Hoạt động huy động vốn tại ABBANK Long Xuyên

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy tăng trưởng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình Long Xuyên (Trang 32)

™ Tình hình nguồn vốn

Nguồn vốn của Ngân hàng thể hiện thực lực và hiệu quả hoạt động của mỗi Ngân hàng. Nguồn vốn của Ngân hàng gồm ba nguồn chính đó là nguồn vốn chủ

sở hữu, nguồn vốn điều hòa (vay từ hội sở) và nguồn vốn huy động. Nguồn vốn của Ngân hàng tăng qua các thời kỳ phân tích thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế toán ABBANK- Long Xuyên)

Những biến động của kinh tế kéo theo sự biến động của thị trường tài chính gây khó khăn cho hoạt động của Ngân hàng làm cho việc cạnh tranh giữa các Ngân hàng vốn đã gay gắt lại càng khốc liệt hơn. Để có thểđứng vững mỗi Ngân hàng phải có chính sách riêng, quản lý vốn và sử dụng vốn ở Ngân hàng là vấn đề phức tạp và cần thiết để hoạt động của Ngân hàng được tiếp tục và phát triển. Và đây cũng là giai

đoạn đầy thách thức để thể hiện bản lĩnh của mỗi Ngân hàng. Bên cạnh những khó khăn rủi ro trước mắt là cơ hội của Ngân hàng thể hiện năng lực thích ứng, xoay chuyển khó khăn của mình.

Trước những khó khăn mà hệ thống Ngân hàng phải đối mặt đã làm cho ABBANK - Long Xuyên vốn non trẻ đã từng bước đúc kết được những kinh nghiệm

để phát triển. Qua phân tích nguồn vốn trong 3 giai đoạn 6 tháng cuối năm 2007, 6 tháng đầu năm 2008 và 6 tháng cuối năm 2008 cho thấy được tình hình hoạt động của Ngân hàng. Chỉ tiêu 6 tháng cuối năm 2007 6 tháng đầu năm 2008 6 tháng cuối năm 2008 Vốn chủ sở hữu 847 2,5% 833 1,74% 1.606 3,0% Vốn điều hòa 16.594 49,3% 10.900 33,15% 12.421 23,5% Vốn huy động 16.201 48,2% 31.237 65,12% 38.911 73,5% Tổng nguồn vốn 33.642 100% 42.970 100% 52.938 100%

Hình 6: Cơ cấu nguồn vốn của ABBANK - Long Xuyên

Nguồn vốn của Ngân hàng tăng nhanh qua các giai đoạn: Trong 6 tháng cuối năm 2007 đạt được 33.642 triệu đồng và trong 6 tháng tiếp theo tăng thêm 9.328 triệu đồng đạt 42.970 triệu đồng (tăng 27,7%) so với 6 tháng cuối năm 2007. Đến 6 tháng cuối năm 2008 nguồn vốn này tiếp tục tăng thêm 9.968 triệu đồng đạt 52.938 triệu đồng (tăng gần 23,2%) so với 6 tháng đầu năm 2008. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không ổn định, tăng nhanh trong 6 tháng đầu năm 2008 do ảnh hưởng tăng của lãi suất nên nguồn VHĐ tăng nhanh và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn có xu hướng giảm và dần ổn định trong 6 tháng cuối năm. Khi tình hình lãi suất tương đối ổn định, nguồn vốn của Ngân hàng trong giai đoạn này tăng chậm so với 6 tháng đầu năm. Do nhu cầu thanh khoản được đảm bảo và nguồn VHĐ đã thỏa mãn cho nhu cầu sử dụng vốn, kích thích cho vay trong những tháng cuối năm. Điều này cho thấy năng lưc của Ngân hàng đã có thể vươt qua khó khăn, thách thức mới, đương đầu với các Ngân hàng lớn trong khu vực và tiếp tục phát triển trong tình hình mới. Hoạt động của Ngân hàng có hiệu quả nguồn vốn phát triển qua các thời kỳ.

™ Vốn chủ sỡ hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu của Ngân hàng chiếm một lượng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, tuy nhiên nó rất quan trọng vì nó cho thấy thực lực, quy mô của Ngân hàng, và là cơ sởđể thu hút các nguồn vốn khác, là vốn khởi đầu tạo uy tín cho Ngân hàng đối với khách hàng. Là điểm xuất phát để tổ chức hoạt động Ngân hàng, đồng thời là yếu tố tài chính quan trọng trong việc đảm bảo các khoản nợ đối với khách hàng. Vì mới thành lập nên được sự hỗ trợ rất nhiều từ hội sở về tài sản và các nguồn vốn chủ yếu ban đầu để Ngân hàng đi vào hoạt động và nguồn vốn này dần được bổ

sung từ lợi nhuận để lại của Ngân hàng, nguồn vốn này cũng tăng qua các thời kỳ

phân tích cho thấy hoạt động của Ngân hàng có hiệu quả. Vốn chủ sở hữu cuối năm 2007 là 847 triệu đồng chiếm 2,5% tổng nguồn vốn. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tương đối tốt đã thu được lợi nhuận, là bước khởi đầu tạo động lực cho Ngân

