Về cơ sở pháp lý.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính để thực hiện khoán chi hành chính và cơ chế tự trang trải (Trang 44 - 48)

III/ Những điều kiện cần thiết để thực hiện các giải pháp tài chính đã đề ra.

2/Về cơ sở pháp lý.

Để thực hiện khoán chi hành chính và cơ chế tự trang trải, trớc hết cần tạo dựng cơ sở pháp lý cho các cơ chế đó hoạt động đợc thuận lợi. Thực hiện khoán chi hành chính và cơ chế tự trang trải là vấn đề phức tạp, nhạy cảm đòi hỏi phải có sự thống nhất về t tởng và hành động; cần có sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ đảng, sự tham gia tích cực, nhiệt tình và chủ động của bộ máy quản lý nhà n- ớc, của các tổ chức Công đoàn, của toàn thể công chức nhà nớc. Cần thống nhất quan điểm và nhận thức về mục tiêu quan trọng của các cơ chế này là góp phần tiết kiệm chi NSNN, tăng thu nhập cho công chức trong điều kiện hiện nay. Các vấn đề khác về bộ máy, biên chế, lao động dôi d... phải giải quyết đồng bộ bằng cơ chế, chính sách và các giải pháp tổng thể khác có liên quan.

Đồng thời, cần lờng trớc và chuẩn bị các giải pháp để xử lý những vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thực hiện nh có sự thay đổi về tổ chức (sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể), thay đổi, bổ sung chức năng nhiệm vụ, thay đổi giá cả, chính sách và chế độ tiền lơng...

Thực hiện khoán chi hành chính và cơ chế tự trang trải đòi hỏi cần phải điều chỉnh, bổ sung một số qui định của pháp luật hiện hành cho phù hợp với hệ thống bộ máy hành chính nhà nớc và yêu cầu cải cách hành chính, cụ thể nh thủ tục cấp phát NSNN, kiểm soát chi, thanh quyết toán và xử lý kinh phí giao thời giữa hai niên độ ngân sách. Đồng thời, các quy định về tổ chức bộ máy nhà nớc, về thẩm quyền của các cấp, các ngành và về quyền lợi của cán bộ, công chức và ngời lao động cũng cần có những điều chỉnh phù hợp. Vì vậy, cần phải rà soát và xem xét lại các quy định luật pháp hiện hành có liên quan tới việc thực hiện các

cơ chế đó, đặt biệt là cơ chế quản lý tài chính hiện hành để từ đó có những điều chỉnh thích hợp, tạo dựng cơ sở pháp lý để thực hiện các cơ chế mới trong mối quan hệ với các quy định về luật pháp hiện hành.

Khoán chi đối với các đơn vị hành chính và cơ chế tự trang trải đối với đơn vị sự nghiệp là hình thức mới, chuyển đổi cơ bản về quy trình, cách thức quản lý tài chính hiện nay. Mục tiêu chính là thực hiện cải cách hành chính trong bộ máy nhà nớc tạo ra bộ máy gọn nhẹ, nâng cao năng lực, nâng cao hiệu quả, tiết kiệm chi tiêu... Đây là phơng thức quản lý đang đợc nghiên cứu áp dụng mà trớc mắt là thí điểm ở một số đơn vị để trên cơ sở đó hoàn thiện quy chế, áp dụng cho diện rộng trên toàn đất nớc. Do vậy, để đạt đợc mục tiêu, việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý là khâu quan trọng hàng đầu

Những vấn đề cần đổi mới trên một số lĩnh vực nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện khoán chi và cơ chế tự trang trải bao gồm:

2.1/ Những văn bản cho phép thực hiện đối với từng cơ chế:

Đối với cơ chế khoán chi hành chính: Để thực hiện thí điểm khoán chi

hành chính, cần có văn bản pháp quy đủ thẩm quyền cho phép thực hiện thí điểm khoán chi và quy định các vấn đề cơ bản về cơ chế khoán chi. Trớc mắt, cần có Quyết định của Thủ tớng Chính phủ về việc thực hiện khoán chi hành chính, trên cơ sở đó, các Bộ, ngành và cơ quan Trung ơng sẽ tuỳ theo chức năng và nhiệm vụ của mình ban hành các văn bản hớng dẫn thực hiện (đặc biệt là các văn bản h- ớng dẫn của Bộ Tài chính về quy trình giao khoán và thanh, quyết toán kinh phí giao khoán).

