Thẩm định về sản phẩm và thị trường

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại Chi nhánh NHNo & PT NT Hoàn Kiếm (Trang 35 - 38)

- Giấy chứng nhận mã số thuế.

b.Thẩm định về sản phẩm và thị trường

Đời sống của sản phẩm quyết định đời dự án vì vậy tùy theo phạm vi tiêu thụ sản phẩm của dự án ( trong vùng, toàn quốc, hay xuất khẩu) cần lập bảng cân đối nhu cầu thị trường hiện tại và khả năng đáp ứng của các nguồn cung cấp hiện có ( kể cả sản phẩm tương tự được nhập khẩu) và xu hướng phát triển của các nguồn cung cấp. Từ đó đánh giá mức độ tham gia và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường mà dự án có thể đạt được. Nếu kết quả phân tích cho thấy triển vọng của thị trường chỉ mang tính nhất thời hay đang dần thu hẹp lại, cần thận trọng trong việc xem xét đầu tư cho dự án.

Thẩm định thị trường là sự xem xét các yếu tố có liên quan đến tính khả thi ở khía cạnh thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án bao gồm: Đặc tính sản phẩm của dự án; Khu

vực thị trường tiêu thụ; Nhu cầu của sản phẩm tiêu thụ trên thị trường và cung sản phẩm; Chiến lược cạnh tranh, tiếp thị và phân phối sản phẩm; Khả năng chiếm lĩnh thị trường của dự án:

• Sản phẩm: Thẩm đinh đặc tính sản phẩm của dự án được thực hiện chủ yếu ở hai phương diện:

- Loại sản phẩm: Xem sản phẩm tiêu thụ của dự án thuộc loại nào ( sản phẩm phục vụ cho sẩn xuất hoặc tiêu dùng, hay vừa phục vụ cho sản xuất vừa phục vụ cho tiêu dùng); sản phẩm thuộc mặt hàng chiến lược ( xi măng, dầu hoả, sắt thép…) hay hàng hoá thay thế nhập khẩu để từ đó biết được đối tượng khách hàng tiềm năng, chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước.

- Chu kỳ sản phẩm: Xem xét sản phẩm của dự án đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sản phẩm. Chu kì sản phẩm thường gồm 04 giai đoạn: Giai đoạn khởi đầu, giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn bão hoà, giai đoạn suy tàn.

• Khu vực thị trường: Thị trường được phân ra trong nước, nước ngoài (Nếu dự án có xuất khẩu). Thẩm định khu vực thị trường là xem xét, sản phẩm dịch vụ của dự án đó có được tiêu thụ trong nước, nươcs ngoài hay tiêu thụ ở cả hai khu vực.

- Đối với thị trường trong nước: Xem xét sản phẩm dịch vụ của dự án có khả năng tiêu thụ ở vùng nào (Đồng bằng, miền núi, thành thị hay nông thôn…) và tiềm năng phát triển của những vùng đó như thế nào trong tương lai.

- Đối với thị trường xuất khẩu: Sản phẩm của dự án có đủ tiêu chuẩn xuất khẩu hay không? Khu vực thị trường nước nhập khẩu sản phẩm của dự án có ổn định không? Sản phẩm cùng loại ở Việt Nam đã thâm nhập vào thị trường xuất khẩu dự kiến chưa? Và kết quả mà nó đạt được như thế nào? Tính cạnh tranh của sản phẩm dự án tại các nước nhập khẩu ký hợp đồng bao tiêu? Xem xét cơ chế hỗ trợ xuất khẩu, các hiệp định thương mại, thuế xuất ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của sản phẩm dự án.

• Thẩm định nhu cầu sản phẩm tiêu thụ trên thị trường

- Đánh giá xem xét về nhu cầu của sản phẩm , dịch vụ đầu ra của phương án trên thị trường ở thời điểm hiện tại như thế nào?

- Xác định tổng nhu cầu hiện tại về sản phẩm, dịch vụ đầu ra của phương án được dự tính là bao nhiêu?

- Tổng nhu cầu trong tương lai đối với sản phẩm dịch vụ đầu ra của phương án dự tính trong khoảng bao nhiêu?

- Mức tiêu thị gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng sản xuất sản phẩm dự tính là bao nhiêu?

- Bao nhiêu phần trăm về khả năng sản phẩm phương án có thể bị thay thế bởi các sản phẩm khác cùng loại.

• Đánh giá về cung sản phẩm

- Năng lực sản xuất và cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm phương án như thế nào? Các nhà sản xuất trong nước đó đáp ứng bao nhiêu phần trăm và phải nhập khẩu bao nhiêu?

- Mức độ biến động dự đoán của thị trường trong tương lai khi có các phương án khác, đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của phương án như thế nào?

- Sản lượng nhập khẩu trong những năm qua là bao nhiêu? Dự kiến khả năng nhập khẩu trong thời gian tới là bao nhiêu?

- Tổng mức cung dự kiến và tốc độ tăng trưởng về tổng cung sản phẩm, dịch vụ này sẽ là bao nhiêu?

• Đánh giá dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của phương án

- Theo như những ươc tính trên thì mức độ sản xuất và tiêu thụ hàng năm của khách hàng vay vốn là bao nhiêu?

- Khách hàng liệu có thể kịp thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu phương án có nhiều loại sản phẩm để phù hợp với tình hình thị trường?

- Mức độ biến động về giá bán sản phẩm này trên cơ sở tháng/ quý/năm là bao nhiêu?

• Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của phương án - Khách hàng cần bao nhiêu nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm.

- Có bao nhiêu nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào? Họ là những khách hàng có quan hệ từ trước hay mới thiết lập? Khả năng cung ứng và mức độ tín nhiệm của họ như thế nào?

- Chính sách nhập khẩu đối với các nguyên vật liệu đầu vào ( nếu có) như thế nào? - Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào, tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu?

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại Chi nhánh NHNo & PT NT Hoàn Kiếm (Trang 35 - 38)