Phân tích khoản mục chi phí

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy tăng trưởng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình Long Xuyên (Trang 28 - 30)

Cùng với sự tăng lên của thu nhập thì các khoản chi phí của Ngân hàng cũng tăng trưởng theo, đểđáp ứng cho nhu cầu hoạt động của Ngân hàng. Chi phí là khoản mục khá quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Ngân hàng. Vì thế, việc phân tích chi phí góp phần giúp Ngân hàng cân đối được các khoản mục này được hợp lý để tối

đa hóa lợi nhuận cho Ngân hàng.

Hình 4: Biểu đồ thể hiện tình hính chi phí - 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 Triệu đồng 6 tháng cuối năm2007 6 tháng đầu năm 2008 6 tháng cuối năm 2008 TKPT

Trong 6 tháng cuối năm 2007 tổng chi phí là 1.315 triệu đồng, sang 6 tháng

đầu năm 2008 tổng chi phí tăng lên 3.737 triệu đồng tăng 184,2% so với kỳ trước. Chi phí trong thời kỳ này tăng cao là do tình hình thanh khoản của các Ngân hàng nhỏ gặp khó khăn, để đảm bảo an toàn cho hệ thống và cũng để kiềm chế lạm phát. Chính phủ quyết

định tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc đối với các NHTM. Vì vậy, để đảm bảo nguồn vốn các Ngân hàng ra sức huy động đáp ứng nhu cầu thanh khoản, thắt chặt tín dụng để hạn chế rủi ro. Để tăng khả năng huy động nhanh chóng các Ngân hàng đưa ra nhiều hình thức khác nhau để thu hút vốn, hấp dẫn khách hàng đến gửi tiền. Trong đó công cụ về lãi suất được các Ngân hàng lựa chọn, áp dụng linh hoạt để cạnh tranh thu hút vốn. ABBANK - Long Xuyên cũng nằm trong vòng cạnh tranh đó, vì quy mô hoạt động còn nhỏ để thu hút vốn và níu kéo khách hàng không bị dịch chuyển sang các Ngân hàng khác nên lãi suất huy

động của Ngân hàng cũng tăng theo. Ngân hàng đã thu hút được một lượng vốn lớn nhưng với lãi suất rất cao nên chi phí chi trả lãi huy động tăng nhanh.

Đồng thời, tình hình kinh tế trong khu vực đang tăng trưởng đòi hỏi mạng lưới hoạt động của Ngân hàng cũng phải mở rộng để đáp ứng kịp nhu cầu, chất lượng dịch vụ

cao và hiện đại, do đó chi phí quản lý, chi phí công vụ,… đều tăng làm tăng khoản mục chi phí của Ngân hàng. Đến 6 tháng cuối năm 2008 tổng chi phí là 6.570 triệu đồng tăng 75,8% so với 6 tháng đầu năm. Tốc độ tăng của khoản mục chi phí có xu hướng giảm do công tác huy động vốn của Ngân hàng ngày càng được chú trọng và nâng cao, công tác quản lý chí phí ngày càng được cải thiện, tranh thủđược nguồn vốn huy động tại địa bàn, giảm sử dụng vốn từ hội sở. Bên cạnh đó, tình hình lãi suất dần ổn định, kích thích tiêu dùng, tại trợ các hoạt động của doanh nghiệp. Vì thế, lãi suất huy động giảm, chi phí huy

động vốn được kiềm chế và quản lý tốt hơn.

Khoản mục chi phí của Ngân hàng gồm hai khoản mục chính là chi phí từ lãi huy động và chi phí ngoài lãi:

a. Chi phí từ lãi vay

Chi phí lãi suất của ABBANK - Long Xuyên bao gồm chi phí trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay từ hội sở,… Trong đó chi phí trả lãi tiền vay chiếm tỷ trọng rất lớn. Chi phí lãi huy động tăng qua các thời kỳ phân tích, 6 tháng cuối năm 2007 là 925 triệu