Để chuyển sang giai đoạn triển khai mở rộng, cần ban hành Nghị định của Chính phủ về việc triển khai mở rộng. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy có liên quan để cơ chế đợc thực hiện một cách thông suốt. Từng bớc hoàn thiện hệ thống định mức, tiêu chuẩn về tài chính, về lao động để từng bớc xây dựng về mức kinh phí, biên chế giao khoán một cách khoa học, sát thực.

Đối với cơ chế tự trang trải: cần ban hành văn bản quy định về cơ

chế tự trang trải ở đơn vị sự nghiệp có thu. Hiện nay ở một số đơn vị sự nghiệp đã và đang tồn tại việc phát sinh các khoản thu từ việc cung cấp dịch vụ công cộng đã đợc hoặc cha đợc các cơ quan quản lý cho phép. Trong thực tế những khoản thu này tồn tại khách quan trong điều kiện chuyển đổi và phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Song về cơ chế, nếu vẫn thực hiện các quy định về sử dụng nguồn thu nh hiện hành thì sẽ không khuyến khích đợc các đơn vị trong việc tiết

kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu, tăng cờng khai thác nguồn thu... Vì vậy, cần thiết phải có văn bản quy định riêng về cơ chế tự trang trải.

Đồng thời, phải sớm hoàn thiện hệ thống giá dịch vụ để khuyến khích các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự trang trải nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lợng sản phẩm, dịch vụ cung cấp, giảm chi phí hoạt động. Các cơ quan quản lý nhà nớc phải xác định mức giá, phí dịch vụ mà các đợn vị sự nghiệp đợc phép thu theo hớng khuyến khích đơn vị phấn đấu tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động.

2.2/ Trong lĩnh vực tài chính:

Thực hiện khoán chi hành chính và cơ chế tự trang trải sẽ có những vớng mắc so với các quy định hiện hành về quản lý tài chính đòi hỏi phải tháo gỡ, cụ thể là các vấn đề sau:

=> Vấn đề cấp phát và thanh, quyết toán kinh phí theo dự toán đợc duyệt và theo mục lục ngân sách hiện hành (để đơn vị có thể chủ động sử dụng kinh phí, chuyển đổi mục đích sử dụng theo các mục chi đã đợc quy định).

=> Vấn đề thực hiện và quyết toán những khoản chi khoán đã có tiêu chuẩn, định mức (để đơn vị có thể chủ động, linh hoạt trong việc quyết định mức chi đối với các nội dung chi đã có định mức, tiêu chuẩn).

=> Vấn đề thực hiện theo niên độ ngân sách đối với phần kinh phí tiết kiệm đợc (để có thể thực hiện việc chuyển kinh phí cha sử dụng sang năm sau).

=> Vấn đề kiểm soát chi, thanh tra, kiểm tra...( để đơn vị không gặp khó khăn trong việc thực hiện các quyền của mình đợc quy định đối với cơ chế khoán chi và tự trang trải).

=> Vấn đề tiền lơng và phân phối thu nhập (để đơn vị thực hiện quyền chủ động quyết định phân phối thu nhập đối với phần kinh phí tiết kiệm hoặc phần thu vợt so với mức giao tự trang trải trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của cán bộ, công chức và ngời lao động theo quy định).

2.3/ Trong lĩnh vực tổ chức và biên chế:

Những vấn đề nổi cộm cần tháo gỡ, cho phép thực hiện cơ chế đặc thù trong lĩnh vực này gồm:

=> Vấn đề thẩm quyền sắp xếp tổ chức, phân công lao động trong cơ quan, đơn vị (để đơn vị thực hiện quyền sắp xếp, tổ chức và phân công lại lao động, thực hiện tinh giản biên chế).

=> Vấn đề thẩm quyền quyết định về biên chế và tổ chức nội bộ cơ quan, đơn vị, quyết định về các bộ phận cấu thành, cải tiến quy trình thủ tục nghiệp vụ trên cơ sở bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ và chất lợng công việc.

Thực hiện khoán chi hành chính có thể làm thay đổi mô hình, cơ cấu tổ chức bộ máy của đơn vị quản lý hành chính, sự nghiệp, thay đổi các mối quan hệ nghiệp vụ, các quy trình công tác hành chính và nghiệp vụ theo chiều hớng tinh giản và gọn nhẹ. Vì vậy, cần có các giải pháp về tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị thực hiện và lờng trớc, chuẩn bị cho cơ chế vận hành các mô hình tổ chức mới. Cần xem xét và giải quyết các chế độ đối với ngời lao động do khoán chi hành chính đòi hỏi hoặc góp phần thúc đẩy khoán chi hành chính nh giải quyết l- ơng, nâng lơng sớm trớc hạn cho ngời lao động tình nguyện nghỉ hu trớc thời hạn, có chính sách cơ chế hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao hoặc tạo chỗ làm việc mới.

