Phân tích tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy tăng trưởng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình Long Xuyên (Trang 37 - 49)

Ngân hàng muốn hoạt động cần có vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên số vốn chủ sở

hữu chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với số vốn mà Ngân hàng cho vay. Vốn chủ sở hữu của Ngân hàng thường chỉ để mua sắm, trang bị cơ sở hạ tầng cho Ngân hàng. Vì thếđể đáp

ứng nhu cầu cho vay Ngân hàng thường sử dụng nguồn vốn huy động từ tiền gởi khách hàng. Do đó huy động vốn là hoạt động chủ yếu và thường xuyên của NHTM, và là mối quan tâm chính của các Ngân hàng.

Hoạt động của Ngân hàng đóng vai trò vừa là người “cung cấp” đồng vốn,

đồng thời cũng là người “tiêu thụ” đồng vốn của khách hàng. Tất cả các hoạt động này thông qua một số công cụ và nghiệp vụ Ngân hàng. Trên thực tế các nghiệp vụ huy động của Ngân hàng ít bị xáo trộn một cách đột ngột. Các hoạt động đó thường là phát triển nhanh hoặc chậm, mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi. Nhưng trong tình hình kinh tế bình thường, cùng một lúc sẽ không có việc khách hàng rút tiền ra hay gởi tiền vào một lượng quá lớn. Chính vì đặc điểm này mà vốn từ huy động là nguồn ổn định thích hợp cho việc kinh doanh cho vay ra bên ngoài và là điều kiện cho Ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Vấn đề đặt ra là làm sao để thu hút được nguồn vốn này để đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong lúc thị trường đang cạnh tranh khốc liệt giữa các Ngân hàng ngày càng mạnh mẽ

hơn. Xã hội ngày càng phát triển rất nhanh, càng có nhiều sản phẩm huy động vốn phong phú hấp dẫn khách hàng. Để có thểđứng vững và phát triển Ngân hàng luôn phải đổi mới và đa dạng hóa các loại sản phẩm huy động thu hút được nguồn vốn từ khách hàng doanh nghiệp và cá nhân đem nguồn vốn này kinh doanh thu lợi nhuận cho Ngân hàng.

Tầm quan trọng của nguồn vốn huy động đã buộc Ngân hàng phải có những biện pháp nổ lực, nắm bắt kịp thời những cơ hội, tích cực hơn trong việc huy động tạo ra nguồn vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Với những cố gắng trong gần 2 năm ABBANK - Long Xuyên đã hoàn thành được kế hoạch của mình và từng bước phát triển hơn trong công tác huy động vốn của Ngân hàng.

Bảng 3: Huy động vốn tại ABBANK - Long Xuyên năm 2007 - 2008

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng cuối năm 2007 6 tháng đầu năm 2008 6 tháng cuối năm 2008 1. Tiền gửi thanh toán 13.544 83,6% 17.200 55,1% 26.938 69,2% 2. Tiền gửi tiết kiệm a. Có kỳ hạn b. Không kỳ hạn 2.657 2.523 134 16,4% 15,6% 0,8% 14.037 13.066 971 44,9% 41,8% 3,1% 11.973 10.593 1.380 30,8% 27,2% 3,6% Tổng 16.201 100% 31.237 100% 38.911 100%

(Nguồn: Phòng kế toán ABBANK- Long Xuyên)

Từ bảng số liệu cho thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng qua các thời kỳ phân tích. Nguồn VHĐđược trong 6 tháng cuối năm 2007 là 16.201 triệu đồng và tăng thêm 92,8% vào 6 tháng đầu năm 2008 đạt được 31.237 triệu đồng, và đến 6 tháng cuối năm 2008 nguồn vốn này đạt 38.911 triệu đồng tăng 24,6% so với 6 tháng đầu năm 2008.

Tốc độ huy đông vốn của Ngân hàng tăng trưởng mạnh là do ảnh hưởng của tình hình biến động chung của thị trường tài chính. Xét về tổng thể hoạt động huy động vốn của Ngân hàng chưa được đẩy mạnh, các chiến lược của Ngân hàng đưa ra chưa được sự ủng hộ nhiều từ phía công chúng, nhất là trong thời kỳ kinh tế biến động, lãi suất huy

động biến đổi liên tục, khách hàng chưa có lòng tin với các Ngân hàng mới. Gây khó khăn cho công tác huy động vốn của Ngân hàng. Lãi suất tăng nhưng Ngân hàng vẫn không thu hút được tối đa nguồn vốn từ trong dân. Phần lớn nguồn vốn là tiền gửi thanh toán mà

lượng tiền này không ổn định, nó được giữ trong kho để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh toán cho khách hàng nên việc sử dùng nguồn vốn này tài trợ cho vay ra bên ngoài rất hạn chế, được cân nhắc, xem xét cẩn thận trước khi đưa vào sử dụng. Các chiến lược tạo dựng vị thế, thương hiệu của Ngân hàng trên địa bàn chưa được củng cố, thói quen của khách hàng thích cất giữ tiền ở trong nhà, khách hàng thường tìm đến giao dịch ở các Ngân hàng lớn, hoạt động lâu năm, có quy mô hoạt động rộng rãi. Đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng.

