Triển vọng mở rộng hoạt động cho vay mua nhà trả góp

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua nhà trả góp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Trang 54 - 57)

Từ trước đến nay, nhiều người quan niệm sai lầm là chỉ có người nghèo mới mua hàng trả góp. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu thị trường mới nhất thì khuynh hướng này đã thay đổi và ngay cả những người có thu nhập cao cũng tham gia dịch vụ trả góp. Mua hàng dùng trước, trả tiền sau là xu hướng tiêu dùng đã được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Khi xã hội phát triển, mức thu nhập của người dân ổn định thì việc mua hàng trả góp mang ý nghĩa là mọi người đều bình đẳng trong việc thụ hưởng cuộc sống, chưa kể trả góp còn mang yếu tố tích cực là kích thích tiêu dùng, góp phần tăng trưởng kinh tế.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam luôn tăng trưởng ở mức cao, thu nhập của người dân tăng cao. Theo khảo sát của một ngân hàng cho biết, trong 10 người sống ở đô thị có tới 3 người có nhu cầu vay tiền mua nhà, đất mà chưa tìm được nguồn vốn. Những người này nếu tính đầy đủ các khoản thu nhập hoàn toàn có khả năng trả nợ ngân hàng trong vòng 10 năm sau khi vay.

Theo số liệu thống kê của Vụ kiến trúc Quy hoạch Xây dựng (Bộ xây dựng), tốc độ đô thị hóa của Việt Nam tăng mạnh, tỉ lệ đô thị hóa năm 2005 là 23,6%, năm 2006 là 25,8%, dự báo năm 2010 sẽ tăng lên 33% và đến năm 2025 sẽ đạt đến 45%.

Diện tích đất đô thị cũng sẽ tăng từ 105.000 ha hiện nay lên đến 460.000 ha vào năm 2020. Từ đó cho thấy, nhu cầu về nhà ở của người dân đô thị là

vô cùng lớn. Tính trung bình, mỗi năm Việt Nam phải phát triển thêm 35 triệu m2 nhà ở thì mới đạt 20 m2/người tại đô thị vào năm 2020, còn thấp xa so với con số 100m2/người của các nước phát triển.

Tại TP HCM còn khoảng 300 ngàn người đang sống trong các căn nhà ổ chuột, còn tại Hà Nội thì 2/3 số dân hiện đang sống ở mức mỗi người 3m2. Đó là chưa nói dự kiến vào năm 2025, dân số đô thị sẽ tăng lên mức 46 triệu người, gấp đôi mức hiện nay. Vì thế, nhu cầu về nhà ở sẽ còn lớn hơn nhiều.

Vào thời điểm chuyển giao từ năm 2006 sang năm 2007, trên các mặt báo thường có dòng chữ lớn: “Liệu thị trường bất động sản 2007 có ấm lên không? ”. Quả thật trải qua hai năm 2005 và 2006 “đóng băng” , thì cả những nhà đầu tư và nhiều khách hàng đến với thị trường bất động sản cũng mong ngóng có sự khởi sắc cho thị trường này khi năm mới 2007 đến.

Người bán và người mua bất động sản có đầy đủ lí do để tin vào một thị trường nhà đất sang năm mới sẽ sôi động hơn. Niềm tin đó là kết quả từ những sự kiện như: Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Hoa Kỳ thông qua Quy chế bình thường thương mại vĩnh viễn dành cho Việt Nam, Hội nghị các nhà tài trợ Việt Nam cũng cho thấy khả năng thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam năm 2007 là rất lớn. Thị trường Bất động sản theo đó cũng sẽ thu hút thêm nhiều nguồn vốn từ nước ngoài.

Không chỉ vậy, năm 2006, thị trường chứng khoán nở rộ, đem lại lượng tiền lãi lớn cho nhiều nhà đầu tư. Đã không ít nhà đầu tư chứng khoán muốn chuyển khoản tiền mạo hiểm của mình sang đầu cơ nhà đất tích trữ. Các chính sách “mở” cho phép Việt Kiều về mua nhà tại Việt Nam cũng góp phần củng cố cho niềm tin đó.

