Hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần cũng như các doanh nghiệp khác, mục tiêu chủ yếu trong kinh doanh là nhằm sinh lợi từ hoạt động kinh doanh của mình, vì thế lợi nhuận đem về là mục tiêu hàng đầu để Ngân hàng hướng đến. Lợi nhuận
được thể hiện qua hai yếu tố chính là chi phí và doanh thu (thu nhập). Để đạt được mục tiêu lợi nhuận Ngân hàng phải có biện pháp, chính sách phù hợp cân đối giữa thu và chi (tăng doanh thu và giảm chi phí). Để tăng doanh thu Ngân hàng cần phân tích những mặt cấu thành nên nguồn thu qua các thời kỳ phân tích để có chiến lược phù hợp nhằm phát huy và duy trì những yếu tố thuận lợi, cũng nhưđề ra những chính sách nhằm cải thiện lại những yếu tố còn hạn chế đem về lợi nhuận cao nhất cho Ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng doanh thu được thể hiện qua biểu đồ sau:
So sánh kỳ sau với kỳ trước Chỉ tiêu 6 tháng cunăm 2007 ối 6 tháng năm 2008 đầu 6 tháng cunăm 2008 ối Số tiền Số tiền Doanh thu 2.162 4.570 8.176 2.408 3.606 - Thu từ lãi tín dụng 2.101 4.447 8.004 2.346 3.557
- Thu phi lãi 61 124 172 63 48
Chi phí 1.315 3.737 6.570 2422 2.833
- Chi phí lãi huy động 925 3.006 5.374 2.081 3.369
- Chi phí điều hành 390 731 1.195 341 464
Hình 3: Biểu đồ thể hiện tình hình doanh thu 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000 9.000 6 tháng cuối năm2007 6 tháng đầu năm 2008 6 tháng cuối năm 2008 TKPT Triệu đồng
Doanh thu thu nhập từ lãi thu nhập phi lãi
Qua biểu đồ phân tích cho thấy doanh thu của Ngân hàng tăng nhanh qua các thời kỳ phân tích. Tốc độ tăng trưởng cao cụ thể 6 tháng đầu đi vào hoạt động tổng doanh thu của Ngân hàng đạt 2.162 triệu đồng sang 6 tháng đầu năm 2008 tăng lên 4.570 triệu
đồng tăng 111,4% so với 6 tháng cuối năm 2007. Đến 6 tháng cuối năm 2008 tổng thu nhập đạt 8.176 triệu đồng tăng 78,9% so với 6 tháng đầu năm 2008.
Tổng doanh thu của Ngân hàng tăng trưởng liên tục qua các kỳ thể hiện rõ sự
phát triển của Ngân hàng trong việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, mở rộng hoạt động huy động, nâng cao hoạt động tín dụng của Ngân hàng cả về quy mô và chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Cho thấy được sự thích nghi của Ngân hàng với điều kiện khó khăn, tạo dựng lòng tin cho khách hàng, hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Trong khoản mục thu nhập của Ngân hàng gồm có hai khoản mục chính đó là thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi.
a. Phân tích khoản mục thu nhập từ lãi
Đây là khoản mục thu nhập từ lãi suất thông qua các hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Khoản mục thu nhập từ lãi của Ngân hàng tăng qua các thời kỳ phân tích và chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thu nhập trung bình trên 95%. Trong 6 tháng đầu năm 2008 thu nhập từ lãi đạt 4.447 triệu đồng tăng 111,7% so với 6 tháng đầu đi vào hoạt động. Nguyên nhân là do dư nợ tăng trưởng tốt, không phát sinh nợ quá hạn trong 6 tháng cuối năm 2007, vì thế nguồn thu nhập từ lãi tăng lên.
Sang 6 tháng cuối năm 2008, thu nhập từ lãi đạt 8.004 triệu đồng tăng 80% so với 6 tháng đầu năm 2008. Tốc độ tăng thu nhập từ lãi giảm là do tình hình khách quan về thanh khoản của cả hệ thống các Ngân hàng thương mại và ABBANK - Long Xuyên cũng vậy đểđảm bảo an toàn Ngân hàng hạn chế tăng trưởng tín dụng. Ấn định
lãi suất linh hoạt tùy theo từng đối tượng khách hàng trên cơ sở xem xét tính khả thi của dự án, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như mức độ quan hệ
giữa khách hàng với ngân hàng để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất nên thu nhập từ
lãi giảm.
b. Phân tích khoản mục thu nhập ngoài lãi
Thu nhập ngoài lãi bao gồm các khoản thu từ dịch vụ thanh toán, dịch vụ
ngoại hối, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ ngân quỹ, thu nợđã xử lý rủi ro,…
Thu nhập ngoài lãi của Ngân hàng đều tăng qua các thời kỳ phân tích
đặc biệt là 6 tháng đầu năm 2008 thu nhập ngoài lãi đạt 124 triệu đồng tăng 98,4% so với 6 tháng cuối năm 2007 do hoạt động thanh toán của Ngân hàng đang phát triển, công nghệ thanh toán hiện đại góp phần củng cố mối quan hệ thanh toán giữa Ngân hàng với khách hàng ngày càng được mở rộng làm tăng thu nhập ngoài lãi cho Ngân hàng. Tuy chênh lệch thu nhập ngoài lãi chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng thu nhập của Ngân hàng (thấp hơn 5%) nhưng nó cũng góp phần đánh giá được năng lực cạnh tranh của Ngân hàng. Bởi vì trong điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay thì chất lượng dịch vụ tốt, công nghệ thông tin ngày càng hiện đại thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng, góp phần quảng bá thương hiệu và mở rộng hoạt động cho Ngân hàng.