2,5% 48,2% 49,3% 1,74% 33,2% 65,12% 3,0% 23,5% 73,5% đầu năm 2008 ối năm 2008 Vốn chủ sở hữu Vốn điều hòa Vốn huy động 6 tháng cuối năm 2007 6 tháng 6 tháng cu

hàng từng bước phát triển, tiếp cận thị trường tài chính đầy cạnh tranh, tiếp sức cho Ngân hàng đểđương đầu cùng các Ngân hàng lớn khác trong địa bàn.

Hình 7: Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn năm 2007 – 2008 - 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 6 tháng cuối năm 2007 6 tháng đầu năm 2008 6 tháng cuối năm 2008 TKPT Triệu đồng Vốn chủ sở hữu Vốn điều hòa Vốn huy động Tổng

Tuy nhiên, bước khởi đầu của Ngân hàng lại phải đối mặt trước những khó khăn mới, thách thức mới, khi tình hình tài chính sang năm 2008 thay đổi liên tục. Chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm của NHNN gắn liền với sự căng thẳng về thanh khoản của các Ngân hàng thương mại. Lãi suất huy động VND có kỳ biến động mạnh nhất từ trước tới nay. Cuộc chạy đua bùng phát trong 6 tháng đầu năm 2008 và tạo những đỉnh điểm nóng sốt trong tháng 6. Gây khó khăn rất lớn cho Ngân hàng mới thành lập và đi vào hoạt động, mọi hoạt động điều hạn chế, nguồn vốn tự có không cao sự tín nhiệm của khách hàng vào uy tín của Ngân hàng chưa có, cũng như chưa có kinh nghiệm trên thị trường. Với cuộc khủng hoảng chạy đua giữa các Ngân hàng, để cân

đối được thu chi tạo lợi nhuận cho Ngân hàng là vấn đề khó khăn, nhiều Ngân hàng đã không thu được lợi nhuận trong giai đoạn này thậm chí còn lỗ. Lợi nhuận của ABBANK - Long Xuyên trong giai đoạn này tuy không cao và giảm 14 triêu đồng so với 6 tháng cuối năm 2007, những Ngân hàng cũng đã có những nổ lực đáng kể, duy trì hoạt động, tăng cường, cải thiện và mở rộng hoạt động dịch vụ bổ sung vào nguồn thu nhập cho Ngân hàng.

Nguồn vốn chủ sở hữu giảm là do lãi suất 6 tháng đầu năm 2008 tăng cao

để đảm bảo tính thanh khoản và để duy trì lượng khách hàng cũ. Để tránh tình trạng khách hàng rút tiền ra gửi tiền ở các nhà băng khác nên các Ngân hàng phải tìm cách níu kéo khách hàng bằng cách đưa ra mức lãi suất thỏa thuận mới cạnh tranh hơn, lãi suất huy động của các Ngân hàng trong giai đọan này biến động tăng liên tục theo từng ngày. Làm mất cân đối giữa huy động và cho vay làm cho thu nhập giảm xuống trong khi chi phí tăng cao do chi trả lãi huy động tăng quá cao. ABBANK - Long Xuyên cũng chịu ảnh hưởng của tình hình chung. Chính vì vậy, lợi nhuận của Ngân hàng giảm xuống đến mức rất thấp, lợi nhuận giảm làm cho nguồn vốn chủ sở hữu cũng giảm theo.

Ngược lại, trong những tháng cuối năm 2008, cùng với cơ chế cho vay mới, sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước với nguồn vốn khả dụng của hệ thống tăng mạnh lên, lãi suất trên thị trường bắt đầu có đợt thoái trào. Đặc biệt từ tháng 9 đến cuối năm, gắn với những điều chỉnh các lãi suất chủ chốt của NHNN, cả lãi suất huy động và cho vay dồn dập giảm và khi đó các Ngân hàng đã chủđộng, cân đối được nguồn vốn và sử

dụng vốn của mình. Việc giảm lãi suất để gián tiếp giảm lãi suất cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn là cần thiết. Hoạt động cho vay được kích thích nhưng chưa ổn

định và tình hình lãi suất biến động giảm cũng nhanh chóng. Tình hình lãi suất dần ổn