Về tổ chức đối với đơn vị hành chính thực hiện khoán chi và đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự trang trải, thủ trởng các đơn vị phải đợc giao quyền quyết định về tổ chức của đơn vị mình, sắp xếp lại các bộ phận cấu thành (các phòng, ban...) đảm bảo gọn nhẹ và đáp ứng nhu cầu công việc.

Về quyền lợi và trách nhiệm cán bộ, công chức và ngời lao động:

Thực hiện khoán chi hành chính và cơ chế tự trang trải sẽ tác động trực tiếp tới cơ chế quản lý hiện hành, tới quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ, công chức. Do vậy, một trong những nội dung tạo dựng cơ sở pháp lý là phải có các quy định đặc thù để thực hiện Pháp lệnh Cán bộ, Công chức trong thời gian thí điểm và phải tiếp tục nghiên cứu sửa đổi Pháp lệnh, thay đổi quan niệm và cách nhìn nhận, đánh giá về cán bộ, công chức với các viên chức và nhân viên khác.

Theo quy định của pháp lệnh cán bộ, công chức (Điều 1): những công dân Việt nam, trong biên chế và hởng lơng từ ngân sách nhà nớc đều là cán bộ, công chức. Nh vậy, những điều kiện quan trọng để trở thành cán bộ, công chức là ngời đó phải trong biên chế nhà nớc và đợc hởng lơng từ ngân sách nhà nớc. Trong khi đó, các chế độ chính sách quy định đối với lao động ngoài khu vực nhà nớc hiện nay còn thiếu nhiều và cha hoàn thiện. Do vậy, ngời lao động thờng có cảm nhận không đợc đối xử bình đẳng nh là đối với cán bộ, công chức nhà nớc.

Khi thực hiện khoán chi trong các đơn vị hành chính sẽ dẫn tới việc d thừa lao động do bố trí lại và sử dụng lao động có hiệu quả hơn. Do đó, cần thiết phải thực hiện tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức trong cơ quan.

Nếu pháp lệnh công chức không đợc sửa đổi, quyền lợi của ngời lao động không đợc đảm bảo thì khó có thể thực hiện đợc việc giảm biên chế.

Để thúc đẩy việc tinh giản biên chế, cần phải ban hành văn bản (ở cấp Chính phủ hoặc Thủ tớng Chính phủ) quy định về quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ, công chức thuộc diện giảm biên chế, trong đó có cả trờng hợp do thực hiện khoán chi hành chính. Đối với đối tợng là cán bộ, công chức thôi làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nớc chuyển sang các cơ quan ngoài nhà nớc phải quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm, các quy định đó phải có tính khuyến khích, quyền lợi đợc hởng phải không thấp hơn so với khi họ vẫn là cán bộ, công chức nhà nớc.

2.4/ Đối với lao động dôi d.

Quá trình thực hiện khoán chi hành chính và cơ chế tự trang trải sẽ dẫn đến việc sắp xếp, hợp lý hoá về bộ máy tổ chức của các đơn vị và làm dôi d một số lợng cán bộ, công chức. Việc giải quyết đối với cán bộ, công chức dôi d nên thực hiện theo các hớng khuyến khích chuyển sang làm việc ở các đơn vị, tổ chức không sử dụng biên chế và kinh phí ngân sách nhà nớc hoặc nghỉ chế độ. Không đợc sử dụng chỉ tiêu biên chế của các cơ quan thực hiện khoán chi để tăng chỉ tiêu biên chế cho các cơ quan không thực hiện khoán (đối với bản thân cán bộ, công chức thì có thể chuyển nếu đơn vị mới có yêu cầu nhng về chỉ tiêu biên chế thì không lấy chỉ tiêu của các đơn vị để bù trừ). Đồng thời, có chế độ đãi ngộ thích đáng đối với các trờng hợp chuyển đổi công việc hoặc nghỉ chế độ.

Kiến nghị về chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức trong quá trình sắp xếp tổ chức, phân công lại lao động trong các đơn vị thực hiện khoán chi và cơ chế tự trang trải:

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính để thực hiện khoán chi hành chính và cơ chế tự trang trải (Trang 44 - 48)