đồng sang 6 tháng đầu năm 2008 là 3.006 triệu đồng tăng 225% so với kỳ trước. Do biến động của giá cả thị trường vàng, ngoại tệ cùng các chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ trong 6 tháng đầu năm 2008 dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực huy động vốn giữa các Ngân hàng làm ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của Ngân hàng. Ngân hàng muốn huy động được vốn phải hấp dẫn được khách hàng đem lại lợi nhuận cao nhất cho khách hàng, lãi suất được các Ngân hàng chú ý tác động nhiều vì nó là yếu tố trực tiếp đem lại lợi nhuận cho khách hàng cũng chính vì vậy lãi suất chi trả lãi huy động tăng rất nhiều. Bên cạnh đó, Ngân hàng vẫn phải vay thêm vốn từ hội sở vì tình hình lãi suất không ổn định gây tâm lý không an toàn cho khách hàng và đến một lúc nào đó khách hàng không còn tin tưởng vào Ngân hàng và ồạt rút tiền, nếu Ngân hàng không đảm bảo tính thanh khoản sẽảnh hưởng đến khả năng tiếp tục hoạt động của Ngân hàng và của cả hệ thống Ngân hàng. Chính vì những lý do trên

đã làm cho chi phí chi trả lãi huy động tăng rất cao.

Khi các Ngân hàng đã đảm bảo được khả năng thanh khoản, lạm pháp cũng

được hạn chế. Đã đến lúc hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cần được kích thích trở lại nên chính phủ quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, kích thích sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tài trợ tín dụng cho khách hàng, ABBANK – Long Xuyên bắt đầu hạ lãi suất huy động và tín dụng trong những tháng cuối năm 2008,

chia sẽ phần nào áp lực chi phí đầu vào cho doanh nghiệp. Vì thế, tốc độ tăng chi phí từ lãi huy động của Ngân hàng giảm. Chi phí lãi huy động trong 6 tháng cuối năm chỉ

tăng 62,7% so với 6 tháng đầu năm. Có được kết quả như thế là do tình hình giảm dần của lãi suất, hoạt động tín dụng Ngân hàng được kích thích trở lại nguồn vốn huy động trong 6 tháng đầu năm đã đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của Ngân hàng, Ngân hàng đã

đưa ra nhiều giải pháp khắc phục dần tình trạng cạnh tranh lãi suất giữa các Ngân hàng trên địa bàn làm tăng nguồn vốn huy động của Ngân hàng góp phần làm giảm lãi suất

đầu vào, làm giảm chi phí lãi vay cho ngân hàn nên giảm tốc độ tăng của chi phí lãi suất.

b. Chi phí ngoài lãi

Chi phí ngoài lãi bao gồm các chi phí về dịch vụ, chi phí nhân viên, chi phí quản lí, chi phí dự phòng, ….Chi phí ngoài lãi suất tăng qua các kỳ cụ thể 6 tháng đầu năm 2008 là 731 triệu đồng tăng 87,4% so với 6 tháng cuối năm 2007, sang 6 tháng cuối năm 2008 tăng lên 1.195 triệu đồng tăng 63,5% so với 6 tháng đầu năm. Chi phí ngoài lãi suất đều tăng qua các thời kỳ phân tích kỳ sau tăng hơn kỳ trước do:

- Hoạt động của Ngân hàng mới đi vào thị trường nên thị phần hoạt động thanh toán còn hạn hẹp, khách hàng ít. Để mở rộng thị phần hoạt động thanh toán, Ngân hàng cần phải nâng cao công nghệ thanh toán, tạo lập mối quan hệ với khách hàng. Để thực hiện những công việc đó đòi hỏi Ngân hàng phải bỏ ra một khoản chi phí vì vậy mà làm cho chi phí ngoài lãi tăng lên để tạo điều kiện cho công tác phát triển dịch vụ thanh toán.

- Trong khoản mục chi phí ngoài lãi suất thì chi phí tiền lương chiếm một tỷ trọng khá lớn. Tiền lương, tiền thưởng là động lực thúc đẩy năng lực làm việc của cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng. Khoản mục tiền lương tăng do chỉ số giá cả tăng, thêm vào đó là mức lương tối thiểu cũng tăng lên để đảm bảo nhu cầu cuộc sống cho nhân viên vì vậy mà chi phí tiền lương của Ngân hàng tăng làm tăng chi phí ngoài lãi suất.

- Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng còn hạn chế để có thể phát triển và mở rộng quy mô hoạt động nên chi phí quản lí và chi phí công vụ của Ngân hàng tăng qua các kỳ để góp phần làm tăng chất lượng công tác quản lý của Ngân hàng nói riêng và tăng hiệu quả hoạt động của Ngân hàng nói chung.

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy tăng trưởng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình Long Xuyên (Trang 28 - 30)