn cảm thấy căng thẳng” khi tiến hành tiết dạy trên lớp (chiếm 55.4% và ĐTB = 0.54) và “thường cảm thấy lúng túng khi khi có tình huống xảy ra trong tiết học” (chiếm 46.8% và ĐTB = 0.60). Khi tiến hành hoạt động giảng bài, cùng một lúc sinh viên vừa phải thực hiện nhiều hành động, thao tác một cách chính xác, rõ ràng, vừa phải truyền đạt đúng, đủ nội dung bài học đã dự kiến trong khi các em chưa có kinh nghiệm dẫn đến luôn “lo lắng sợ không đủ thời gian”. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều giảng viên “có những sinh viên chưa tích cực trong việc thực hành soạn bài và tập giảng”, hoặc “chưa chịu khó học hỏi, tập vận dụng kiến thức, kỹ năng” và “thời gian kiến tập thường xuyên ở trường phổ thông còn hạn chế” (phiếu phỏng vấn số 5). Do đó, chúng ta có thể cải thiện tình trạng này bằng cách tạo điều kiện cho sinh viên được thực hành nhiều hơn, tạo nhiều tình huống hơn cho sinh viên giải quyết; bản thân sinh viên phải tích cực tự rèn luyện trong các giờ tự học để tích lũy những kinh nghiệm, chủ động và tự tin khi giảng bài.
Một trong kỹ năng quan trọng của giáo viên để kích thích tính tích cực học sinh, xây dựng mối quan hệ qua lại và trao đổi thông tin giữa người dạy và người học đó là kỹ năng đặt câu hỏi. Khi người giáo viên xây dựng được hện thống câu hỏi phù hợp, chất lượng, biết sử dụng chúng một cách hợp lý sẽ giúp cho giáo viên nắm được trình độ của học sinh, khai thác được tiềm năng của học sinh, tạo dựng được mối quan hệ hợp tác, hiểu biết lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh, trên cơ sởđó, giáo viên điều chỉnh, cải tiến hoạt động dạy của mình đểđạt được hiệu quả cao hơn trong dạy học.
Số liệu bảng 3.11 cho thấy, khá nhiều sinh viên nắm được các yêu cầu của kỹ năng đặt câu hỏi như: “Câu hỏi có mức độ khó khác nhau phù hợp với trình độ của từng học sinh” (chiếm 30.5% và ĐTB = 1.04); “Có các dạng câu hỏi khác nhau phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học” (44.2% và ĐTB =
1.36). Tuy nhiên, vẫn còn có các sinh viên chưa nắm vững các yêu cầu đó “Chỉ đặt câu hỏi ở mức độ trung bình và dễ để tất cả học sinh có thể trả lời được” (chiếm 28.6% và ĐTB = 0.84).
Bảng 3.11: Thích ứng của sinh viên với kỹ năng đặt câu hỏi
Các mức độ (%) TT Nội dung Đúng Đphúng 1 ần Không đúng ĐTB SD 1 Chỉ đặt câu hỏi ở mức độ trung bình và dễ để tất cả học sinh có thể trả lời được 28.6 59.3 12.1 0.84 0.62 2 phù hĐặt câu hợp vỏới có mi trình ứđộc cđộủ khó khác nhau a từng HS 30.3 43.7 26.0 1.04 0.75 3 vCó các dới mục tiêu, nạng câu hội dung bài hỏi khác nhau phù học ợp 44.2 43.3 12.6 1.36 0.89 4 Đặsinh trt câu hả lờỏi i với thái độ khuyến khích học 15.6 61.5 22.9 0.93 0.92 5
Nếu học sinh được chỉ định không trả lời được, bạn đặt câu hỏi phụ gợi ý cho học sinh trả lời
30.7 52.8 16.5 1.14 0.676 Khuyến khích học sinh đặt các câu hỏi