Tình hình tài chính biến động nhanh trong 2 năm (2007 và 2008) thể hiện rõ nhất là sự biến động liên tục của lãi suất, tăng giảm nhanh chóng và đột ngột đã tác động mạnh mẽđến hoạt động của Ngân hàng cả 2 mặt huy động vốn và sử dụng vốn. Trước tình hình hiện tại Ngân hàng đã tranh thu thời cơ thu hút nguồn vốn từ trong dân. Ngân hàng

đã nghiên cứu, khảo sát và đưa ra nhiều sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, do mới bước vào hoạt động nên các sản phẩm mới của Ngân hàng đưa vào áp dụng chưa thu hút được nhiều khách hàng, nguồn vốn huy động chủ yếu từ tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm. Vì thế, Ngân hàng cần có những chính sách phù hợp hơn, hướng dẫn khách hàng, giới thiệu những lợi ích cho khách hàng khi lựa chọn các sản phẩm tiền gửi, để thu hút tốt hơn lượng tiền từ công chúng.

Tỷ lệ từng loại tiền gửi trong cơ cấu nguồn vốn chưa cân đối có sự chênh lệch quá xa giữa tiền gửi thanh toán với tiền gửi tiết kiệm. Lượng tiền gửi tiết kiệm chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp so với tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, ABBANK - Long Xuyên đã đưa ra nhiều chính sách đa dạng với nhiều khuyến mãi hấp dẫn, chính sách ưu đãi cho đối tượng gửi tiết kiệm kỳ hạn dài, tích cực trong công tác huy động tạo nên nguồn vốn dồi dào đáp

ứng nhu cầu sử dụng vốn kinh doanh của Ngân hàng, và dần chủ động trong nguồn vốn thoát khỏi sự bịđộng trông chờ vào sựđiều chuyển vốn từ hội sở.

Hình 8: Cơ cấu vốn huy động của ABBANK - Long Xuyên 2007 - 2008

0,8% 83,6% 15,6% 3,1% 41,8% 55,1% 3,6% 27,2% 69,2% 6 tháng cuối năm 2007 6 tháng đầu năm 2008 6 tháng cuối năm 2008

™ Tiền gởi thanh toán

Tiền gởi thanh toán (TGTT) không ổn định, phần lớn lượng tiền này không

được sử dụng để cho vay ra bên ngoài và nó được giữ lại trong Ngân hàng để sẵn sàn

đáp ứng cho các nhu cầu thanh toán của khách hàng. Tuy nhiên, với lãi suất thấp, số

lượng khách hàng nhiều nên một phần nguồn vốn này vẫn có thể tài trợ cho các khoản vay ngắn hạn vì trong điều kiện bình thường ít có trường hợp khách hàng rút và gửi một lượng lớn tiền trong cùng một lúc. Ngoài ra, nguồn vốn này giữ vai trò rất quan trọng tạo mối quan hệ thường xuyên và rộng rãi với khách hàng, từ việc quản lý tốt nguồn vốn này đáp ứng sự thỏa mãn của khách hàng nó sẽ là cầu nối để khách hàng hợp tác lâu dài với Ngân hàng khi có nhu cầu vay vốn hay gửi tiền.

