Chính cơn khát tiền đồng đã đẩy các Ngân hàng vào cuộc đua tăng lãi suất. Các Ngân hàng nhìn nhau để đưa lãi suất tăng lên hoặc giảm xuống, nhằm gia tăng huy động đảm bảo nguồn vốn, đồng thời níu chân khách hàng khỏi dịch chuyển sang các nhà băng khác. Một số
Ngân hàng phải tạm ngưng cho vay một số loại hình vay và tạm ngưng giải ngân. Đây là biện pháp nhà băng áp dụng nhằm đề phòng khách hàng bất ngờ rút tiền, dẫn đến Ngân hàng không cân đối được nguồn vốn, kiểm soát lượng tiền gửi vào và rút ra. Lượng vốn huy động
được hiện nay không do nhu cầu tăng trưởng kinh tế, mà chỉ nhằm tạm thời phục vụ tính thanh khoản của các nhà băng nhỏ. Với lãi suất hiện nay, các Ngân hàng không bù đắp nổi chi phí và sẽ thua lỗ lớn. Với thói quen rút tiền trước kỳ hạn của người dân sẽ tác động không tốt
đến hoạt động của ngành Ngân hàng và với mức chạy đua lãi suất cao như hiện nay, các Ngân hàng gần như không có lãi. Nhưng họ không thể làm khác, bởi chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, và hơn cả là vì “níu” chân khách hàng, ổn định dòng vốn huy động cũ tránh chảy qua Ngân hàng khác. Nếu tăng trưởng nguồn vốn bằng mọi giá, sẽ đẩy đầu ra lên cao, và có thể mang lại rủi ro. Chính vì thế, trong gần hai năm đi vào hoạt
động ABBANK - Long Xuyên vốn còn rất non trẻđã phải trãi qua rất nhiều khó khăn để tiếp tục hoạt động, giữ vững và phát triển Ngân hàng buộc phải tham gia vào cuộc cạnh tranh gay gắt đó.
Việc liên tục điều chỉnh lãi suất làm khó chính các Ngân hàng, khiến nhân viên rất vất vả trong quản lý nguồn vốn bị dịch chuyển do Ngân hàng đẩy lãi suất huy động lên cao, trong khi lãi suất đầu ra đã được khống chế, nhà băng sẽ càng gặp khó khăn bảo hiểm tiền gửi, quản lý nghiệp vụ, các Ngân hàng đều phải tính toán chi li để làm sao không thua lỗ, dù đã tính cả
các khoản phụ phí đi kèm lãi suất cho vay. Nếu huy động gửi tiết kiệm với lãi suất gần sát mức lãi suất trần cho vay, chệnh lệnh giữa lãi suất đầu vào và đầu ra làm cho chi phí đầu vào gần bằng với chi phí đầu ra thì hoạt động của Ngân hàng sẽ không phát sinh lợi nhuận. Điều này cũng chứng tỏ nhà băng đó đang gặp khó khăn về tài chính. Trường hợp Ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất huy động, nhưng hoạt động cho vay ít hoặc không khách hàng nào vay thì không có tiền trả lãi cho khách hàng.
Chính những biến động manh trong thời gian qua Ngân hàng cần đánh giá lại hiệu quả
huy động vốn của Ngân hàng đế xem hoạt động của Ngân hàng có được củng cố phát triển tốt hơn hay đang trong tình trạng khó khăn và sớm đề ra các biện pháp khắc phục những hạn chế
vượt qua khó khăn đương đầu với thách thức mới cùng cạnh tranh với các Ngân hàng lớn trong địa bàn. Để hoạt động của Ngân hàng được tốt hơn, Ngân hàng phải thoát khỏi tình trạng bịđộng về nguồn vốn trông chờ từ hội sởđể tăng lợi nhuận cao hơn trong giai đoạn tới. Và để chủ động hơn trong nguồn vốn Ngân hàng phải sử dụng mọi chính sách để huy động hợp lý nguồn vốn. Vì thế, Ngân hàng cần phải phân tích hiệu quả huy động vốn để có biện pháp tốt hơn năng cao hoạt động huy động.