Thật vậy, Thị trường Bất động sản Việt Nam quý I/2007 nổi bật với không khí giao dịch sôi động và đến quý II/2007 thì Thị trường Bất động sản

sốt thực sự. Giá nhà đất tăng đến chóng mặt, có nơi tăng hơn 30% giá trước, có nơi 50%, hay 80%, và thậm chí là 100% giá thật. Các vụ giao dịch mua nhà tăng giá trị từ dưới 3 tỷ đồng lên tới 5 - 6 tỷ đồng. Nhưng người mua vẫn tiếp tục đổ xô mua, phần nào là do tâm lý sợ rằng không mua giờ mai còn tăng nữa. Chỗ này giá tăng thì chỗ khác giá cũng phải tăng theo. Và người mua vẫn chi trả được thì giá vẫn cứ tăng và mức giá nhà đất, căn hộ chưng cư cao cấp tăng vọt.

Các khoản đầu tư vào bất động sản luôn là số tiền lớn. Bởi vậy, các ngân hàng thương mại không muốn bỏ lỡ vũng trũng màu mỡ này. Liên tiếp các chương trình tín dụng được chào mời. Eximbank tung ra hai sản phẩm cho vay mua nhà, đất trả góp tại các dự án căn hộ cao cấp khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Sacombank kết với IFC triển khai khoản vay 500 tỷ đồng để đáp ứng nhu cầu cho vay mua, xây nhà mới. ABBank mua bảo hiểm cho sản phẩm YOUhousePlus - cho vay trả góp mua nhà, đất có thời hạn 30 năm, với hạn mức 90% tổng nhu cầu vốn và 80% tổng giá trị của tài sản đảm bảo. Techcombank công bố tài trợ khách hàng vay tiền mua căn hộ cao cấp thuộc dự án Sky Gardern 3 đồng thời giới thiệu gói dịch vụ tín dụng về nhà ở, trang thiết bị gia đình và xe ô tô. HDBank cho vay đến 100% giá trị căn nhà trong 30 năm nếu người vay có tài sản thế chấp khác ngoài căn hộ dự định mua. HABUBANK triển khai chương trình mua nhà đất trả góp dành cho cá nhân mua nhà ở và có hộ khẩu thường trú tại địa phương.

Thị trường bất động sản Việt Nam sau giai đoạn hình thành, phát triển với những động thái phức tạp, đầy kịch tính, bao gồm cả sự tiếp nối, lẫn đan xen do những cơn sốt nóng cũng như sự trầm lắng khá mạnh với dư âm dài, đã và đang tác động nhiều chiều đến đời sống kinh tế - xã hội ở không ít địa phương, cả thành thị, lẫn nông thôn. Tuy nhiên, về tổng thể và trung hạn, thị trường bất động sản Việt Nam là thị trường có nhiều tiềm năng phát triển và

đang từng bước hoàn thiện cùng với sự hoàn thiện của các thể chế thị trường Việt Nam. Tiềm năng phát triển thị trường bất động sản Việt Nam gắn liền với sự dồi dào của những nguồn quỹ đất công chưa giao, khó giao, đất xen kẽ, hoặc cần thu hồi đưa vào thị trường bất động sản (các công sở hoặc đất đã giao nhưng quá hạn mức hoặc sử dụng không đúng mục đích, kém hiệu quả, hay không triển khai, khai thác đúng thời hạn quy định).

Tiềm năng phát triển thị trường bất động sản còn liên quan đến việc nâng cao hệ số sử dụng đất trên cơ sở tăng năng suất, tận dụng không gian (xây nhà cao tầng), phát triển kết cấu hạ tầng (nhất là đường giao thông) và đẩy nhanh quá trình đô thị hóa.

Ngoài ra, tiềm năng phát triển thị trường bất động sản còn liên quan đến việc hoàn thiện chính sách khuyến khích góp quyền sử dụng đất để phát triển quỹ bất động sản cho thuê hoặc trực tiếp phục vụ phát triển sản xuất - kinh doanh của người sở hữu quyền sử dụng đất, chính sách mở cửa thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản trong nước, cũng như liên quan đến việc thay đổi chế độ hộ khẩu và đăng ký nhà đất (sổ đỏ...), quá trình sửa chữa, xây dựng các khu chung cư ở các thành phố, đô thị lớn.

Triển vọng về thị trường bất động sản đồng nghĩa với triển vọng phát triển của thị trường nhà ở. Đặc biệt, sự tăng nhanh chóng về nhu cầu và khả năng thanh toán của người dân về nhà ở do quá trình đô thị hóa, cải thiện thu nhập và yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống hứa hẹn một sự phát triển ngày càng sôi động trong hoạt động cho vay mua nhà trả góp.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua nhà trả góp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w