TGTT tăng nhanh qua các thời kỳ. Trong 6 tháng đầu mới đi vào hoạt động nguồn vốn này đạt 13.544 triệu đồng chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng nguồn VHĐ là 83,6%. Bên cạnh những đặc điểm mạnh vốn có từ hội sở về quy mô nguồn vốn, năng lực và uy tín, Ngân hàng cũng nghiên cứu, phát triển thêm các dịch vụ hỗ trợ khách hàng để thu hút nhiều hơn nguồn vốn này, mở rộng quy mô hoạt động, đưa tên tuổi ABBANK - Long Xuyên đến với mọi khách hàng trong địa bàn Long Xuyên và toàn tỉnh An Giang. Ngân hàng đã thỏa mãn được nhu cầu cho khách hàng khi đến giao dịch, tạo cảm giác an toàn trong phong cách phục vụ và năng lực chuyên môn nên ngày càng có nhiều khách hàng lựa chọn và tìm đến Ngân hàng để giao dịch. Đến nửa đầu năm 2008 TGTT đã đạt được 17.200 triệu đồng tăng 27% so với 6 tháng cuối năm 2007. Tuy nhiên, tỷ lệ này giảm so với tổng vốn huy động chỉ còn 55,1% do lãi suất tăng khách hàng đã chuyển sang hình thức gửi tiết kiệm để thu nhiều lợi nhuận. Và nguồn vốn này tiếp tục tăng nhanh trong 6 tháng cuối năm 2008 đạt 26.938 triệu đồng tăng 56,6% so với 6 tháng đầu năm, chiếm 69,2% trong tổng VHĐ. Do nhu cầu thanh toán của khách hàng tăng trong 6 tháng cuối năm 2008 cùng với tình hình lãi suất biến

động theo chiều hướng giảm dần nên khách hàng hạn chế trong gửi tiền tiết kiệm có kỳ

hạn, để có thể linh hoạt rút tiền đầu tư vào các nguồn khác thu lợi nhuận cao hơn khi lãi suất Ngân hàng xuống thấp. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được kích thích sản xuất trở lại nên nhu cầu thanh toán nhanh góp phần tăng tài khoản thanh toán. Qua số liệu phân tích cho thấy tiền gửi thanh toán biến động tăng giảm không ổn định. Do nhu cầu của khách hàng và tình hình kinh tế trong năm 2008, hoạt

động kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên nhu cầu về thanh toán cũng hạn chế không thường xuyên. Đa phần Ngân hàng tăng lãi suất là do nhu cầu thanh khoản và để giữ

chân khách hàng không di chuyển sang Ngân hàng khác. Vì thế, lãi suất của một Ngân hàng tăng lên thì các Ngân hàng khác cũng tăng theo, ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng, để kiếm lợi nhuận ở một Ngân hàng có lãi suất cao họđến Ngân hàng rút gửi tiền

ồn ạt nên tiền chạy từ Ngân hàng này sang Ngân hàng khác làm cho lượng tiền trong hệ thống Ngân hàng biến động mạnh gây khó khăn cho việc quản lý của Ngân hàng mà tổng lượng tiền của toàn hệ thống lại không tăng.

ƒ Ưu điểm của tiền gửi thanh toán

- Đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh chóng, an toàn và tiện lợi, khách hàng được chủ động không bị ràng buộc về kỳ hạn để rút vốn nên thu hút được một lượng vốn lớn từ trong dân.

- Nguồn vốn này có lãi suất rất thấp, mà trong điều kiện bình thường ít có trường hợp nhiều người gửi và rút một lượng tiền lớn trong cùng một lúc, nên

nguồn vốn này vẫn có thể sử dụng để bổ sung nguồn vốn cho vay ngắn hạn. Thu nhập từ nguồn vốn này cao do chi phí đầu vào thấp.

- Do tính đa dạng, linh động của tài khoản thanh toán nên Ngân hàng

được giao dịch với nhiều khách hàng tạo điều kiện để Ngân hàng phát triển mở rộng mối quan hệ lâu dài với khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới.

ƒ Hạn chế

- Do tính tăng giảm không ổn định khi khách hàng gửi và sử dụng để

thanh toán nên việc quản lý tài khoản này rất khó khăn phải theo dõi thường xuyên

điều chỉnh cho phù hợp và phải có mối quan hệ với các Ngân hàng khác cùng hệ thống và khác hệ thống.

- Việc sử dụng nguồn vốn này để cho vay cần phân tích rõ tình hình biến

động thị trường cũng như hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế, nhu cầu chi tiêu, thói quen của khách hàng. Và điều quan trọng là phải dự trữ một lượng lớn tiền để

tránh trường hợp mất thanh khoản khi khách hàng rút tiền ồạt, ảnh hưởng đến các hoạt

động khác của Ngân hàng. ™ Tiền gửi tiết kiệm

Năm 2007 là năm đầu Ngân hàng đi vào hoạt động chấp nhận đương đầu với những khó khăn mới, thánh thức mới và cũng là năm bắt đầu cho hoạt động huy

động vốn được sôi nổi, Ngân hàng đã thu hút được một lượng vốn đáng kể, tuy nhiên cơ cấu nguồn vốn huy động chưa cân đối, tiền gửi tiết kiệm chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp. Vì thế, kết quả từ nguồn vốn huy động trong năm 2008 chưa thể nói lên được hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng.

