Những thuận lợi từ tác động của chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách tài chính – tín dụng nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 38 - 41)

Vốn là một trong yếu tố sản xuất cơ bản. Thời gian qua, chính sách tín dụng có nhiều đổi mới rất cơ bản, đã góp phần tạo môi trờng và điều kiện thuận lợi hơn cho khu vực kinh tế t nhân nói chung và các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp nói riêng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này thể hiện qua những điểm sau:

- Chính sách lãi suất trong những năm qua đã đổi mới rất mạnh mẽ. Trớc năm 1993 là thời kỳ ngân hàng Nhà nớc quy định các mức lãi suất tiền gửi và tiền vay cụ thể có sự phân biệt lãi suất giữa các thành phần kinh tế để các ngân hàng th- ơng mại thực hiện, cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nớc thấp hơn doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Đến tháng 10/1993, ngân hàng Nhà nớc vẫn quy định các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể đồng thời vừa cho phép các tổ chức tín dụng cho vay theo lãi suất thoả thuận vợt mức lãi suất cho vay cụ thể. Lãi suất cho vay doanh nghiệp Nhà nớc là 1,8%/tháng, lãi suất cho vay kinh tế hoạt động theo Luật doanh nghiệp 2,1%/tháng. Do cộng thêm cơ chế cho vay theo lãi suất thoả thuận, các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp đã phải chịu một mức lãi suất rất cao từ 3,0% - 3,5%/tháng. Cơ chế này quy định, nếu vốn huy động mà không đủ cho vay thì cho vay với lãi suất cao hơn mức 2,1% trên cơ sở thoả thuận với khách hàng. Đến năm 1996 trở đi thực hiện chính sách khống chế mức lãi suất cho vay tối đa hay nói cách khác là thực hiện chính sách trần lãi suất và xoá bỏ sự phân biệt tín dụng giữa các thành phần kinh tế. Tháng 12/1997, Luật Ngân hàng Nhà nớc và Luật các tổ chức tín dụng ra đời đánh dấu một bớc phát triển hoạt động tín dụng. Kể từ ngày 2/8/2000, ngân hàng Nhà nớc chuyển sang điều hành theo lãi suất cơ bản. Lãi suất cơ bản là lãi suất do ngân hàng Nhà nớc công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Căn cứ vào lãi suất cơ bản các tổ chức tín dụng chủ động quyết định lãi suất cho vay theo quan hệ với khách hàng, theo diễn biến của thị trờng. Những cải cách chính sách lãi suất trên đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Khối lợng tín dụng cho khu vực kinh tế t nhân đã ngày một tăng.

Bảng 2.10. Tỷ trọng tín dụng cung ứng cho các khu vực kinh tế Đơn vị: %

1997 1998 1999 2000 2001 2002

Tổng tín dụng 100 100 100 100 100 100

- Tín dụng cho doanh nghiệp Nhà nớc

49,6 52,4 48,2 44,9 42,1 39,6 - Tín dụng cho khu vực kinh

tế t nhân

50,4 47,6 51,8 55,1 57,9 60,4

Nguồn: Ngân hàng thế giới, 2003

- Cải cách hệ thống Ngân hàng, mở rộng và phát triển hệ thống thu hút và cung ứng vốn qua các ngân hàng thơng mại, ngân hàng cổ phần, ngân hàng nớc ngoài. Các ngân hàng cổ phần tỏ ra là nguồn chính phục vụ cho khu vực t nhân trong nớc, là khu vực chiếm phần lớn trong tín dụng từ những ngân hàng này. Tính đến thời điểm hiện nay, đã có 4 ngân hàng thơng mại quốc doanh, 48 ngân hàng thơng mại cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh với nớc ngoài, 28 chi nhánh ngân hàng nớc ngoài tại Việt Nam.

- Phát triển các công ty cho thuê tài chính. Hiện nay, Việt Nam có 8 công ty cho thuê tài chính trong đó có 1 công ty liên doanh, 2 công ty 100% vốn nớc ngoài và 5 công ty là các đơn vị của các ngân hàng thơng mại Nhà nớc. Trong năm 2001, giá trị của tài sản thuê mua là hơn 2 nghìn tỷ đồng.

- Cho phép các doanh nghiệp huy động vốn bằng phát hành trái phiếu, cổ phiếu để bổ sung vốn cũng nh vay vốn nớc ngoài.

- Hình thành và phát triển thị trờng chứng khoán. Tháng 7/2000, trung tâm giao dịch chứng khoán ở thành phố Hồ Chí Minh đã đợc thành lập và đi vào hoạt động.

- Thành lập một số hình thức hỗ trợ nh quỹ hỗ trợ đầu t quốc gia, quỹ bảo lãnh tín dụng và quỹ cho vay theo các chơng trình hỗ trợ phát triển.

Đa dạng hoá các tổ chức tín dụng, các hình thức tín dụng và xoá bỏ sự phân biệt lãi suất cho vay đối với các thành phần kinh tế đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn trong và ngoài nớc. Ngoài ra việc Nhà nớc chuyển nguồn vốn ngân sách từ chủ yếu đầu t mua sắm vật t, thiết bị cho các doanh nghiệp Nhà nớc sang đầu t vào kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội cũng đã tạo môi trờng thuận lợi hơn cho khu vực kinh tế t nhân nói chung và các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp nói riêng tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách tài chính – tín dụng nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 38 - 41)