định vào những tháng cuối năm 2008, hoạt động của Ngân hàng bất đầu ổn định trở lại và phát triển, lợi nhuận thu được 1.606 triệu đồng cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được khôi phục và phát triển trở lại. Ngân hàng đã nổ lực hết mình vượt qua giai đoạn khó khăn, thể hiện được năng lực, năng cao uy tín và sự tín nhiệm cho khách hàng. Lợi nhuận tăng thêm 773 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm kéo theo nguồn vốn chủ sở hữu tăng chiếm 3% tổng nguồn vốn, nguồn vốn chủ sở hữu tích lũy

đến cuối năm 2008 là 3.286 triệu đồng. ™ Vốn điều hòa

Tuy mới đi vào hoạt động nhưng Ngân hàng đã tạo được vị thế của mình trên địa bàn, ngày càng có nhiều khách hàng quan tâm và tin tưởng vào Ngân hàng, các chính sách, thủ tục đơn giản tiết kiệm thời gian cho khách hàng, cùng phong cách phục vụ tận tình, với năng lực nghiệp vụ của nhân viên Ngân hàng đã thu hút được một lượng lớn khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp. Hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng có hiệu quả khách hàng lựa chọn ABBANK - Long Xuyên để hợp tác, xin vay vốn ngày càng nhiều vì thế hoạt động huy động vốn của Ngân hàng không đáng ứng đủ

nhu cầu vay vốn của khách hàng vì thế Ngân hàng cần sự hổ trợ rất lớn từ hội sở. Vốn

điều hòa từ hội sở giảm dần do hoạt động huy động vốn của Ngân hàng ngày càng

được mở rộng và có hiệu quả, Ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn này để bổ sung nguồn vốn cho vay. Năm 2007 nhu cầu vốn điều hòa từ hội sở là 16.594 triệu đồng chiếm 49,3 % tổng nguồn vốn.

Trong năm 2008 tình hình lãi suất biến động phức tạp, 6 tháng đầu năm lãi suất tăng nhanh các Ngân hàng tranh thủđể thu hút vốn bổ sung vào nguồn vốn tránh tình trạng mất thanh khoản khi khách hàng rút tiền ồạt Ngân hàng đã tăng dự trữ lượng tiền mặt. Bên cạnh đó lãi suất tăng mặc dù có nhu cầu nhưng khách hàng đã hạn chế, suy xét rất nhiều khi sử dụng nguồn vốn này. Vì thế, hoạt động tín dụng chậm lại gần nhưđóng băng trong một thời gian dài nên nhu cầu về vốn từ hội sởđáp ứng cho hoạt

động tín dụng giảm và tỷ lệ này giảm còn 33,15% so với tổng nguồn vốn.

Và đến 6 tháng cuối năm 2008 tỷ lệ vốn điều hòa giảm còn 23,5% so với tổng nguồn vốn. Do thời kỳđầu lãi suất huy động tăng trong thời gian dài, Ngân hàng

đã thu hút được một lượng vốn dồi dào, đáp ứng đủ việc thiếu hụt vốn hiện nay của nền kinh tế và cho vay ra bên ngoài nên nhu cầu vốn từ hội sở giảm.

Bên cạnh sự giúp đỡ chủ yếu từ hội sở về nguồn vốn Ngân hàng cần quan tâm đến nguồn VHĐ, đưa ra nhiều chính sách, chương trình khuyến mãi mới, hấp dẫn khách hàng với nhiều sản phẩm đa dạng thu hút khách hàng mới, và duy trì sư tín nhiệm hợp tác lâu dài với khách hàng cũ làm cho hoạt động huy động vốn ngày càng mở rộng. Tranh thủ nguồn VHĐ tại chỗ của Ngân hàng để có thể chủđộng hơn trong nguồn vốn và hoạt động kinh doanh, sử dụng vốn của Ngân hàng được linh hoạt hơn và ngày càng mở rộng phát triển tạo vị thế cho Ngân hàng trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt, vững bước đón nhận những thách thức mới để ngày một phát triển bền vững.

™ Vốn huy động

Huy động vốn là nghiệp vụ khởi đầu tạo điều kiện cho sự hoạt động của Ngân hàng. Khi mà nên kinh tế nước ta đang mở rộng phát triển ngày càng có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất hiện. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính, có nhiều lợi tức hấp dẫn và thanh khoản cao khi sử dụng nguồn vốn huy

động làm cho sản phẩm huy động trở nên đa dạng chính vì thế việc tiềm kiếm nguồn vốn hoạt động của NHTM trở nên cạnh tranh khốc liệt, cạnh tranh với các Ngân hàng cùng ngành, các tổ chức tài chính khác, cùng bất cứ tổ chức khác muốn thu hút một khối lượng vốn nào đó từ thị trường. Vấn đềđặt ra là làm sao Ngân hàng có thể tiềm kiếm đủ nguồn vốn cho đầu tư giữa môi trường cạnh tranh đầy kịch tính.

Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ

nền kinh tế, điều này cũng cho thấy sự khác nhau giữa ngành kinh doanh tiền tệ với các ngành kinh doanh khác. Vì vậy việc nghiên cứu nguồn vốn huy động của Ngân hàng là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.

Vốn huy động của Ngân hàng thương mại là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt

động kinh doanh của Ngân hàng. ABBANK - Long Xuyên thành lập gần 2 năm nên nguồn vốn hoạt động còn phụ thuộc nhiều từ hội sở Ngân hàng chưa chủ động được nguồn vốn. Ngân hàng đã từng bước phát triển và dần thoát khỏi sự bịđộng về nguồn vốn.

ABBANK - Long Xuyên khi đi vào hoạt động đã có những bước phát triển, tạo sự hài lòng của khách hàng, và dần tích lũy uy tín để lại sự thỏa mãn và an toàn cho khách hàng. Ngân hàng đã thực hiện được phương châm thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Tuy nhiên, dưới sức ép của chính phủ, của dư luận, các ngân hàng đã tác động đến công cụ lãi suất làm cho lãi suất thay đổi liên tục, khách hàng không còn tin tưởng vào Ngân hàng khi lãi suất cứ tăng lên nhanh chóng, lãi suất tăng có bù đắp được lạm phát và rủi ro cho khách hàng khi đầu tư vào Ngân hàng. Bên cạnh các chính sách sử dụng vốn cho vay ra bên ngoài rất hạn chế chỉ cho vay đối với các doanh nghiệp có hợp đồng lâu dài với Ngân hàng và vấn đề này ít nhiều gì cũng đã tác

động đến khách hàng khi không được đáp ứng nhu cầu và như thế khó có thể thu hút, hợp tác với khách hàng về sau.

Khi mới đi vào hoạt động Ngân hàng đã nhanh chóng thu hút được nguồn vốn từ bên ngoài. Ngân hàng đã có những cố gắng đáng kể trong việc tìm kiếm khách hàng, sử dụng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn cùng với việc quảng bá thương hiệu, đào tạo nhân viên giao dịch với khách hàng thể hiện năng lực nghiệp vụ, năng

động, nhiệt tình, sử dụng các chương trình quản lý trên hệ thống phần mềm máy tính, tạo cho khách hàng cảm giác thỏa mái, nhanh chóng và an toàn. Với những phấn đấu trong các giai đoạn qua Ngân hàng đã có những thành tựu bước đầu chỉ trong 6 tháng

đầu hoạt động Ngân hàng đã thu hút được 16.201 triệu đồng chiếm 48,2% tổng nguồn vốn đó là con số khả quan là một khởi đầu tạo thêm sức lực để Ngân hàng tiếp tục phát triển.Nguồn VHĐ tiếp tục tăng nhanh qua các thời kỳ. Trong nữa năm đầu 2008 Ngân hàng huy động được 31.237 triệu động chiếm 65,13% tổng nguồn vốn và tăng 1,93 lần so với 6 thánh cuối năm 2007. Cho thấy Ngân hàng đã thu hút được khách hàng mới và tạo dựng được uy tín, niềm tin giữ chân khách hàng, là nơi an toàn để gởi tiền và thu lợi cho khách hàng.

Lãi suất tăng cao, cùng với tình hình chứng khoán trong giai đoạn này không khả quan rủi ro cao, lúc này Ngân hàng là nơi an toàn đầu tư để thu lợi nhuận

cao vì thế đã tạo cơ hội cho Ngân hàng thu hút được phần lớn nguồn vốn từ công chúng. Tuy nhiên, lãi suất biến động liên tục ảnh hướng đến tâm lý khách hàng, lợi nhuận cao rủi ro cao, lãi suất huy động của Ngân hàng nào càng cao cho thấy năng lực tài chính của Ngân hàng đó đang găp khó khăn và bị mất thanh khoản. Một số Ngân hàng tạm ngưng cho vay một số loại hình vay và tạm ngưng giải ngân. Đây là biện pháp cơ bản nhằm đề phòng khách hàng bất ngờ rút tiền, dẫn đến tình trạng Ngân hàng không cân đối được nguồn vốn, kiểm soát lượng tiền gửi vào và rút ra. Để hạn chế rủi ro, lãi suất ABBANK tăng nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn nên lãi suất không cao hơn so với các Ngân hàng khác trong khu vực và vì thế không thu hút được nguồn vốn tối

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy tăng trưởng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình Long Xuyên (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)