Để cải thiện tỷ lệ này cho phù hợp Ngân hàng cần cố gắng hơn nữa trong công tác thu hút vốn, tuyên truyền, quảng cáo, khuyến khích gửi tiền bằng nhiều hình thức: đưa ra nhiều đợt huy động vốn với nhiều kỳ hạn và lãi suất hấp dẫn. Các hình thức huy động tiết kiệm dự thưởng, khuyến mãi trong các ngày lễ, tết, kỷ niệm…. được tổ chức thường xuyên. Tặng quà, rút thăm may mắn khi đến gửi tiền, có chính sách ưu

đãi đối với khách hàng gửi tiền lâu năm khi có nhu cầu vay vốn được hỗ trợ lãi suất, thực hiện nghiệp vụ thanh toán nhanh chóng, chính xác, an toàn cho khách hàng. Mở

rộng các dịch vụ Ngân hàng góp phần thu hút khách hàng đến gửi tiền, thái độ phục vụ

của nhân viên cùng tin thần nghề nghiệp tạo cảm giác thân thiện, để giữa chân khách hàng. Thủ tục giấy tờ đơn giản đảm bảo an toàn khi khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng.

Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, đòi hỏi nhu cầu dịch vụ của khách hàng ngày càng đa dạng và phong phú. Để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao đó Ngân hàng thường xuyên nghiên cứu nhu cầu, tâm lý khách hàng đểđa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ, cải tiến quy trình thủ tục… góp phần thúc đẩy công tác huy động vốn của Ngân hàng phát triển. Đưa ra các hình thức quảng cáo, tuyên truyền sâu rộng vào đối tượng khách hàng tiềm năng vì vậy mối quan hệ của khách hàng với Ngân hàng ngày càng được củng cố và mở rộng hơn.

Và tình hình thu hút tiền gửi tiết kiệm của ABBANK – Long Xuyên có những chuyển biến tốt hơn trong nữa đầu năm 2008, nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tăng lên đáng kể từ 2.657 triệu đồng tăng lên 14.037 triệu đồng tăng 428% so với 6 tháng cuối năm 2007 chiếm gần 45% tổng vốn huy động. Tiền gửi tiết kiệm tăng

nhanh do các Ngân hàng đã “đồng lòng” điều chỉnh giảm lãi suất huy động ở kỳ hạn ngắn, được coi là kỳ hạn huy động vốn nhanh nhất trong bối cảnh các Ngân hàng vướng mắc về tính thanh khoản: “Trong thời kỳ lạm phát, việc nâng mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn ngắn lên cao so với thực tế, thậm chí một số Ngân hàng còn đẩy nó lên rất cao để thu hút người gửi tiền. Điều này đã đánh đúng tâm lý người dân, khi họ còn loay hoay tìm nguồn để rót vốn đầu tư”. Làm cho lãi suất huy động tăng liên tục. Thông thường tiền gửi tiết kiệm gồm 2 loại tiền gửi là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.

Để phân tích vốn huy động của Ngân hàng cần phân tích theo nhiều tiêu chí khác nhau mới có thể thấy rõ những mặt mạnh, những hạn chế trong công tác huy động vốn của Ngân hàng. Hình 9: Tỷ trọng từng loại tiền gửi tiết kiệm trong tổng TGTK - 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 16.000 6 tháng cuối năm 2007 6 tháng đầu năm 2008 6 tháng cuối năm 2008 TKPT Triệu đồng Tiền gửi TKKKH Tiền gửi TKCKH Tiền gửi tiết kiệm o Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là loại tiền gửi bị ràng buộc về thời gian rút tiền nên khó thu hút được khách hàng bên cạnh đó sự biến động của thị trường lãi suất tăng giảm không ổn định gây cho khách hàng tâm lý không an toàn. Nhưng thực tế vì yếu tố cạnh tranh để thu hút loại tiền gửi này với kỳ hạn dài, Ngân hàng vẫn cho phép rút tiền trước thời hạn nhưng khách hàng chỉđược hưởng lãi suất thấp hơn. Mục đích của khách hàng ở loại tiền gửi này là muốn sinh lời từ số tiền nhàn rỗi của mình vì vậy yếu tố lãi suất hợp lý là rất quan trọng. Tuy nhiên, do đặc tính tâm lý khách hàng ở mỗi

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy tăng trưởng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình Long Xuyên (Trang 37 - 49)