Đánh giá về quy trình lập kế hoạch sản xuất kinhdoanh hiện tại của tổng công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh tại tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam (Trang 61 - 63)

5, Đánh giá công tác lập và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của tổng công ty

5.1 Đánh giá về quy trình lập kế hoạch sản xuất kinhdoanh hiện tại của tổng công ty

4.2.3 Thực trạng hệ thống thông tin, hệ thống các chỉ tiêu chỉ số phục vụ cho công tác thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cho công tác thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty

Hiện tại Tổng công ty vẫn chưa có bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin, xử lý thông tin, hệ thống thông tin bằng đường truyền internet hay mạng Lan nội bộ cũng chưa được triển khai. Các thông tin về thị trường nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ, tình hình sản xuất kinh doanh mới chỉ được thu thập và tổng kết một cách nhỏ lẻ, không thường xuyên liên tục, chưa có sự phân tích sâu sắc. Thông tin thường được trình bày dưới dạng các văn bản, công văn từ Tổng công ty tới từng đơn vị thành viên. Chính hệ thống thông tin chưa được đổi mới gây cản trở, chậm trễ trong quá trình nắm bắt, trao đổi thông tin giữa các đơn vị thành viên cũng như với Tổng công ty. Trong thời kì bùng nổ thông tin như hiện nay, thông tin thu thập được không những cần phải nhanh mà còn phải có độ chính xác cao từ đó mới đưa ra được những quyết định đúng đắn.

Hệ thống các chỉ tiêu chỉ số còn giản đơn; chủ yếu là các chỉ số về số lượng các sản phẩm được sản xuất ra mỗi loại, chưa có hệ thống chỉ tiêu chuẩn để phục vụ cho công tác theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.

5, Đánh giá công tác lập và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của tổng công ty kinh doanh của tổng công ty

5.1 Đánh giá về quy trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hiện tại của tổng công ty tổng công ty

5.1.1 Ưu điểm

• Về quy trình lập kế hoạch:

- Qua quy trình lập kế hoạch của Tổng công ty được trình bày ở trên có thể thấy rằng quy trình lập kế hoạch mang tính hệ thống và khoa học , từ trên xuống( từ định hướng của Bộ công nghiệp, hướng dẫn xây dựng kế hoạch của Tổng công ty, bản kế hoạch dự kiến của các đơn vị) và từ dưới lên( từ bản kế hoạch dự kiến của các đơn vị, đến xây dựng kế hoạch sản xuất tổng thể cho Tổng công ty, rồi trình Bộ phê

duyệt, sau đó tiến hành triển khai đến các đơn vị). Trong từng bước của quy trình đã phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cấp kế hoạch và có sự phối hợp hoạt động giữa các cấp kế hoạch trong công tác lập kế hoạch của Tổng công ty.

- Quy trình lập kế hoạch đã bao gồm các bước cơ bản nhất, tuần tự. Quy trình đi từ bước lập kế hoạch sản xuất tổng thể đến kế hoạch chỉ đạo sản xuất, trong quá trình thực hiện có kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu đề ra của Tổng công ty từ đó giúp các đơn vị hoàn thành kế hoạch được giao.

- Các chỉ tiêu trong bản kế hoạch sản xuất được lập cũng dựa trên cơ sở cân đối với những chỉ tiêu về năng lực sản xuất, cân đối với nhu cầu vốn đầu tư phát triển. Điều này cho thấy là kế hoạch sản xuất của Tổng công ty đã có sự liên kết với các kế hoạch khác như: kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư phát triển.

- Bộ máy chuyên môn, nghiệp vụ kế hoạch của Tổng công ty cũng được thực hiện theo từng cấp nhằm điều hành công tác kế hoạch ở từng cấp. Tại cấp tổng công ty và cấp đơn vị thành viên cũng đã có các chức danh đối với cán bộ kế hoạch, thể hiện tốt sự phân công và chịu trách nhiệm của từng thành viên đối với công tác quản lý và điều hành kế hoạch.

- Phương pháp lập kế hoạch sản xuất của công ty đơn giản, không mất nhiều thời gian và kinh phí, tận dụng được tối đa những kinh nghiệm của cán bộ làm kế hoạch.

- Công tác đánh giá kế hoạch được thực hiện thường xuyên và có điều chỉnh kịp thời ở bản kế hoạch điều chỉnh sản xuất. Điều này cho thấy sự nhạy bén và linh động của Tổng công ty trong việc ứng phó với những thay đổi thất thường của thị trường, khắc phục được nhược điểm cứng nhắc của công tác lập kế hoạch trong giai đoạn kế hoạch hóa tập trung.

• Về căn cứ lập kế hoạch: Các căn cứ xây dựng kế hoạch của Tổng công ty được xác định khá đầy đủ, đảm bảo tính khả thi của các chỉ tiêu kế hoạch như: định hướng của Bộ, mục tiêu phát triển của Tổng công ty, năng lực sản xuất, dự báo nhu cầu thị trường.

5.1.2 Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm trong công tác lập kế hoạch sản xuất ở Tổng công ty nêu trên thì vẫn có những hạn chế sau:

- So sánh với quy trình chuẩn, quy trình lập kế hoạch sản xuất của Tổng công ty còn thiếu khâu lập kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu, kế hoạch tiến độ sản xuất. Đây là hạn chế lớn bởi cứ đến cuối năm mà thấy không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch thì lại xin điều chỉnh kế hoạch, từ đó không tạo động lực cho các đơn vị tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn mà chỉ trông chờ vào điều chỉnh kế hoạch

- Kế hoạch điều chỉnh sản xuất chỉ chú trọng vào khâu điều chỉnh các mục tiêu kế hoạch, theo như lý thuyết đây là bước điều chỉnh sau cùng khi những bước điều chỉnh về tổ chức bộ máy kế hoạch và những điều chỉnh về giải pháp thực hiện là không có hiệu lực.

- Phương pháp xác định các chỉ tiêu kế hoạch còn mang màu sắc chủ quan nhiều, tính chính xác không cao. Những kinh nghiệm của cán bộ kế hoạch không thể đảm bảo việc tính toán sẽ chính xác. Nếu tính toán không chính xác sẽ không dự trù chính xác được nguyên vật liệu đầu vào từ đó gây thất thoát lãng phí.

- Quy trình lập kế hoạch chưa xây dựng nhiều phương án kế hoạch phù hợp với từng biến động dự báo của thị trường từ đó chưa lựa chọn được phương án sản xuất tối ưu.

- Mặc dù trong quy trình lập kế hoạch đã có sự phối hợp giữa các cấp lập kế hoạch, đã có sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng nhưng sụ phối hợp này chỉ mang tính hình thức, còn lỏng lẻo, chưa phối hợp sâu sát, chủ yếu mang tính mệnh lệnh hành chính.

•Về căn cứ lập kế hoạch:

- Các dự báo về thị trường chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của nhân viên kế hoạch, không có dự báo khoa học chính xác

- Khâu xác định các căn cứ lập kế hoạch tuy được đánh giá là đầy đủ và hợp lý nhưng việc vận dụng các căn cứ này vào để tính toán các chỉ tiêu kế hoạch còn nhiều yếu kém và bất cập.

- Công tác dự báo nhu cầu nguyên vật liệu không được chú trọng. Vì ngành công nghiệp ô tô còn là ngành công nghiệp non trẻ ở trong nước, đi từ sửa chữa quy mô nhỏ lên gia công, lắp ráp. Vì vậy các nguyên vật liệu, linh kiện chủ yếu được nhập từ nước ngoài về. Thế nhưng công tác dự báo nhu cầu nguyên vật liệu vẫn chưa được quan tâm đúng mức, từ đó dẫn đến việc lãng phí các nguyên vật liệu, không tận dụng được cơ hội nhập các nguyên vật liệu với giá rẻ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh tại tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w